Tỉnh thành VN > Kiên Giang > Huyện Châu Thành > Xã Giục Tượng

Xã Giục Tượng, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang

Thông tin tổng quan về Giục Tượng, Châu Thành, Kiên Giang

Giục Tượng là 1 xã của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Bưu điện Châu Thành: 076. 3836 200
UBND Châu Thành: +84 77 3836 019
BVDK Châu Thành: (0297) 3836085
Khách sạn Tân Trường Sơn: 077 3837265
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 0633828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Đặt vé xe: (0297) 3656656

Địa hình thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 41,29 km²
Tổng số dân: 12806 người(1999)
Tọa độ: 9°57′8″B 105°10′56″Đ

Lịch sử

Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng "châu thành" ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ "châu thành" vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm "châu thành" có thể hiểu là:
Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc
Khu vực chính một xứ hay một tỉnh
Vùng đất bao quanh, ở cạnh thành phố, thị xã, đơn vị hành chính cấp huyện.
Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.
Ban đầu, "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là Huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.
Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá thời Pháp thuộc. Địa bàn thành phố Rạch Giá ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành.
Tháng 2 năm 1976, tái lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở hợp nhất huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó. Huyện Châu Thành lúc đó bao gồm thị trấn Rạch Sỏi (huyện lỵ) và 9 xã: Nam Thái Hoà, Mỹ Lâm, Sóc Sơn, Phi Thông, Mong Thọ, Giục Tượng, Bình An, Minh Hoà, Vĩnh Hoà Hiệp.
Ngày 03 tháng 06 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP về việc chia huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo đó, huyện Hòn Đất gồm có các xã Nam Thái Hoa, Mỹ Lâm, Sóc Sơn của huyện Châu Thành cũ và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên cắt sang. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là địa bàn huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Long Châu Hà trước năm 1976.
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, huyện Châu Thành lập thêm các xã mới: Bình Đô, Bình Thới, Hoà Đức, Ninh Hưng, Ninh Thuận, Hoà Phú, Thành Tân, Thọ Ninh, Thọ Phước, Thọ Bình, Hưng Thạnh; tách xã Phi Thông nhập vào thị xã Rạch Giá. Ngày 24 tháng 5 năm 1988, giải thể thị trấn Rạch Sỏi và các xã: Hưng Thạnh, Thọ Phước, Mong Thọ; lập các thị trấn Minh Lương và các xã: Mong Thọ A, Mong Thọ B.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 2.907,21 ha diện tích tự nhiên và 11.119 nhân khẩu của xã Mong Thọ A. Xã Mong Thọ A sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 3.461,76 ha diện tích tự nhiên và 9.658 nhân khẩu. Cuối năm 2004, huyện Châu Thành có thị trấn Minh Lương và 7 xã: Mông Thọ A, Mông Thọ B, Giục Tượng, Vĩnh Hoà Hiệp, Minh Hoà, Bình An, Thạnh Lộc.
Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP, thành lập xã Vĩnh Hòa Phú thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 2.668,58 ha diện tích tự nhiên và 11.237 nhân khẩu của xã Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 97/2005/NĐ - CP, thành lập xã Mong Thọ thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 1.480,42 ha diện tích tự nhiên và 7.938 nhân khẩu của xã Mong Thọ B.

