Tỉnh thành VN > Kon Tum > Thành phố Kon Tum > Phường Trường Chinh

Phường Trường Chinh, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum

Thông tin tổng quan về Trường Chinh, Kon Tum, Kon Tum

Trường Chinh là 1 phường của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

UBND tp Kon Tum: 0603.862.431
Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Sở Y Tế tỉnh Kon Tum: 060.3862573
Sở thương mại – du lịch Kon Tum: +84 60 3862 508
Bến Xe Liên Nội Tỉnh Kon Tum: +84 60 3862 205

Đía lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 519,51ha
Tổng số dân: 9756 người (2004)
Đơn vị hành chính: 8 (05 tổ dân phố và 03 thôn)
Vị trí địa lí: Phía Bắc giáp Xã Đăk Cấm, Phía Nam giáp Phường Thắng Lợi, Phía Đông giáp Xã Đăk Blà và Xã Đăk Rơ Wa, Phía Tây giáp Phường Duy Tân và Phường Quang Trung.
Do tính chất đặc thù, khí hậu có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C. Điều kiện tự nhiên: Khí hậu thuận lợi đảm bảo cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi

Lịch sử

Các nhà truyền giáo thuộc Pháp đã đến đây từ năm 1851. Nơi đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Sau năm 1975, thị xã Kon Tum thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 11 xã: Đắk Blà, Đắk Cấm, Đắk La, Đắk Uy, Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Ia Ly, K'roong, Ngọk Bay, Vinh Quang. Ngày 10 tháng 10 năm 1978, chia Ia Ly thành 2 xã: xã Ia Ly thuộc Gia Lai, phía Nam sông Sê San và phía Bắc là xã Ia Ly thuộc Kon Tum, chuyển về huyện Sa Thầy quản lý. Ngày 17 tháng 8 năm 1981, chia xã Đoàn Kết thành 2 xã: Đoàn Kết và Chư H'reng; chia xã Đắk Cấm thành 2 xã: Đắk Cấm và Ngọk Réo. Ngày 1 tháng 2 năm 1985, chia xã Đắk La thành 2 xã: Đắk La và Hà Mòn. Đầu năm 1991, thị xã Kon Tum có 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 13 xã: Chư H'reng, Đắk Blà, Đắk Cấm, Đắk La, Đắk Uy, Đoàn Kết, Hà Mòn, Hòa Bình, Ia Chim, K'roong, Ngọk Bay, Ngọk Réo, Vinh Quang. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Kon Tum từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Kon Tum trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Kon Tum. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, tách 4 xã: Đắk La, Hà Mòn, Đắk Uy, Ngọk Réo để thành lập huyện Đắk Hà. Ngày 22 tháng 11 năm 1996, chia xã Chư H'reng thành 2 xã: Chư H'reng và Đắk Rơ Wa. Ngày 3 tháng 9 năm 1998, thành lập phường Lê Lợi; chia phường Quang Trung thành 2 phường: Quang Trung và Duy Tân. Ngày 8 tháng 1 năm 2004, chia xã Hòa Bình thành xã Hòa Bình và phường Trần Hưng Đạo; chia xã Vinh Quang thành xã Vinh Quang và phường Ngô Mây; chia xã Đoàn Kết thành xã Đoàn Kết và phường Nguyễn Trãi; thành lập phường Trường Chinh. Ngày 7 tháng 10 năm 2005, thị xã Kon Tum được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chia xã Ia Chim thành 2 xã: Ia Chim và Đắk Năng. Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án thành lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thị xã Kon Tum. Ngày 13 tháng 9 năm 2009, thị xã Kon Tum chính thức trở thành thành phố Kon Tum. Năm 2013, điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính phường Ngô Mây trên cơ sở 1.098,43 ha diện tích tự nhiên và 1.628 nhân khẩu của xã Vinh Quang

