Tỉnh thành VN > Khánh Hòa > Huyện Trường Sa > Thị trấn Trường Sa

Thị trấn Trường Sa, Huyện Trường Sa, Tỉnh Khánh Hòa

Thông tin tổng quan về Trường Sa, Trường Sa, Khánh Hòa

Thị trấn Trường Sa là huyện lỵ của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: (84-58) 3822229
UBND Ninh Hòa: 058 384 6316
Sân bay Cam Ranh: 3.989918
BVDK Ninh Hòa: +84 58 3845 038
Công ty TNHH Mytour Việt Nam: (024) 7109 9999

Địa lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 80.313,52 ha,
Tổng số dân: 195 người
Thị trấn được thành lập vào tháng 4 năm 2007 trên cơ sở đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ cận như đảo An Bang, bãi Thuyền Chài, đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh, đá Đông, đá Lát, đá Núi Le, đá Tây, đá Tiên Nữ, đá Tốc Tan,... thuộc cụm Trường Sa và cụm An Bang (cụm Thám Hiểm).
Huyện đảo trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý và cách Vũng Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa).
Về mặt địa lý, quần đảo Trường Sa là một tập hợp hơn một trăm đảo nhỏ, bãi đá ngầm hình thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống thấp), bãi cát ngầm, bãi ngầm và bao bọc một vùng biển rộng khoảng 198.964 km². Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau; nếu đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây chỉ cách nhau khoảng 1,5 hải lí thì đảo Song Tử Tây lại cách đảo An Bang đến 230 hải lí. Số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn đá ngầm có thể chỉ nổi một phần nhỏ khi thủy triều xuống. Ba đảo có tổng số diện tích theo km2 đứng đầu Trường Sa, theo thứ tự giảm dần, là đảo Ba Bình (khoảng 0,4896 km²), đảo Thị Tứ (khoảng 0,372 km²) và đảo Bến Lạc (khoảng 0,186 km²). Đảo cao nhất là Song Tử Tây ở phía bắc quần đảo với độ cao khoảng 4–6 m khi thủy triều thấp nhất. Thực thể địa lí nằm xa nhất về cực nam là đá Sác Lốt.
Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên.
Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Gió mùa đông nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4 trong khi gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Theo số liệu của McManus, Shao & Lin (2010), nhiệt độ không khí trung bình trong năm của quần đảo vào khoảng 27 °C. Tại trạm khí tượng trên đảo Trường Sa, nhiệt độ trung bình đo được là 27,7 °C. Về mùa hè (tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình đạt 28,2 °C; giá trị cực đại đo được là 29,3 °C vào tháng 9. Về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4), nhiệt độ trung bình là 28,8 °C, trong đó giá trị cực tiểu đo được là 26,4 °C vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình tháng 4 (tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè) là 28,8 °C, còn nhiệt độ trung bình tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông) là 27,8 °C, gần xấp xỉ với nhiệt độ trung bình năm. Nhìn chung biên độ dao động của nhiệt độ không khí vùng đảo Trường Sa không quá 4 °C.

Lịch sử

Đầu thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với các đảo chính của quần đảo Trường Sa. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer kí nghị định 4702-CP đặt các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ thuộc vào tỉnh Bà Rịa.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh số 143-NV đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy, đồng thời xác định "Hoàng Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa kí nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai (cũ). Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII ra nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa

Kinh tế

Với hàng chục hộ dân cùng những thế hệ công dân mới sinh ra và lớn lên tại đây, Thị trấn Trường Sa (đảo Trường Sa Lớn) đang minh chứng cho sức sống mãnh liệt của người Việt Nam và đây cũng là sự tiếp nối các thế hệ ông cha trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Thị trấn Trường Sa được xây dựng thành trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt trên huyện đảo Trường Sa theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây cùng với xã đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn hợp thành 3 làng quân nhân, làng lập nghiệp trên huyện đảo Trường Sa.
Từ trung tâm thị trấn một con đường bê tông rộng chạy thẳng đến làng lập nghiệp. Núp dưới những tán cây bàng vuông, các ngôi nhà thơm mùi sơn mới của làng đều tăm tắp, kéo dài ra mép biển.
Theo quy hoạch chung của UBND huyện đảo Trường Sa, các ngôi nhà ở thị trấn được xây dựng cùng một kiến trúc vừa đảm bảo cảnh quan môi trường, vừa tăng khả năng chịu đựng trước thời tiết khắc nghiệt trên đảo. Mỗi căn rộng khoảng 100 m2, có 3 phòng: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và công trình phụ được thiết kế liên hoàn. Trước mỗi căn nhà đều có mảnh vườn nhỏ để trồng rau, cây ăn quả và nuôi gà, vịt.
Hàng ngày, các hộ dân làm công nhân hợp đồng cho UBND thị trấn, khai thác hải sản, chăn nuôi... Các chị phụ nữ sau thời gian làm việc cho các cơ quan, đơn vị của thị trấn khi trở về nhà lại bắt tay vào lo bữa cơm ngon, canh ngọt cho gia đình. Còn cánh đàn ông khi trời yên, biển lặng, họ lại đi thuyền thúng ra biển đánh cá. Buổi chiều, dù bận việc tới đâu các chị đều rủ nhau ra bờ biển chờ những đức lang quân của mình về với những xâu cá nặng trĩu trên tay. Được biết, số cá hàng ngày đánh bắt được của các ngư dân sẽ được UBND thị trấn, các đơn vị khác trên đảo thu mua, nhập kho với giá thỏa thuận. Ngược lại, các ngư dân ở đây khi gặp khó khăn cũng sẽ được thị trấn hỗ trợ rau xanh, lương thực. Vì vậy, tình cảm quân dân ngày càng khăng khít.
Những năm vừa qua, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, các hộ dân đã nhận được sự quan tâm của đất liền, nên mỗi hộ đều có tủ lạnh, tivi… Hệ thống năng lượng sạch, trạm phát sóng Viettel cùng mạng thông tin VSAT đã giúp người dân trên đảo có điều kiện mở mang dân trí và nâng cao đời sống tinh thần. Anh Nguyễn Văn Chung, phấn khởi cho biết: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là chính quyền Thị trấn Trường Sa, cuộc sống của chúng tôi đã ổn định. Chúng tôi yên tâm an cư lạc nghiệp trên đảo”.
Nhằm đảm bảo cho con em của ngư dân có chỗ vui chơi và học tập, UBND thị trấn đã xây dựng một ngôi trường và điểm vui chơi cho các em thiếu nhi. Trường học có 5 "lớp" với 8 học sinh đều là con em ngư dân trên đảo do cô giáo Bùi Thị Nhung giảng dạy.

