Tỉnh thành VN > Hải Phòng > Quận Kiến An > Đường Lê Duẩn

Đường Lê Duẩn, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng

Thông tin tổng quan về Lê Duẩn, Kiến An, Hải Phòng

Lê Duẩn là tên một tuyến đường chạy trên địa phận phường Quán Trữ và phường Bắc Sơn, quận Kiến An, T. p Hải Phòng.
Đường có chiều dài 2. 150m, rộng 30m, vỉa hè mỗi bên 7m. Điểm đầu tại Ngã 6 Quán Trữ, qua các đơn vị trực thuộc Cục Chính trị Quân khu III, điểm cuối nối vào đường Hoàng Thiết Tâm (ngay cổng vào doanh trại Quân khu 3).
Một số địa điểm nổi bật trên đường:
  • Bảo tàng Quân Khu 3
  • Đội Y Học Dự Phòng Cục Hậu Cần Quân Khu 3
  • Tòa Án Quân Sự Quân Khu 3
  • Trường Cao Đẳng Nghề Số 3
  • Công Ty Cp Bia hơi Hà Nội - Hải Phòng
  • Công ty TNHH bao bì Voion
Tên đường có từ năm 1975. Đây cũng là một đoạn của Tỉnh lộ 360, tuyến đường huyết mạch nối khu trung tâm thành phố Hải Phòng với huyện An Lão.
Đường phố giao cắt: Trường Chinh, Trần Nhân Tông, Cựu Viên, Mạc Kính Điển...
Địa điểm nổi bật gần đó: Chợ Bến Phà.
Lê Duẩn là ai?
Lê Duẩn (7 tháng 4 năm 1907 – 10 tháng 7 năm 1986) là một chính trị gia xuất sắc của Việt Nam, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1976, Tổng Bí thư thứ 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1976 tới năm 1986. Lê Duẩn là Tổng Bí thư có thời gian nhiệm kì lâu nhất với 25 năm, 303 ngày. Theo một số nhận định khi Việt Nam thống nhất, Lê Duẩn là nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng lớn nhất tới chính trị Việt Nam Khi ông còn tại vị.
Quá trình hoạt động cách mạng của ông.

Năm 1928, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Năm 1930 kết nạp vào đang và là một trong những Đảng viên đầu tiên của Đảng.

Năm 1931, đồng chí là uỷ viên Ban Tuyên huấn Xứ uỷ Bắc Kỳ và cũng cùng năm đó, đồng chí bị địch bắt tại Hải Phòng, bị phán án 20 năm tù cấm cố và lần lượt bị giam ở các nhà tù Hà Nội, Sơn LaCôn Đảo. Ở các nhà tù này, đồng chí tham gia các cuộc đấu tranh chống chế độ giam cầm hà khắc và tổ chức việc học tập chính trị.

Năm 1936, do cuộc đấu tranh của nhân dân ta và toàn thắng ở Mặt trận Bình dân Pháp, chính quyền pháp ở Đông Dương buộc phải trả tự do cho nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam, trong đó có đồng chí Lê Duẩn. Ông tiếp tục tham gia các hoạt động cách mạng.

Năm 1938, đồng chí Lê Duẩn giữ chức Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ và từ đó đến năm 1939, hoạt động đầy nhiệt huyết của đồng chí góp phần quan trọng đưa tới cao trào đấu tranh sôi nổi trọng cả nước.

Năm 1939 đồng chí được bầu làm Uỷ viên Trung ương Đảng.

Năm 1940, đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn, bị phán án mười năm tù và đày đi Côn đảo lần thứ hai cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, đồng chí được Đảng và Chính phủ đưa về đất liền, tham gia cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Năm 1946, ông ra Hà Nội hoạt động, góp phần cùng Trung ương Đảng chuẩn bị cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. Cuối năm đó, đồng chí được Bác Hồ và Trung ương Đảng cử vào chỉ huy cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Vào Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

Vào năm 1946 đến 1954, ông làm Bí thư Xứ uỷ, rồi Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Từ năm 1954 đến 1957, sau khi Hiệp ước Giơnevơ được ký kết, đồng chí trở vào miền Nam làm Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ.

Năm 1958, Trung ương bầu đồng chí vào Ban Bí thư và chỉ đạo công việc của Ban Bí thư. Năm 1960 tại Đại hội lần thứ III, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, cũng trong Đại hội này, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất.

Qua 15 năm trên cương vị này, đồng chí cùng với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng giữ gìn đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp sức và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo toàn dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đánh thắng giặc Mỹ xâm lăng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976) và lần thứ V (tháng 3 năm 1982), đồng chí Lê Duẩn được cử vào Ban Chấp hành Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị, đảm nhiệm chức Tổng Bí thư.

Đồng chí Lê Duẩn giữ chức đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá VII.

Đồng chí Lê Duẩn mất 10/7/1986. Tên của ông được đặt cho nhiều tuyến đường ở các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Trị, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Nghệ An, Huế....


Đường phố cùng tên Lê Duẩn:

Hình ảnh về Lê Duẩn, Kiến An, Hải Phòng


Hình ảnh đường phố Lê Duẩn - Quận Kiến An

Ảnh đường phố Lê Duẩn - Quận Kiến An - Hải Phòng

Một bức ảnh về đường phố Lê Duẩn - Quận Kiến An

Ảnh mới nhất về đường phố Lê Duẩn - Quận Kiến An - Hải Phòng

Dự án bất động sản tại Đường Lê Duẩn, Kiến An - Hải Phòng


Khu đô thị mới Cựu Viên
Đường Lê Duẩn, Phường Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng

Tinh Thành Quốc tế
Khu đô thị Cựu Viên, đường Lê Duẩn, Phường Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng

Đường Lê Duẩn gần với đường phố nào?

Vị trí Lê Duẩn

Chi nhánh / cây ATM tại Lê Duẩn, Kiến An, Hải Phòng

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Đường Lê Duẩn - Quận Kiến An - Hải Phòng

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1SHBChi nhánh Quỹ tiết kiệm Lê DuẩnSố 20 Lê Duẩn, tổ 52 phường Quán Trứ, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng
2MBBankPhòng Giao dịch Kiến AnSố 236, Lê Duẩn, Bắc Sơn, Quận Kiến An, Hải Phòng

Cây ATM ngân hàng ở Đường Lê Duẩn - Quận Kiến An - Hải Phòng

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1MBBankBTL Quân khu 3Bộ tư lệnh Quân khu 3, đường Lê Duẩn, Phường Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng
2MBBankQuân khu 3 Hải PhòngQuân khu 3 Hải Phòng, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng
3MBBankTiểu đoàn 16 Trung đoàn 603Tiểu đoàn 16 - Trung đoàn 603 - Lê Duẩn - Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng

Ghi chú về Lê Duẩn

Thông tin về Đường Lê Duẩn, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Lê Duẩn, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lê Duẩn, Kiến An, Hải Phòng