Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu
Thông tin tổng quan về Tân Uyên, Lai Châu
Tân Uyên là một huyện mới của tỉnh Lai Châu.
Diện tích: 90.326,75 ha
Dân số: 45.612 người (2009)
Huyện Tân Uyên gồm thị trấn Tân Uyên và các xã: Phúc Khoa, Mường Khoa,Nậm Cần, Pắc Ta, Nậm Sỏ, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Tà Mít và
Huyện có 8 dân tộc gồm Kinh, Thái, Laha, Khơ Mú, Mông, Giáy Dao, Lào, và Tày, trong đó người Thái chiếm số đông với gần 52%.
UBND Tân Uyên: (84.231). 3786380
BVDK Tân Uyên:(0274)3656319
Bến xe thị xã Lai Châu: 0984.800.008-0912.13.12.15
TTTT và xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu: 0231.3794628
Khách sạn Bảo Lưu Tân Uyên: 0902 133586
Phía Tây Tân Uyên giáp với huyện Sìn Hồ khu vực xã Nậm Sỏ, tỉnh Lai Châu;
Phía Nam Tân Uyên giáp với huyện Than Uyên khu vực xã Pắc Ta, tỉnh Lai Châu;
Phía Bắc Tân Uyên giáp với huyện Tam Đường khu vực xã Phúc Khoa, tỉnh Lai Châu.
Địa hình của Tân Uyên chủ yếu là những dãy núi thấp và núi trung bình, xen kẽ là những thung lũng và cánh đồng bằng phẳng.
Được tách ra từ huyện Than Uyên, Tân Uyên cũng nằm ở phía sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, trong vùng đất bằng phẳng giữa lưng chừng núi nên khí hậu ở Tân Uyên cũng chia thành 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa lượng mưa rất nhiều và kéo dài, còn mùa khô có gió Lào thổi suốt đêm ngày. Nhiệt độ bình quân hàng năm ở Tân Uyên khoảng 22,25 độ c.
Hình thái kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu là nông nghiệp. Hình thức canh tác nông nghiệp của bà con dân tộc thiểu số nhìn chung còn lạc hậu.
Về công nghiệp tồn tai một nhà máy chè kế thừa từ tài sản XHCN. Huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, hiện nay toàn huyện có 1.200 ha chè, với các giống chủ lực là Tuyết San, Bát Tiên và Thanh Tâm, sản lượng chè búp tươi của toàn huyện hàng năm đạt trên 8.500 tấn, cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và nguồn nhân lực dồi dào nhân dân chịu khó, cần cù, lao động sáng tạo. Đó là những động lực quan trọng để Tân Uyên phát triển bền vững và toàn diện trong tương lai không xa.
Tân Uyên là nơi sinh sống của bà con 8 dân tộc gồm: Kinh, Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Giáy, Lào và Tày. Trong đó, người Thái chiếm số đông với gần 52%. Dự kiến khi 2 công trình thủy điện Huội Quảng và Bản Chát hoàn thành, dân số Tân Uyên sẽ có sự biến động lớn vì phải tiếp nhận thêm gần 2.000 hộ dân tái định cư.
Người Thái ở Tân Uyên gồm 2 nhóm là Thái đen và Thái trắng, 2 nhóm được phân biệt qua trang phục và cách vấn tóc của phụ nữ có chồng. Phụ nữ Thái đen khi đã lấy chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc lên đỉnh đầu) còn với phụ nữ Thái trắng thì vấn tóc bình thường như các thiếu nữ. Trang phục của phụ nữ Thái rất độc đáo với chiếc áo cóm bó sát người đính hàng cúc bướm bằng bạc; chiếc váy màu đen dài chấm gót, đầu đội khăn piêu.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật tưới nước, đắp phai, đào mương...lúa nước là nguồn lương thực chính, ngoài lúa nước, dân tộc Thái còn nổi tiếng với các sản phẩm như vải thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, đệm ngủ làm từ bông lau bền, đẹp. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có từ 30–80 nóc nhà kề nhau, sinh sống dọc theo các con suối, nguồn nước.