Giao thông Kinh tế

Thành phố có sân bay Kon Tum (không hoạt động từ năm 1975), Quốc lộ 14 đi Quảng Nam và Pleiku, quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi, đường 675 đi Sa Thầy.
Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh: Đến thời điểm hiện nay tổng nguồn vốn đầu tư cho Đề án là 985,7 tỷ đồng, chiểm 59,8% kế hoạch Đề án. Tính đến hết tháng 8 năm 2015, toàn tỉnh trồng mới gần 6.592 ha rừng, khoanh nuôi phục hồi 12.896 ha rừng, trồng gần 16.800 ngàn cây phân tán… Hầu hết tài nguyên rừng được giao cho các đơn vị, hộ gia đình và cộng đồng quản lý, duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng đạt 62,4%.
Theo đánh giá của Đoàn giám, qua gần 5 năm, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị chủ rừng bước đầu chuyển biến tích cực; nhận thức về vai trò của rừng đối với đời sống xã hội và về công tác bảo vệ, phát triển rừng của các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đầu tư trồng rừng theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng; diện tích rừng trồng tăng dần qua từng năm. Rừng tự nhiên được khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững; công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai khá quyết liệt, các vụ việc xâm hại rừng giảm đáng kể qua các năm...
Tuy nhiên, độ che phủ rừng chỉ đạt 62,4%, (không đạt theo kế hoạch 68%); tốc độ phát triển rừng còn chậm chưa tương xứng tiềm năng đất đai hiện có; công tác phát triển rừng, khai thác rừng và chế biến gỗ chưa đạt theo kế hoạch; vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn xảy ra; việc giải quyết đất chồng lấn, lấn chiếm và công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng còn chậm...
Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát có một số kiến nghị với UBND tỉnh như: Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và địa phương hơn nữa; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện, thành phố triển khai thực hiện hoàn thành việc giải quyết đất chồng lấn, lấn chiếm cho người dân trong năm 2015, đồng thời quy hoạch nương rẫy năm 2016 đối với những nơi thiếu đất sản xuất để nhân dân sản xuất ổn định.Sớm thực hiện chủ trương về sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp theo hướng bền vững...
Về tình hình thực hiện Nghị quyết 19 của HĐND tỉnh: Đoàn đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, sự quyết tâm cao của các cấp, ngành và địa phương phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KT-XH, QPAN năm 2015 theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 của HĐND tỉnh.
Năm 2015 tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,32%, vượt kế hoạch (trên 13%) đề ra; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 32,65 triệu đồng, vượt kế hoạch đề ra (trên 30 triệu đồng); thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.158 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một số khoản thu quan trọng đến nay đạt quá thấp; nợ đọng thuế còn khá cao, công tác thu hồi nợ đọng thuế còn chậm; nợ đọng trong xây dựng cơ bản chưa được xử lý; việc triển khai thi công, giải ngân và thanh quyết toán trong xây dựng cơ bản còn chậm so với yêu cầu; dư nợ tạm ứng cao và kéo dài; công tác triển khai Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn, kết quả chưa đạt yêu cầu đề ra; diệntích cây cao su bị giảm so với cùng kỳ năm 2014...
Do vậy, Đoàn đề nghị UBND tỉnh tiếp tục thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã nêu tại báo cáo số 15/BC-HĐND ngày 17/6/2015 của HĐND tỉnh về kết quả khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2011-2015. Rà soát, đánh giá hiệu quả tất cả các chương trình, đề án, Nghị quyết của HĐND tỉnh kết thúc trong 2015 trên cơ sở đó nghiên cứ đề xuất dừng hay tiếp tục ban hành, bổ sung chính sách phù hợp trong giai đoạn mới (2016-2020). Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư; quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại; thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư thủy điện, du lịch, các dược liệu quý, Sâm Ngọc Linh, rau, hoa xứ lạnh…Đẩy nhanh công tác thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn...

Du lịch Đặc sản

Chùa Bác Ái xây năm 1932 được vua Bảo Đại sắc phong.
Tòa Giám mục Kon Tum (Tiểu chủng viện) có kiến trúc pha trộn bản địa và phươgn Tây một cách hài hòa.
Nhà thờ gỗ Kon Tum có kiến trúc được pha quyện giữa phong cách phương Tây và phong cách văn hóa dân gian của người dân bản địa. Nhà thờ được một linh mục người Pháp xây dựng vào năm 1913.
Di tích ngục Kon Tum. Quần thể khu nhà lao lịch sử gồm nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cụm tượng đài và các ngôi mộ liệt sĩ nằm bên bờ sông Đăk Bla. Nhà lao được xây dựng trong khoảng từ 1915-1917, tuy không có quy mô lớn nhưng lại khét tiếng tàn bạo trong thời kỳ 1930-1931. Chính tại nhà tù này, ngày 25-9-1930, Ngô Đức Đệ đã triệu tập một cuộc họp bí mật tại phòng biệt giam của mình, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum.
Một số ngôi nhà rông Banar.
Cầu treo Konklor
Cầu Đắk Bla bắc qua sông Đắk Bla
Sông Đắk Bla, một phụ lưu của sông Se San.
Hồ thủy điện Yali
Đặc sản: Gỏi lá, cá chua, cà đắng, rượu cần, măng le, rau dớn thịt chuột đồng, thịt nhím, lá mì, măng khô, Dế chiên Kon Tum, Cá gỏi kiến vàng, Gà nướng, Cá tầm, Các món nướng trong ống lô ô, Heo rẫy nướng, Cơm lam....

Hình ảnh về Trường Chinh, Kon Tum, Kon Tum

Hình ảnh Trường Chinh, Kon Tum, Kon Tum
Đặc sản món gỏi lá ở tp Kon Tum- Kon Tum
Hình ảnh Trường Chinh, Kon Tum, Kon Tum
Nhà rông phường Trường Chinh- tp Kon Tum- Kon Tum
Hình ảnh Trường Chinh, Kon Tum, Kon Tum
Mùa vàng phường Trường Chinh- tp Kon Tum- Kon Tum

Dự án bất động sản tại Phường Trường Chinh, Kon Tum - Kon Tum

Hiện chưa có dự án nào tại Phường Trường Chinh, Kon Tum - Kon Tum

Phường Trường Chinh gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Trường Chinh

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Phường Trường Chinh - Thành phố Kon Tum - Kon Tum

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Trường Chinh01 Nơ Trang Long-Phường Trường Chinh, TP. Kon Tum

Ghi chú về Trường Chinh

Thông tin về Phường Trường Chinh, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Trường Chinh, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trường Chinh, Kon Tum, Kon Tum