Tỉnh thành VN > Kiên Giang > Thành phố Phú Quốc > Xã Hòn Thơm

Xã Hòn Thơm, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang

Thông tin tổng quan về Hòn Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang

Hòn Thơm, còn được gọi là Đảo Dứa là hòn đảo lớn nhất thuộc Quần đảo An Thới nằm trong vịnh Thái Lan, có tọa độ khoảng 9°50′ vĩ bắc, 104°05′ kinh đông. . Vùng biển nơi đây nước trong; có nơi biển sâu gần 30 m. Du khách viếng thăm có thể khám phá thiên nhiên, câu cá, lặn biển,...

Sdt quan trọng

Bưu điện Phú Quốc: (0297) 3846117
UBND Phú Quốc: (0297) 3 994 992
TTYT Phú Quốc: (0297)3848075
Ha Noi Phu Quoc Hotel: 077 3992219
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 0633828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Đặt vé xe: (0297) 3656656

Địa hình thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 5, 71 km²
Tổng số dân: 2076 người (2003)
Tọa độ: 9°57′23″B 104°00′57″Đ
Quần đảo An Thới nằm về phía nam đảo Phú Quốc, bao gồm 15 đảo (hay 18 đảo), trong đó ba đảo (hay năm đảo) có người ở là hòn Thơm, hòn Rọi (Roi) và hòn Mây (May) Rút Ngoài. Các đảo được cấu thành từ cát kết phân lớp dày, xen kẹp những lớp mỏng cuội kết (chủ yếu là thạch anh).
Danh sách đảo thuộc quần đảo An Thới: Hòn Thơm, Hòn Dăm Trong, Hòn Dầu, Hòn Dừa, Hòn Gầm Ghi, Hòn Khô, Hòn Kim Quy, Hòn Mây Rút Ngoài, Hòn Mây Rút Trong, Hòn Móng Tay, Hòn Roi, Hòn Trang, Hòn Vang, Hòn Vông, Hòn Xưởng.
Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.

Lịch sử

Truyền thuyết kể lại, những hòn đảo nơi đây ngày xưa ít nhiều liên quan đến những cuộc trốn chạy và nuôi chí phục thù của chúa Nguyễn khi lưu lạc đến Phú Quốc trong trận chiến với quan quân Tây Sơn.
Tên gọi Phú Quốc do người Hoa đến đây lập nghiệp đặt, có nghĩa là "vùng đất giàu có".
Theo dòng lịch sử
*Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
*1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
*Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
*Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
*Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
*Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
*Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
*Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.
*Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).
*Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu ĐốcSa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Kinh tế- giao thông

Cư dân của quần đảo sống chủ yếu bằng nghề biển.
Hòn Thơm ngày nay đã có điện nước, trường học, trạm xá,.. nhằm đáp ứng cho dân chài và sự phát triển của vùng xã đảo. Cái ngộ ở đây là khi hỏi người dân thì người nào cũng có 2 nhà, 1 ở hướng Tây và 1 ở hướng Đông để di chuyển theo mùa gió tránh bảo và gió mạnh. Hiện nay xã đảo đang chuyển mình với dịch vụ du lịch ngày càng phát triển cùng với nghề nuôi trồng hải sản đã giúp kinh tế các gia đình nơi đây khấm khá, lượng lực quản lý cũng được phân bố dày đặc trên các đảo thuộc xã Hòn Thơm.

Văn hóa- du lịch

Nếu như Phú Quốc được ví là hòn ngọc của Việt Nam thì Hòn Thơm là một trong những điểm sáng lung linh của nó. Hòn Thơm hấp dẫn du khách chính là nhờ những bãi cát trắng phau, bóng dừa soi yên bình uống dòng nước trong vắt nhìn thấu đáy thấy các đàn cá, tôm… bơi lội tung tăng. Đây cũng chính là địa điểm lý tưởng để du khách tham gia vào loại hình lặn biển ngắm san hô, câu mực đêm cùng ngư dân làng chài và thử sức với những môn thể thao mạo hiểm.
Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như:
Địa điểm du lịch:
1/ Vườn quốc gia Phú Quốc
2/ Khu bảo tồn biển Phú Quốc: Dinh Cậu
3/ An Thới: Bãi Khem / Kem, Nhà Lao Cây Dừa, Mũi Ông Đội, Bãi Vịnh Đầm, Bãi Sao, Bãi Xếp Lớn, Bãi Xếp Nhỏ, Núi Cô Chín, Núi Radar, Bãi Đất Đỏ.
4/ Quần đảo An Thới: Hòn Thơm, Hòn Dừa, Hòn Rỏi, Hòn Đụn, Hòn Gầm Ghì, Hòn Mây Rút, Hòn Kim Qui, Hòn Dăm, Hòn Xưởng.
5/ Dương Đông: Suối Đá Bàn, Dinh Cậu
6/ Bãi Trường
7/ Rạch Tràm
8/ Rạch Vẹm
9/ Bắc Đảo: Bãi Thơm, Gành Dầu, Bãi Dài
10/ Làng chài Hàm Ninh: Bãi Vòng, Suối Tranh.
Đặc sản
Bánh canh ghẹ chả, Gỏi cá trích, Bún cá, Nấm tràm, Bánh thốt nốt, Cà xỉu, Hải Sâm, Bánh tét Cật Phú Quốc, Hồ Tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc, rượu Sim, Tiết Canh Cua, Món Nhum, Chả Cua, chả trứng cá ngát, Cà xíu muối, hủ tiếu Hà Tiên, Bún Kèn, Bún Nhâm, Cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ, Bánh thốt nốt, Xôi Hà Tiên, Ốc Giác, Khóm Tắc Cậu, bánh tráng Thạnh Hưng, Xoài Hoàn Đất, Món Nhộng Ve Ở Hòn Tre, Ngọc trai Phú Quốc, Còi biên mai, Cá khô Thiều, Rượu Mỏ quạ, Rượu Hải mã, Hải Sản, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích..

Hình ảnh về Hòn Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang

Hình ảnh Hòn Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang
Đảo Hòn Thơm- Phú Quốc- Kiên Giang
Hình ảnh Hòn Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang
San hô Hòn Thơm- Phú Quốc- Kiên Giang
Hình ảnh Hòn Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang
Bãi Chào Hòn Thơm- Phú Quốc- Kiên Giang
Hình ảnh Hòn Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang
Hồ tiêu Phú Quốc- Kiên Giang

Dự án bất động sản tại Xã Hòn Thơm, Phú Quốc - Kiên Giang

Ảnh dự án The Sailing Bay Hòn Thơm
The Sailing Bay Hòn Thơm
Địa chỉ: Thành phố Phú Quốc, Kiên Giang.
Ảnh dự án Hòn Thơm Paradise Island Phú Quốc
Hòn Thơm Paradise Island Phú Quốc
Địa chỉ: Đảo Hòn Thơm, Thành phố Phú Quốc, Kiên Giang.

Xã Hòn Thơm gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Hòn Thơm

Ghi chú về Hòn Thơm

Thông tin về Xã Hòn Thơm, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hòn Thơm, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hòn Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang