Tỉnh thành VN > Khánh Hòa > Huyện Trường Sa > Xã Song Tử Tây

Xã Song Tử Tây, Huyện Trường Sa, Tỉnh Khánh Hòa

Thông tin tổng quan về Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa

Đảo Song Tử Tây (tên quốc tế: Southwest Cay, tên Philipines: Pugad, Trung văn giản thể: 南子岛, Hán Việt: Nam Tử đảo) là một cồn san hô trong quần đảo Trường Sa.

Sdt quan trọng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: (84-58) 3822229
UBND Ninh Hòa: 058 384 6316
Sân bay Cam Ranh: 3.989918
BVDK Ninh Hòa: +84 58 3845 038
Công ty TNHH Mytour Việt Nam: (024) 7109 9999

Địa lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 80.313,52 ha,
Tổng số dân: 195 người
Tọa độ 9°53′00″B, 114°19′00″Đ
Đảo Song Tử Tây nằm tại tọa độ 11o26' vĩ Bắc, 114o20' kinh Đông, thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, nước Việt Nam. Đảo rộng 12 hecta, là đảo lớn hàng thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa, và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa.
Song Tử Tây cách đảo Song Tử Đông 2,82 km và có thể nhìn thấy đảo này ở đường chân trời. Đảo có điểm cao nhất quần đảo: 4 m trên mực nước biển. Vành đá bao quanh nổi một phần khi triều lên. Đây đã từng là nơi đẻ trứng của chim và được phủ bởi cây và phân chim.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Gió mùa đông nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4 trong khi gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Theo số liệu của McManus, Shao & Lin (2010), nhiệt độ không khí trung bình trong năm của quần đảo vào khoảng 27 °C. Tại trạm khí tượng trên đảo Trường Sa, nhiệt độ trung bình đo được là 27,7 °C. Về mùa hè (tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình đạt 28,2 °C; giá trị cực đại đo được là 29,3 °C vào tháng 9. Về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4), nhiệt độ trung bình là 28,8 °C, trong đó giá trị cực tiểu đo được là 26,4 °C vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình tháng 4 (tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè) là 28,8 °C, còn nhiệt độ trung bình tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông) là 27,8 °C, gần xấp xỉ với nhiệt độ trung bình năm. Nhìn chung biên độ dao động của nhiệt độ không khí vùng đảo Trường Sa không quá 4 °C.