Giao thông

Tại quần đảo Trường Sa có bốn đường băng được xây dựng từ trước và một đường băng do Trung Quốc mới xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo.
Đảo Thị Tứ: năm 1975, Philippines xây dựng một đường băng trên đảo Thị Tứ. Đường băng dài 1.260 m nhưng có vài chỗ đã bị xói mòn, xuống cấp nên chỉ có khả năng tiếp nhận máy bay C-130 Hercules vào những lúc điều kiện thời tiết tốt; vào các ngày mưa, đường băng này chỉ đón được các máy bay cỡ nhỏ hơn. Philippines đã có kế hoạch sửa chữa lại đường băng này.
Đảo Ba Bình: năm 2006, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) giao cho Bộ Quốc phòng nhiệm vụ xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình. Tháng 1 năm 2008, xuất hiện nguồn tin thông báo rằng Đài Loan đã hoàn tất công việc xây dựng. Đường băng có bề mặt lát xi măng với chiều dài khoảng 1.200 m (lúc đầu ước tính là 1.150 m), chiều rộng 30 m cùng với lề vật liệu và khu vực cấm xây dựng rộng 21 m ở hai bên đường băng, đáp ứng nhu cầu đón máy bay C-130 Hercules.
Đá Hoa Lau: trong quá khứ đá Hoa Lau thực chất chỉ có một phần nổi rất nhỏ. Sau khi chiếm đá này vào đầu thập niên 1980, quân đội Malaysia đã kiến tạo một hòn đảo nhân tạo và cho xây dựng một đường băng dài 1.067 m trên đó.
Đảo Trường Sa: trên đảo này có một đường băng do Việt Nam xây dựng. Theo một nguồn tin, đường băng này đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh.
Đá Chữ Thập: Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có tổng số diện tích theo km2 là 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar, một đường băng dài 3.000m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám..

Văn hóa Du lịch

Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tháng 6 năm 2011, Tổng cục Du lịch của Việt Nam mở hội thảo và công bố đề án phát triển du lịch hướng về biển đảo, trong đó đề cập đến dự định mở tuyến du lịch ra Trường Sa. Tháng 4 năm 2012, Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và biến nơi đây thành một khu du lịch. Tháng 9 năm 2012, Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin về kế hoạch phát triển du lịch du thuyền giai đoạn 2012-2022 của thành phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, các nước trên đều đi sau Malaysia bởi vào đầu thập niên 1990, nước này không những đã hoàn thành việc xây đảo nhân tạo tại đá Hoa Lau (gần cực nam của quần đảo Trường Sa) mà còn mở cửa một khu nghỉ mát đầy đủ tiện nghi dành cho du khách, đặc biệt là những người yêu thích lặn biển.
Đặc sản Khánh Hòa
Tổ yến, trầm hương, bong bóng cá, vi cá, nước mắm, khô cá thu, nhum, bánh Xoài Cam Lâm, bún cá Diên Khánh, Nai khô, Nem, bún cá, bánh Ướt, Bánh Canh, bánh căn, mắm suốt, Vịt Ninh Hòa, nem Ninh Hòa, bún cá Ninh Hòa, bánh xèo Ninh Hòa cùng các món ăn thủy hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt là con Sâm đất có 1 không hai

Hình ảnh về Trường Sa, Trường Sa, Khánh Hòa


Nhà văn hóa thị trấn Trường Sa- Trường Sa- Khánh Hòa

Điểm bưu điện văn hóa thị trấn Trường Sa- Trường Sa- Khánh Hòa

UBND thị trấn Trường Sa- Trường Sa- Khánh Hòa

Cảnh đêm thị trấn Trường Sa- Trường Sa- Khánh Hòa

Dự án bất động sản tại Thị trấn Trường Sa, Trường Sa - Khánh Hòa

Hiện chưa có dự án nào tại Thị trấn Trường Sa, Trường Sa - Khánh Hòa

Thị trấn Trường Sa gần với xã, phường nào?

Vị trí Trường Sa

Ghi chú về Trường Sa

Thông tin về Thị trấn Trường Sa, Huyện Trường Sa, Tỉnh Khánh Hòa liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Trường Sa, Huyện Trường Sa, Tỉnh Khánh Hòa: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trường Sa, Trường Sa, Khánh Hòa