Kinh tế- giao thông

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình cánh đồng mẫu lớn thuộc Dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại các vùng trồng lúa chủ yếu” vụ Hè Thu 2015 tại xã Giục Tượng, huyện Châu Thành. Đến dự buổi hội thảo có đại diện Trung Tâm Khuyến nông, lãnh đạo huyện Châu Thành và gần 100 nông dân ấp Tân Tiến, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành.
Xã Giục Tượng huyện Châu Thành là vùng sản xuất lúa điển hình, cơ sở hạ tầng khá thuận lợi, có hệ thống bơm tưới, hệ thống giao thông thuận tiện. Đồng thời chính quyền địa phương có sự quan tâm lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất của người dân, có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành. Nông dân có tâm huyết và nguyện vọng thực hiện mô hình. Phần lớn nông dân là người dân tộc Khơmer, nên việc lựa chọn ấp Tân Tiến, Xã Giục Tượng là điểm thực hiện mô hình này cũng một phần mang lại nguồn lực hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất cho bà con nông dân và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa là nhu cầu cấp thiết.
Mục đích của mô hình này là giảm chi phí trong canh tác lúa, tăng hiệu quả kinh tế hướng tới một nền nông nghiệp theo hướng an toàn bền vững nhằm phát huy tốt tiềm lực nông nghiệp và phát triển theo xu hướng nông nghiệp xanh-sạch, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tăng giá trị nông sản, bảo vệ môi trường.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ vật tư, phân bón và 100% giống (100 kg /ha). Mô hình triển khai tại ấp Tân Tiến với qui mô 100 ha cho 72 hộ canh tác. Ngoài ra nông dân tham gia mô hình còn được tập huấn về các tiêu chí sản xuất lúa theo hướng VietGap và áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác lúa 1 phải 5 giảm.
Triển khai gieo sạ từ ngày 04/6/2015 đến tháng 06/6/2015. Mô hình sử dụng giống OM 5451 (cấp nguyên chủng), mật độ gieo sạ trên ruộng trình diễn 100 kg/ ha, bằng phương pháp sạ lan, lượng phân sử dụng (bình quân 1 ha): Ure 90 kg + Dap 120 kg + kali 50 kg chia 3 lần bón. Ruộng đối chứng sử dụng giống OM 5451 (lúa ngang), xuống giống ngày 04/6/ 2015, sạ lan, mật độ sạ 200 kg/ha với lượng phân sử dụng là 160 kg ure + 140 kg DAP và 43 kg Kali. So với phương pháp canh tác lúa truyền thống, nông dân khi áp dụng mô hình đã giảm được 100kg giống cho 1 ha và giảm 77,8 kg Ure/ha.
Qua so sánh đối chiếu chiều cao, số cây/m2, số hạt chắc/bông, quản lý sâu bệnh, dịch hại của ruộng trình diễn thì số bông /m2 thấp hơn ruộng đối chứng là 27 bông/m2 nhưng số hạt chắc cao hơn ruộng đối chứng 09 hạt chắc nên năng suất vẫn cao hơn ruộng đối chứng 600kg/ha. Do sử dụng giống đạt chất lượng, sạ mật độ thưa, sạ tập trung và nông dân thăm đồng thường xuyên nên quản lý được cỏ dại, giảm lượng phân bón giúp giảm chi phí, giảm sâu bệnh. Mô hình cánh đồng mẫu lớn không chỉ giúp cho bà con nông dân sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế mà còn làm giảm sử dụng hóa chất trên đồng ruộng, làm môi trường sống ở nông thôn được cải thiện.
Năng suất ước tính thu hoạch của mô hình là; 6,9 tấn/ha, giá bán dự kiến là 4.800đ, so với ruộng đối chứng năng suất 6,3 tấn/ha, giá bán 4.700 đ như vậy lợi nhuận của ruộng trình diễn cao hơn ruộng đối chứng 4.768.000đ/ha. Đây là số lợi nhuận không nhỏ cho nông dân nhằm cải thiện cuộc sống gia đình và xã hội nếu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên được thực hiện ở xã Giục Tượng được đánh giá là có hiệu quả về hiệu quả kinh tế và giúp cho người nông dân bắt đầu hình thành thói quen ghi chép sổ sách sản xuất và có ý thức thu gom rác thải, bảo vệ môi trường. Mô hình này được người dân hưởng ứng tích cực, bà con trong, ngoài mô hình về dự hội thảo rất mong cơ quan chuyên môn tiếp tục hỗ trợ về quy trình kỹ thuật canh tác lúa 1 giảm 5 giảm cho các vụ tiếp theo và chính quyền địa phương chỉ đạo cho bà con tiếp tục để mô hình được nhân rộng.
Nuôi cá lóc lãi 40 triệu đồng/vụ
Ông Nguyễn Văn Cưng, ở ấp Tân Phước, xã Giục Tượng, H.Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: “Gia đình tôi thả nuôi hơn 20.000 con cá lóc trong 3 cái mùng lưới (mỗi mùng ngang 2,5 m, dài 3 m), phụ phẩm từ cá biển dùng làm thức ăn cho cá. Sau 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 350 - 500 gr/con, trừ hết chi phí thu lãi gần 40 triệu đồng/vụ”.
Theo ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, toàn xã hiện có hơn 500 hộ nuôi cá lóc trong mùng lưới hoặc nuôi trong ao, mang lại thu nhập cao, từ 50 - 100 triệu đồng/năm. Cá lóc có thể nuôi 2 - 3 vụ/năm, tổng sản lượng cá trong xã xuất bán ra thị trường từ 1.700 - 2.000 tấn/năm.

Văn hóa du lịch

Về Châu Thành tham gia lễ hội giỗ 4 nhà sư liệt sĩ
Đặc sản
Bánh canh ghẹ chả, Gỏi cá trích, Bún cá, Nấm tràm, Bánh thốt nốt, Cà xỉu, Hải Sâm, Bánh tét Cật Phú Quốc, Hồ Tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc, rượu Sim, Tiết Canh Cua, Món Nhum, Chả Cua, chả trứng cá ngát, Cà xíu muối, hủ tiếu Hà Tiên, Bún Kèn, Bún Nhâm, Cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ, Bánh thốt nốt, Xôi Hà Tiên, Ốc Giác, Khóm Tắc Cậu ...

Hình ảnh về Giục Tượng, Châu Thành, Kiên Giang

Hình ảnh Giục Tượng, Châu Thành, Kiên Giang
Dự án xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại Giục Tượng- Châu Thành- Kiên Giang
Hình ảnh Giục Tượng, Châu Thành, Kiên Giang
Mô hình nuôi cá lóc tại Giục Tượng- Châu Thành- Kiên Giang
Hình ảnh Giục Tượng, Châu Thành, Kiên Giang
Khởi công nhà máy thuỷ sản tại Giục Tượng- Châu Thành- Kiên Giang

Dự án bất động sản tại Xã Giục Tượng, Châu Thành - Kiên Giang

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Giục Tượng, Châu Thành - Kiên Giang

Xã Giục Tượng gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Giục Tượng

Ghi chú về Giục Tượng

Thông tin về Xã Giục Tượng, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Giục Tượng, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Giục Tượng, Châu Thành, Kiên Giang