Xã Phú Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ
Thông tin tổng quan về Phú Khê, Cẩm Khê, Phú Thọ
Phú Khê là 1 xã của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Phía đông giáp sông Thao, phía bắc giáp thị trấn Sông Thao, phía nam giáp với xã Yên Tập, phía tây giáp với xã Sơn Tình và xã Tạ Xá.
Từ năm 1970, sau trận lũ lịch sử năm 1969, Phú Khê sát nhập thêm làng Phú Động (làng trên đảo giữa sông Hồng của xã Sơn Cương huyện Thanh Ba). Nhân dân Phú Động chuyển cư khỏi đảo, lập làng trên đất Phú Khê và trở thành một thôn của xã Phú Khê.
Tháng 1 năm 1996,33 ha đất của xã Phú Khê được cắt để hợp cùng toàn bộ diện tích xã Đông Phú bên cạnh để lập nên thị trấn sông Thao.
Đồi, gò Phú Khê chiếm hơn nửa diện tích tự nhiên của xã, trồng nhiều cọ. Với sản lượng khai thác trên 2 triệu tàu lá cọ/năm. Trong thập niên 1970, Phú Khê là địa phương đứng đầu huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung về diện tích rừng cọ. Ngày nay rừng cọ thưa hơn thập niên 60 (thế kỷ XX) nhưng trong rừng cọ đã được trồng xen nhiều loại cây lấy gỗ, cây nguyên liệu cho công nghiệp giấy mà chủ yếu là bạch đàn và keo tai tượng.
Là một phần của đồng bằng Cẩm Khê, đồng bằng Phú Khê không rộng và cũng bị chia cắt bởi đồi, gò nhưng màu mỡ, phì nhiêu do phù sa sông Hồng bồi đắp. Tuy nhiên độ san bằng không đều nên ở đây cũng có nhiều hồ, đầm và đồng chiêm trũng. Trước đây (từ thập niên 60 (thế kỷ XX) trở về trước), hàng năm về mùa mưa lũ, nước sông Hồng tràn vào đồng mang theo phù sa và nhiều thuỷ sản. Khi nước rút đi, đồng ruộng thêm phì nhiêu, hồ, đầm thêm nhiều tôm, cá. Bởi vậy mà Phú Khê vừa có nhiều lúa, lại vừa có nguồn thuỷ sản tự nhiên phong phú. Ngày nay, hệ thống đê điều ngăn lũ phát triển, nước sông Hồng không thể tràn vào đồng, diện tích trồng lúa 2 vụ tăng lên, nhưng nguồn thuỷ sản có được chủ yếu là do nuôi trồng. Với lợi thế có nhiều diện tích mặt nước của hồ, đầm và đồng chiêm trũng, Phú Khê rất thuận tiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài đồng bằng, Phú Khê còn có tổng số diện tích theo km2 khá lớn trồng sắn và hoa màu trên các sườn đồi, xen những gốc cọ.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 21 tỷ đồng, tăng 24% so chỉ tiêu đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 18 triệu đồng/ người/năm (chỉ tiêu đại hội 10 triệu), tăng 1,8 lần so với nhiệm kỳ trước. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 34 tỷ đồng. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 85,5%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 21,6%. Xây dựng nông thôn mới đạt 9/19 tiêu chí, tăng 4 tiêu chí so năm 2011. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cũng đạt được những kết quả nổi bật, có 80% chi bộ xếp loại TSVM, 94,3% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; 3/5 năm đảng bộ được công nhận TSVM. Kết nạp được 21 đảng viên mới.
Lịch sử
Xã Phú Khê hình thành từ lâu đời. Có ngòi Me chảy qua. Ngòi Me là ranh giới tự nhiên giữa 2 xã Phú Khê và Yên Tập. Thời phong kiến, Phú Khê vừa là xã vừa là tổng. Ngòi Me do Phú Khê quản lý bao gồm từ "thượng chí Đá Hiểm, hạ chí Thao Giang" tức là toàn bộ con ngòi Me chảy qua địa phận huyện Cẩm Khê, từ thác Đá Thờ, giáp giới Huyện Yên Lập tới sông Thao đều là ngòi của Phú Khê. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Phú Khê chỉ là xã và không còn quản lý con ngòi chảy qua địa phận các xã lân cận nữa.Từ năm 1970, sau trận lũ lịch sử năm 1969, Phú Khê sát nhập thêm làng Phú Động (làng trên đảo giữa sông Hồng của xã Sơn Cương huyện Thanh Ba). Nhân dân Phú Động chuyển cư khỏi đảo, lập làng trên đất Phú Khê và trở thành một thôn của xã Phú Khê.
Tháng 1 năm 1996,33 ha đất của xã Phú Khê được cắt để hợp cùng toàn bộ diện tích xã Đông Phú bên cạnh để lập nên thị trấn sông Thao.
Kinh tế - Xã hội
Phú Khê là vùng bán sơn địa, vừa có đồi gò và vừa có đồng bằng nên có nhiều rừng và cũng nhiều đồng ruộng.Đồi, gò Phú Khê chiếm hơn nửa diện tích tự nhiên của xã, trồng nhiều cọ. Với sản lượng khai thác trên 2 triệu tàu lá cọ/năm. Trong thập niên 1970, Phú Khê là địa phương đứng đầu huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung về diện tích rừng cọ. Ngày nay rừng cọ thưa hơn thập niên 60 (thế kỷ XX) nhưng trong rừng cọ đã được trồng xen nhiều loại cây lấy gỗ, cây nguyên liệu cho công nghiệp giấy mà chủ yếu là bạch đàn và keo tai tượng.
Là một phần của đồng bằng Cẩm Khê, đồng bằng Phú Khê không rộng và cũng bị chia cắt bởi đồi, gò nhưng màu mỡ, phì nhiêu do phù sa sông Hồng bồi đắp. Tuy nhiên độ san bằng không đều nên ở đây cũng có nhiều hồ, đầm và đồng chiêm trũng. Trước đây (từ thập niên 60 (thế kỷ XX) trở về trước), hàng năm về mùa mưa lũ, nước sông Hồng tràn vào đồng mang theo phù sa và nhiều thuỷ sản. Khi nước rút đi, đồng ruộng thêm phì nhiêu, hồ, đầm thêm nhiều tôm, cá. Bởi vậy mà Phú Khê vừa có nhiều lúa, lại vừa có nguồn thuỷ sản tự nhiên phong phú. Ngày nay, hệ thống đê điều ngăn lũ phát triển, nước sông Hồng không thể tràn vào đồng, diện tích trồng lúa 2 vụ tăng lên, nhưng nguồn thuỷ sản có được chủ yếu là do nuôi trồng. Với lợi thế có nhiều diện tích mặt nước của hồ, đầm và đồng chiêm trũng, Phú Khê rất thuận tiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài đồng bằng, Phú Khê còn có tổng số diện tích theo km2 khá lớn trồng sắn và hoa màu trên các sườn đồi, xen những gốc cọ.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 21 tỷ đồng, tăng 24% so chỉ tiêu đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 18 triệu đồng/ người/năm (chỉ tiêu đại hội 10 triệu), tăng 1,8 lần so với nhiệm kỳ trước. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 34 tỷ đồng. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 85,5%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 21,6%. Xây dựng nông thôn mới đạt 9/19 tiêu chí, tăng 4 tiêu chí so năm 2011. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cũng đạt được những kết quả nổi bật, có 80% chi bộ xếp loại TSVM, 94,3% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; 3/5 năm đảng bộ được công nhận TSVM. Kết nạp được 21 đảng viên mới.
Xem thêm:
Hình ảnh về Phú Khê, Cẩm Khê, Phú Thọ
Phú Khê đứng đầu cả nước về diện tích rừng cọ.
Hồ chứa nước xã Phú Khê.
Dự án bất động sản tại Xã Phú Khê, Cẩm Khê - Phú Thọ
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phú Khê, Cẩm Khê - Phú Thọ
Xã Phú Khê gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Sông Thao
- Xã Cấp Dẫn
- Xã Cát Trù
- Xã Chương Xá
- Xã Điêu Lương
- Xã Đồng Cam
- Xã Đồng Lương
- Xã Hiền Đa
- Xã Hương Lung
- Xã Ngô Xá
- Xã Phú Khê
- Xã Phú Lạc
- Xã Phùng Xá
- Xã Phượng Vĩ
- Xã Phương Xá
- Xã Sai Nga
- Xã Sơn Nga
- Xã Sơn Tình
- Xã Tạ Xá
- Xã Tam Sơn
- Xã Thanh Nga
- Xã Thụy Liễu
- Xã Tiên Lương
- Xã Tình Cương
- Xã Tùng Khê
- Xã Tuy Lộc
- Xã Văn Bán
- Xã Văn Khúc
- Xã Xương Thịnh
- Xã Yên Dưỡng
- Xã Yên Tập
Vị trí Phú Khê
Ghi chú về Phú Khê
Thông tin về Xã Phú Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phú Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phú Khê, Cẩm Khê, Phú Thọ
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phú Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phú Khê, Cẩm Khê, Phú Thọ