Dân tộc Giáy chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra còn làm rẫy, chăn nuôi và nghề thủ công đan lát các sản phẩm phục vụ nghề chài lưới. Người Giáy rất thích màu đỏ,là biểu tượng của may mắn và hưng phát, người Giáy có hình thức hát giao duyên rất sôi nổi và hấp dẫn.
Thương nghiệp và dịch vụ còn sơ khai. Một số mặt hàng xuất khẩu tại Tân Uyên-Chè thô, vải thổ cẩm, thảo quả, nhựa thông, các mặt hàng nông sản khác chủ yếu cây ăn quả-nhãn.
Vào dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, người Khơ Mú thường đốt nương gieo trồng, trỉa hạt xuống đất. Họ làm lễ Palr Hmal Phlưa, đồng thời tổ chức Lễ Pa Sưm (cầu mưa, cầu mùa), đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu.
Tháng 3, tháng 4 âm lịch những năm hạn hán, người già trong bản thường bày trò cho trẻ em múa sạp, múa mắc chân ba người để trời làm sét cho mưa. Trai gái mặc áo mưa, đội nón giữa trời nắng, đi đến từng nhà trong bản, đến nhà nào thì nhà đó lấy chậu nước vo gạo hay nước trong ống dội vào họ. Người Khơ Mú tin rằng làm như vậy thì trời sẽ đổ mưa giúp cây lúa lên xanh tốt.
Vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, khi cây lúa đã trổ bông. Những bà chủ nướng sẽ đóng vai “Mẹ lúa” (Ma ngọ) lên nương cắt những bông lúa xanh làm cốm, bông vàng đem về luộc chín, khơi khô làm cốm để làm lễ Mah Quai, dâng cơm, lúa non cho tổ tiên.
Đặc sản Lai Châu
Đặc sản xôi tím, Nộm rau dớn, Măng nộm Hoa Ban, Thịt treo gác bếp, Cá bống vùi gio, theo thui luộc, Rêu đá, lợn cắp nách, lam nhọ, thua nau, pa dính,xôi trứng kiến, gà luộc chấm chéo tắp và canh lá đắng, măng khô rừng Mường Tè, hột chuối rừng, gạo nếp đen, Sâu chít rừng Mường Tè, Cá bống suối, mật ong rừng, miến dong Tam Đường ....
Diện tích: 90.326,75 ha
Dân số: 45.612 người (2009)
Huyện Tân Uyên gồm thị trấn Tân Uyên và các xã: Phúc Khoa, Mường Khoa,Nậm Cần, Pắc Ta, Nậm Sỏ, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Tà Mít và
Huyện có 8 dân tộc gồm Kinh, Thái, Laha, Khơ Mú, Mông, Giáy Dao, Lào, và Tày, trong đó người Thái chiếm số đông với gần 52%.
Sdt quan trọng
Bưu Điện Tân Uyên: +84 231 3786 080UBND Tân Uyên: (84.231). 3786380
BVDK Tân Uyên:(0274)3656319
Bến xe thị xã Lai Châu: 0984.800.008-0912.13.12.15
TTTT và xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu: 0231.3794628
Khách sạn Bảo Lưu Tân Uyên: 0902 133586
Địa hình thời tiết
Phía Đông Tân Uyên giáp với huyện Sa Pa khu vực xã Mường Khoa, tỉnh Lào Cai.Phía Tây Tân Uyên giáp với huyện Sìn Hồ khu vực xã Nậm Sỏ, tỉnh Lai Châu;
Phía Nam Tân Uyên giáp với huyện Than Uyên khu vực xã Pắc Ta, tỉnh Lai Châu;
Phía Bắc Tân Uyên giáp với huyện Tam Đường khu vực xã Phúc Khoa, tỉnh Lai Châu.
Địa hình của Tân Uyên chủ yếu là những dãy núi thấp và núi trung bình, xen kẽ là những thung lũng và cánh đồng bằng phẳng.
Được tách ra từ huyện Than Uyên, Tân Uyên cũng nằm ở phía sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, trong vùng đất bằng phẳng giữa lưng chừng núi nên khí hậu ở Tân Uyên cũng chia thành 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa lượng mưa rất nhiều và kéo dài, còn mùa khô có gió Lào thổi suốt đêm ngày. Nhiệt độ bình quân hàng năm ở Tân Uyên khoảng 22,25 độ c.
Lịch sử
Ngày 30/10/2008 huyện Tân Uyên được thành lập. Sau khi chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, nhân sự…huỵên Tân Uyên chính thức ra mắt và đi vào hoạt động ngày 15/01/2009.Kinh tế
Tân Uyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.Hình thái kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu là nông nghiệp. Hình thức canh tác nông nghiệp của bà con dân tộc thiểu số nhìn chung còn lạc hậu.
Về công nghiệp tồn tai một nhà máy chè kế thừa từ tài sản XHCN. Huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, hiện nay toàn huyện có 1.200 ha chè, với các giống chủ lực là Tuyết San, Bát Tiên và Thanh Tâm, sản lượng chè búp tươi của toàn huyện hàng năm đạt trên 8.500 tấn, cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và nguồn nhân lực dồi dào nhân dân chịu khó, cần cù, lao động sáng tạo. Đó là những động lực quan trọng để Tân Uyên phát triển bền vững và toàn diện trong tương lai không xa.
Tân Uyên là nơi sinh sống của bà con 8 dân tộc gồm: Kinh, Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Giáy, Lào và Tày. Trong đó, người Thái chiếm số đông với gần 52%. Dự kiến khi 2 công trình thủy điện Huội Quảng và Bản Chát hoàn thành, dân số Tân Uyên sẽ có sự biến động lớn vì phải tiếp nhận thêm gần 2.000 hộ dân tái định cư.
Người Thái ở Tân Uyên gồm 2 nhóm là Thái đen và Thái trắng, 2 nhóm được phân biệt qua trang phục và cách vấn tóc của phụ nữ có chồng. Phụ nữ Thái đen khi đã lấy chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc lên đỉnh đầu) còn với phụ nữ Thái trắng thì vấn tóc bình thường như các thiếu nữ. Trang phục của phụ nữ Thái rất độc đáo với chiếc áo cóm bó sát người đính hàng cúc bướm bằng bạc; chiếc váy màu đen dài chấm gót, đầu đội khăn piêu.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật tưới nước, đắp phai, đào mương...lúa nước là nguồn lương thực chính, ngoài lúa nước, dân tộc Thái còn nổi tiếng với các sản phẩm như vải thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, đệm ngủ làm từ bông lau bền, đẹp. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có từ 30–80 nóc nhà kề nhau, sinh sống dọc theo các con suối, nguồn nước.
Dân tộc Giáy chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra còn làm rẫy, chăn nuôi và nghề thủ công đan lát các sản phẩm phục vụ nghề chài lưới. Người Giáy rất thích màu đỏ,là biểu tượng của may mắn và hưng phát, người Giáy có hình thức hát giao duyên rất sôi nổi và hấp dẫn.
Thương nghiệp và dịch vụ còn sơ khai. Một số mặt hàng xuất khẩu tại Tân Uyên-Chè thô, vải thổ cẩm, thảo quả, nhựa thông, các mặt hàng nông sản khác chủ yếu cây ăn quả-nhãn.
Văn hóa du lịch
Tân Uyên hấp dẫn du khách nhờ những lễ hội truyền thống của bà con dân tộc thiểu số như lễ hội Lồng tồng, cầu cho mùa màng tốt tươi của dân tộc Giáy; lễ Mừng mưa rơi ( Om đang, Om đim); lễ Cầu mưa (Pa sưm); lễ xin lửa Thần bếp; lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêlr guông, lễ cúng Hồn lúa, Mẹ lúa (Hmạl, Hngọ) của dân tộc Khơ Mú.Vào dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, người Khơ Mú thường đốt nương gieo trồng, trỉa hạt xuống đất. Họ làm lễ Palr Hmal Phlưa, đồng thời tổ chức Lễ Pa Sưm (cầu mưa, cầu mùa), đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu.
Tháng 3, tháng 4 âm lịch những năm hạn hán, người già trong bản thường bày trò cho trẻ em múa sạp, múa mắc chân ba người để trời làm sét cho mưa. Trai gái mặc áo mưa, đội nón giữa trời nắng, đi đến từng nhà trong bản, đến nhà nào thì nhà đó lấy chậu nước vo gạo hay nước trong ống dội vào họ. Người Khơ Mú tin rằng làm như vậy thì trời sẽ đổ mưa giúp cây lúa lên xanh tốt.
Vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, khi cây lúa đã trổ bông. Những bà chủ nướng sẽ đóng vai “Mẹ lúa” (Ma ngọ) lên nương cắt những bông lúa xanh làm cốm, bông vàng đem về luộc chín, khơi khô làm cốm để làm lễ Mah Quai, dâng cơm, lúa non cho tổ tiên.
Đặc sản Lai Châu
Đặc sản xôi tím, Nộm rau dớn, Măng nộm Hoa Ban, Thịt treo gác bếp, Cá bống vùi gio, theo thui luộc, Rêu đá, lợn cắp nách, lam nhọ, thua nau, pa dính,xôi trứng kiến, gà luộc chấm chéo tắp và canh lá đắng, măng khô rừng Mường Tè, hột chuối rừng, gạo nếp đen, Sâu chít rừng Mường Tè, Cá bống suối, mật ong rừng, miến dong Tam Đường ....
Xem thêm:
Hình ảnh về Tân Uyên, Lai Châu
Huyện ủy Tân Uyên- Lai Châu
Đồi chè Tân Uyên- Lai Châu
Thảo quả khô- Tân Uyên- lai châu
Dự án bất động sản tại Huyện Tân Uyên, Lai Châu
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Tân Uyên, Lai Châu
Huyện Tân Uyên có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Tân Uyên có 9 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu
- Thị trấn Tân Uyên
- Xã Hố Mít
- Xã Mường Khoa
- Xã Nậm Cần
- Xã Nậm Sỏ
- Xã Pắc Ta
- Xã Phúc Khoa
- Xã Tà Mít
- Xã Thân Thuộc
- Xã Trung Đồng
Đường phố trực thuộc Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu
Vị trí Tân Uyên
Các trường từ bậc THPT trở lên trên địa bàn
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Trung học phổ thông | THPT Tân uyên | Thị Trấn Tân Uyên - Huyện Tân Uyên Tỉnh Lai Châu |
2 | Trung học phổ thông | THPT Trung Đồng | Xã Trung Đồng - Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai Châu |
3 | Tương đương bậc PTTH | Trung tâm GDTX huyện Tân Uyên | Thị Trấn Tân Uyên - Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai Châu |
Chi nhánh / cây ATM tại Tân Uyên, Lai Châu
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Tân Uyên - Lai Châu
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Tân Uyên | Khu Cơ Quan, Thị Trấn Tân Uyên, Tân Uyên, Lai Châu |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Tân Uyên | Tổ 15, thị trấn Tân Uyên, Tân Uyên, Lai Châu |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Tân Uyên - Lai Châu
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Tân Uyên | Khu Cơ quan, Thị trấn Tân Uyên, Tân Uyên, Lai Châu |
Ghi chú về Tân Uyên
Thông tin về Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tân Uyên, Lai Châu
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tân Uyên, Lai Châu