Lịch sử

Biến cố đảo Song Tử Tây là chuỗi sự kiện thay cờ đổi chủ trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hoà, Hải quân Philippines và Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 14 tháng 3 năm 1933, chính quyền Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thuỷ văn Astrobale và de Lanessan ra quần đảo Trường Sa để tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính. Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động trên, đồng thời công khai danh sách các đảo chính thuộc Trường Sa mà nước này chiếm hữu, trong đó có nhóm Hai Đảo (tiếng Pháp: Groupe de Deux-Îles), tức cặp đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer kí nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương. Tới năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà tiếp thu quyền kiểm soát cặp đảo này.
Năm 1959, chính phủ Việt Nam Cộng hoà đổi tên các đảo này thành Song Tử và sáp nhập chúng vào tỉnh Phước Tuy. Đến năm 1963, thủy thủ trên các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa đã xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam Cộng hoà một cách có hệ thống tại một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Tuy nhiên, nước Việt Nam Cộng hoà không có quân đội đồn trú trên cặp đảo này.
Năm 1968, quân lính Philippines chiếm Song Tử Đông và Song Tử Tây, hai hòn đảo mà Philippines gọi là Parola và Pugad.
Bia chủ quyền Trường Sa của Việt Nam Cộng hòa dựng 22 tháng 8 năm 1956, tại đảo Song Tử Tây
Đầu năm 1974, sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hoà đánh mất nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa vào tay Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hoà chỉ thị quân đội tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 để chiếm một số đảo ở Trường Sa. Binh sĩ Việt Nam đã bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây từ quân Phillipines khi toán quân đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Đông dự tiệc mừng viên chỉ huy tại đảo này.
Người ta còn cho là một cơn bão nhỏ xảy ra vào ngày hôm đó đã khiến các binh sĩ Philippines tạm thời ở lại đảo Song Tử Đông để trú bão. Khi quay trở lại đảo, lính Phillipines đã thấy binh sĩ Việt Nam có vũ trang đang hát quốc ca Việt Nam Cộng hoà trên đảo, nên họ vội quay trở lại Song Tử Đông để báo tin và đề phòng phía Việt Nam Cộng hoà đánh úp nốt đảo này. Phía Phillipines đặt binh sĩ đồn trú tại Song Tử Đông và đảo Thị Tứ trong tình trạng báo động đỏ.
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1974, hải quân Việt Nam Cộng hoà hoàn tất việc xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo. Chính quyền Phillipines giữ im lặng về sự kiện này.
Sự kiện tháng 4 năm 1975
Phần nội dung này cần thêm chú thích để kiểm tra được tính xác thực.
Hãy giúp hoàn thiện bài này bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo tin cậy. Các nội dung không rõ nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (9 tháng 11 năm 2012)
Ngày 9 tháng 4 năm 1975, trong lúc các cánh quân lớn trên đất liền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu tiến công mãnh liệt vào thị xã Xuân Lộc, Tân An (tuyến phòng thủ vòng ngoài của Sài Gòn) thì Bộ Tư lệnh và Sở chỉ huy Tiền phương của Quân chủng Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhận được lệnh của Quân ủy Trung ương giao cho nhiệm vụ tiến đánh đảo Song Tử Tây để mở màn cho việc chiếm quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa.
Lúc 21 giờ ngày 10 tháng 4, các tàu 673, 674, 675 của Trung đoàn 125 được điều cấp tốc từ Hải Phòng vào cảng Đà Nẵng. Tàu vừa cập cảng đã lập tức bắt tay vào làm công tác chuẩn bị tiếp tục đi biển. Đội 1 thuộc Trung đoàn 126 Hải quân được giao nhiệm vụ mở đầu chiến dịch đánh chiếm quần đảo Trường Sa với sự phối hợp của một lực lượng đặc công Quân khu 5.
Lúc 4 giờ ngày 11 tháng 4, lực lượng chiến đấu có nhiệm vụ chiếm đảo Song Tử Tây đã rời quân cảng Đà Nẵng. Vào hồi 19 giờ ngày 13 tháng 4, ba tàu chở lực lượng chiến đấu đã đến mục tiêu đúng thời gian quy định. Lúc 19 giờ 10 phút, tàu 673 chở lực lượng chiến đấu tiếp cận đảo còn hai tàu 674, 675 vòng ra án ngữ ở phía bắc và phía nam đảo nhằm sẵn sàng chi viện khi cần thiết.
Vào hồi 2 giờ ngày 14 tháng 4, các phân đội chiến đấu bí mật đổ bộ. Sau hơn hai giờ đồng hồ gặp khó khăn với dòng nước xoáy, với những đợt sóng lớn và những mỏm san hô lởm chởm vây quanh đảo, lực lượng đổ bộ đã bám được mép đảo Song Tử Tây. Đúng 4 giờ 30 phút ngày 14 tháng 4, trận chiến bắt đầu.
Sau ba mươi phút giao tranh, lực lượng Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm chủ được trận địa. Đến 5 giờ 15 phút ngày 14 tháng 4 năm 1975, toàn bộ quân đồn trú còn lại của Việt Nam Cộng hoà ra đầu hàng. Phía Phillipines cho biết một số binh lính Việt Nam Cộng hoà đã bơi sang đảo Song Tử Đông do họ kiểm soát để tránh bị Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt giữ.
Mất đảo Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ của Việt Nam Cộng hoà trên quần đảo Trường Sa bị đe dọa. Nước này vội điều tàu tuần dương HQ-16 và tàu đổ bộ cỡ lớn HQ-402 từ Vũng Tàu ra với ý định phản kích chiếm lại đảo, nhưng trước sự bố phòng chặt chẽ của Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng những thất bại nặng nề dồn dập trên khắp các chiến trường, đặc biệt là tin tuyến phòng thủ Phan Rang bị vỡ, đã làm cho tinh thần sĩ quan, binh sĩ đi chi viện hoang mang, dao động nên họ không tiến đánh nữa mà cho tàu quay sang tăng cường phòng thủ cho đảo Nam Yết - trung tâm chỉ huy của Việt Nam Cộng hoà ở quần đảo Trường Sa.
Kể từ ngày đó đến nay, đảo Song Tử Tây tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam, còn Song Tử Đông chỉ cách đó 1,5 hải lí (2,8 km) vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.
Năm 1933, chính quyền Pháp chính thức sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc của chúng ở Trường Sa - bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây - vào tỉnh Bà Rịa của thuộc địa Nam Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp. Chuyến đi này bao gồm ba thuyền, Alerte, Astrobale và De Lanessan. Năm 1956, nước Việt Nam Cộng hòa ra đời và cử tàu đi thị sát quần đảo Trường Sa, trong đó có Song Tử Đông. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Nhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Theo Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”.
Như vậy, Philippines đã chiếm rất nhiều đảo trên Quần đảo Trường Sa mà không gặp phải kháng cự nào từ lực lượng Việt Nam cộng hòa, thậm chí một số đảo đã bị bỏ trống. Cũng theo bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết. Vụ việc này đã bị làm ngơ từ các quốc gia có liên quan, từ phía Việt Nam là chính quyền VNCH đang trực tiếp đóng quân quản lý những đảo này.
Cũng có giai thoại kể rằng vào năm 1974, sau khi Hải quân Trung Quốc giao tranh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa và giành thắng lợi ở quần đảo Hoàng Sa thì nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa cho tiến hành chiến dịch mang tên Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây từ quân Phillippines khi toán quân đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Đông dự tiệc mừng viên chỉ huy. Tuy nhiên, đối chứng với tài liệu của Philippines thì câu chuyện này không xác thực, phi thực tế. Vì phía Philippines không thể rút toàn bộ quân "vì một bữa tiệc". Phía Philippines đã bỏ qua không chiếm Song Tử Tây và đến năm 1975 thì được Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản.
Sau 1975 đảo Song Tử Tây tiếp tục do Việt Nam kiểm soát. Năm 2007, Chính phủ Việt Nam thành lập xã Song Tử Tây thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận.

Kinh tế

Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993. Đây là hải đăng cấp 1, thuộc hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế. Trên đảo còn có một sân bóng và một tòa nhà 3 tầng làm nơi đóng quân, có một trạm khí tượng thủy văn.
Trên đảo trồng nhiều cây xanh như phong ba, bão táp, mu, keo lá tràm, nhầu, phi lao, bàng vuông, tra biển... Đảo trồng được rau và tự túc được rau xanh quanh năm. Trên đảo còn chăn nuôi bò, lợn, chó, gà, vịt...
Theo một số thông tin, đảo đã được mở rộng đáng kể về diện tích cũng như các công trình phòng ngự, tiếp tế, công sự chiến đấu. Bên cạnh đó âu tầu đảo cũng đã được kè đá chân chim mang từ đất liền nhằm hạn chế tác động của sóng biển.

Giao thông

Tại quần đảo Trường Sa có bốn đường băng được xây dựng từ trước và một đường băng do Trung Quốc mới xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo.
Đảo Thị Tứ: năm 1975, Philippines xây dựng một đường băng trên đảo Thị Tứ. Đường băng dài 1.260 m nhưng có vài chỗ đã bị xói mòn, xuống cấp nên chỉ có khả năng tiếp nhận máy bay C-130 Hercules vào những lúc điều kiện thời tiết tốt; vào các ngày mưa, đường băng này chỉ đón được các máy bay cỡ nhỏ hơn. Philippines đã có kế hoạch sửa chữa lại đường băng này.
Đảo Ba Bình: năm 2006, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) giao cho Bộ Quốc phòng nhiệm vụ xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình. Tháng 1 năm 2008, xuất hiện nguồn tin thông báo rằng Đài Loan đã hoàn tất công việc xây dựng. Đường băng có bề mặt lát xi măng với chiều dài khoảng 1.200 m (lúc đầu ước tính là 1.150 m), chiều rộng 30 m cùng với lề vật liệu và khu vực cấm xây dựng rộng 21 m ở hai bên đường băng, đáp ứng nhu cầu đón máy bay C-130 Hercules.
Đá Hoa Lau: trong quá khứ đá Hoa Lau thực chất chỉ có một phần nổi rất nhỏ. Sau khi chiếm đá này vào đầu thập niên 1980, quân đội Malaysia đã kiến tạo một hòn đảo nhân tạo và cho xây dựng một đường băng dài 1.067 m trên đó.
Đảo Trường Sa: trên đảo này có một đường băng do Việt Nam xây dựng. Theo một nguồn tin, đường băng này đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh.
Đá Chữ Thập: Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có tổng số diện tích theo km2 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar, một đường băng dài 3.000m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám..

Văn hóa Du lịch

Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tháng 6 năm 2011, Tổng cục Du lịch của Việt Nam mở hội thảo và công bố đề án phát triển du lịch hướng về biển đảo, trong đó đề cập đến dự định mở tuyến du lịch ra Trường Sa. Tháng 4 năm 2012, Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và biến nơi đây thành một khu du lịch. Tháng 9 năm 2012, Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin về kế hoạch phát triển du lịch du thuyền giai đoạn 2012-2022 của thành phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, các nước trên đều đi sau Malaysia bởi vào đầu thập niên 1990, nước này không những đã hoàn thành việc xây đảo nhân tạo tại đá Hoa Lau (gần cực nam của quần đảo Trường Sa) mà còn mở cửa một khu nghỉ mát đầy đủ tiện nghi dành cho du khách, đặc biệt là những người yêu thích lặn biển.
Đặc sản Khánh Hòa
Tổ yến, trầm hương, bong bóng cá, vi cá, nước mắm, khô cá thu, nhum, bánh Xoài Cam Lâm, bún cá Diên Khánh, Nai khô, Nem, bún cá, bánh Ướt, Bánh Canh, bánh căn, mắm suốt, Vịt Ninh Hòa, nem Ninh Hòa, bún cá Ninh Hòa, bánh xèo Ninh Hòa cùng các món ăn thủy hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt là con Sâm đất có 1 không hai

Hình ảnh về Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa

Hình ảnh Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa
Đảo Song Tử Tây- Song Tử Tây- Trường Sa- Khánh Hòa
Hình ảnh Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa
UBND Song Tử Tây- Trường Sa- Khánh Hòa
Hình ảnh Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa
Toàn cảnh Song Tử Tây- Trường Sa- Khánh Hòa
Hình ảnh Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa
Chùa Song Tử Tây- Trường Sa- Khánh Hòa

Dự án bất động sản tại Xã Song Tử Tây, Trường Sa - Khánh Hòa

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Song Tử Tây, Trường Sa - Khánh Hòa

Xã Song Tử Tây gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Song Tử Tây

Ghi chú về Song Tử Tây

Thông tin về Xã Song Tử Tây, Huyện Trường Sa, Tỉnh Khánh Hòa liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Song Tử Tây, Huyện Trường Sa, Tỉnh Khánh Hòa: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa