Xã Văn Lang, Huyện Hạ Hòa, Tỉnh Phú Thọ
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Văn Lang, Hạ Hòa, Phú Thọ
Văn Lang là 1 xã của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Xã Văn Lang có tổng số diện tích theo km2 11,04 km², tổng số dân vào năm 1999 là 3.590 người, mật độ dân số tương ứng 325 người/km².
Trên lĩnh vực nông nghiệp, từ thực tế của địa phương xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh chỉ đạo tổ chức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như giống mới chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đặc biệt tập trung sản xuất hàng hóa tạo thị trường và thương hiệu của sản phẩm, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hàng năm duy trì diện tích trồng cây lương thực và rau màu 450 ha, trong đó vụ đông đạt 110 – 115 ha, 70% là các giống lúa chất lượng cao được đưa vào gieo cấy, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, năng suất lúa đạt 50 tạ/ha.
Về xây dựng nông thôn mới, Văn Lang đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức của cán bộ đảng viên đến các tầng lớp nhân dân. Sau 4 năm thực hiện, xã Văn Lang đã đầu tư xây được 125 nhà xây kiên cố ước khoảng 37,5 tỷ đồng. Người dân đã hiến 19.000 m2 đất phục vụ giải phóng mặt bằng làm được 7,8 km đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó nhân dân còn đóng góp hàng ngàn ngày công lao động và hàng trăm triệu đồng để làm đường giao thông bằng bê tông và làm cống, rãnh nước vệ sinh môi trường. Từ 5 tiêu chí năm 2011, đến hết năm 2014 Văn Lang đã đạt 12 tiêu chí, phấn đấu năm 2015 đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới.
Nổi bật nhất là kinh tế hạ tầng nông thôn. Hệ thống đường giao thông đến nay đã nhựa hóa được 4,3 km, hệ thống thủy lợi được đầu tư, cải tạo, xây mới 1,3 km. Kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội các công trình phục vụ dân sinh được tăng cường xây dựng mới, sửa chữa cải tạo 14 phòng học và 4 phòng công vụ của trường THCS, tiểu học; xây mới nhà điều hành trạm y tế. Hệ thống điện được đầu tư thêm 2 trạm biến áp, cải tạo nâng cấp 13 km đường dây, nâng tổng số lên 6 trạm điện phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới tiếp tục được triển khai sâu rộng, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Hàng năm có 80% số khu và trên 85% số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 9,7% năm 2011 xuống còn 6,9% năm 2014. An ninh chính trị ổn định, trật tư an toàn xã hội được giữ vững.
Theo huyền tích và Ngọc phả lưu lại đình Văn Lang kể lại từ thời xa xưa, hai vợ chồng ông bà họ Lê từ vùng Đường Lâm thuộc đất Phong Châu hiếm muộn về con cái nên đã ngược dòng sông Thao đến ngôi đền Nam Sang trang Văn Lang thuộc đất Thao Giang để cầu tự. Đến ngôi đền thiêng, ông bà họ Lê ngủ tại đền một đêm, đêm đó, bà vợ nằm mộng thấy có một người đàn bà đến đưa cho một cành hoa. Tỉnh dậy, biết đây là điềm may nên ông bà họ Lê trở về quê mong gặp điều mừng. Thời gian trôi qua, ông bà đã sinh được một gái và một trai, đặt tên là Ả Lan và Anh Tuấn. Hai chị em lớn lên đều thông minh và khỏe mạnh lạ thường. Ông bà đã cho con đi học chữ và đón thầy về dạy võ nghệ, kiếm cung. Năm hai chị em 17-18 tuổi, trời làm đại hạn, ruộng đất nứt nẻ, lúa khoai đều mất mùa, nhân dân khắp nơi đều đói kém. Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ lại bị quan quân đánh đập, ốm nặng mà chết. Hai chị em đi giao du khắp nơi trong thiên hạ để liên kết với các anh hùng hào kiệt.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hai chị em đã cùng mọi người kéo về Hát Môn, Phúc Thọ- Sơn Tây được giao làm tướng tiên phong, đem quân đánh giặc ở xứ Thao Giang. Bằng hai cánh quân thủy bộ, đội quân của Lê Ả Lan- Lê Anh Tuấn đi đến đâu, quan quân Đông Hán tan tác đến đó. Khi tới trang Văn Lang, kẻ thù cũng cuống cuồng rút chạy. Lê Ả Lan đem quân đóng giữ vùng Ao Trời còn Lê Anh Tuấn được giao làm phó tướng, đóng quân ở thung lũng chân núi. Hai chị em còn cho lập đồn trại ở bến đò và bốn bên doanh trại; tổ chức khai phá bềnh lầy dộc rậm và phì nhiêu. Tháng giêng năm ấy, Lê Ả Lan cho dân giã gạo nếp, thổi xôi, làm bánh dày, bánh út, mổ trâu mở hội múa kiếm khao quân. Sau đó, hai chị em được lệnh tiến xuống giải phóng Luy Lâu (Bắc Ninh). Trong khi chiến đấu, Lê Anh Tuấn bị thương nặng ở chốn trận tiền. Sau chiến thắng, hai chị em được phong ấp ở đất Đường Lâm và được trở lại đóng ở Văn Lang. Mấy năm sau, vào ngày 25 tháng 8 âm lịch, cả hai chị em đều mất ở núi Ao Trời. Dân gian còn tương truyền, khi thắng trận trở về lại đất Văn Lang, khi nhân dân mổ trâu vui mừng đón hai chị em tướng quân thì đi đến giữa đường, trời nổi cơn giông bão, mưa to, hai chị em Ả Lan đã hóa về trời, để lại hai nấm đất mối đã đắp cao. Nhân dân đời này hương khỏi để tưởng nhớ công lao của hai chị em họ Lê đã xả thân vì độc lập của dân tộc.
Tuy được xây dựng từ lâu đời nhưng ngôi đền thờ hai tướng có kiến trúc khá đặc biệt. Đền được bố trí thành ba gian nối tiếp nhau. Hai gian ngoài gọi là gian tiền tế, là nơi để treo những bức hoành phi câu đối, để gươm đao, cờ kiệu và là không gian để dân làng đến tế lễ hằng năm. Gian trong cùng kín đáo gọi là gian thượng điện nơi thờ tự long ngai hai chị em tướng quân. Đền nhìn ra cánh đồng lúa bát ngát phì nhiêu. Trước đây, đền lưu giữ 7 đạo sắc do các triều đại nhà vua phong nhưng do chiến tranh, thiên tai, hiện đền chỉ còn lại hai đạo sắc. Với ý nghĩa lịch sử lớn lao, năm 1992, đền Nghè xã Văn Lang được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Hằng năm, cứ vào tháng giêng âm lịch, lễ hội đền Nghè được dân làng Văn Lang tổ chức. Theo người già nơi đây kể lại, đúng 0 giờ ngày mùng 6 rạng ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân làm lễ mở cửa đền, cúng cỗ chay và tế một con lợn đen. Sáng hôm sau đóng cửa, chờ đến đúng ngày mùng 10 thì mở hội. Khai hội là lễ rước nước từ sông Hồng về đền để tắm và cúng tướng sau đó là lễ tế thần và các trò chơi truyền thống. Theo cụ từ Lê Văn Lịch thì sở dĩ có tục rước nước về tắm cho tướng vì hôm đó đúng vào ngày hai chị em tướng sinh ra.
Đến tháng 3 âm lịch, vì đây là dịp kỷ niệm hai tướng chiến thắng trở về đất Văn Lang, ngày lành tháng tốt, dân làng lại tập trung để tế trâu. Đã thành lệ, cách đó khoảng một tháng, người ta đi chọn trâu. Trâu tế tướng phải to, béo, không bệnh tật, khoáy phải đều chằn chặn và phải được mua ở nhà lành, không trộm cắp, không ốm đau và không có người chuẩn bị sinh nở. Khi trâu được mua về nếu là trâu dữ cũng trở nên hiền lành và không đánh nhau với trâu khác nữa. Tương truyền, những đêm trâu buộc cạnh đền chuẩn bị tế lễ, hổ về ngồi chầu chực bên cạnh nhưng chỉ ngắm nhìn mà không xông vào vồ. Trâu được đưa vào gian tiền tế để tế sống theo nghi lễ sau đó mới đem mổ và làm mâm cúng. Phong tục tế trâu đến nay vẫn được dân làng xã Văn Lang duy trì như một nét đẹp văn hóa nơi đây.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Văn Lang:
Kinh tế - Xã hội
Những năm gần đây, kinh tế xã hội của Văn Lang có nhiều chuyển biến. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10,7%/ năm. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp 36,2%, CN - TTCN, XD 11,2%, dịch vụ thương mại 52,6%. Sản lượng lương thực cây có hạt 1.570 tấn. Bình quân lương thực đầu người 413 kg/ người/ năm; giá trị sản xuất bình quân đạt 21 triệu đồng/người/năm 2014.Trên lĩnh vực nông nghiệp, từ thực tế của địa phương xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh chỉ đạo tổ chức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như giống mới chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đặc biệt tập trung sản xuất hàng hóa tạo thị trường và thương hiệu của sản phẩm, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hàng năm duy trì diện tích trồng cây lương thực và rau màu 450 ha, trong đó vụ đông đạt 110 – 115 ha, 70% là các giống lúa chất lượng cao được đưa vào gieo cấy, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, năng suất lúa đạt 50 tạ/ha.
Về xây dựng nông thôn mới, Văn Lang đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức của cán bộ đảng viên đến các tầng lớp nhân dân. Sau 4 năm thực hiện, xã Văn Lang đã đầu tư xây được 125 nhà xây kiên cố ước khoảng 37,5 tỷ đồng. Người dân đã hiến 19.000 m2 đất phục vụ giải phóng mặt bằng làm được 7,8 km đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó nhân dân còn đóng góp hàng ngàn ngày công lao động và hàng trăm triệu đồng để làm đường giao thông bằng bê tông và làm cống, rãnh nước vệ sinh môi trường. Từ 5 tiêu chí năm 2011, đến hết năm 2014 Văn Lang đã đạt 12 tiêu chí, phấn đấu năm 2015 đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới.
Nổi bật nhất là kinh tế hạ tầng nông thôn. Hệ thống đường giao thông đến nay đã nhựa hóa được 4,3 km, hệ thống thủy lợi được đầu tư, cải tạo, xây mới 1,3 km. Kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội các công trình phục vụ dân sinh được tăng cường xây dựng mới, sửa chữa cải tạo 14 phòng học và 4 phòng công vụ của trường THCS, tiểu học; xây mới nhà điều hành trạm y tế. Hệ thống điện được đầu tư thêm 2 trạm biến áp, cải tạo nâng cấp 13 km đường dây, nâng tổng số lên 6 trạm điện phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới tiếp tục được triển khai sâu rộng, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Hàng năm có 80% số khu và trên 85% số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 9,7% năm 2011 xuống còn 6,9% năm 2014. An ninh chính trị ổn định, trật tư an toàn xã hội được giữ vững.
Văn hóa - Lễ hội
Đền Nghè tại xã Văn Lang nằm bên hữu ngạn sông Thao trên một dải đất phù sa màu mỡ. Ngôi đền rêu phong, cổ kính và trầm mặc thờ hai vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc, bảo vệ bờ cõi.Theo huyền tích và Ngọc phả lưu lại đình Văn Lang kể lại từ thời xa xưa, hai vợ chồng ông bà họ Lê từ vùng Đường Lâm thuộc đất Phong Châu hiếm muộn về con cái nên đã ngược dòng sông Thao đến ngôi đền Nam Sang trang Văn Lang thuộc đất Thao Giang để cầu tự. Đến ngôi đền thiêng, ông bà họ Lê ngủ tại đền một đêm, đêm đó, bà vợ nằm mộng thấy có một người đàn bà đến đưa cho một cành hoa. Tỉnh dậy, biết đây là điềm may nên ông bà họ Lê trở về quê mong gặp điều mừng. Thời gian trôi qua, ông bà đã sinh được một gái và một trai, đặt tên là Ả Lan và Anh Tuấn. Hai chị em lớn lên đều thông minh và khỏe mạnh lạ thường. Ông bà đã cho con đi học chữ và đón thầy về dạy võ nghệ, kiếm cung. Năm hai chị em 17-18 tuổi, trời làm đại hạn, ruộng đất nứt nẻ, lúa khoai đều mất mùa, nhân dân khắp nơi đều đói kém. Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ lại bị quan quân đánh đập, ốm nặng mà chết. Hai chị em đi giao du khắp nơi trong thiên hạ để liên kết với các anh hùng hào kiệt.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hai chị em đã cùng mọi người kéo về Hát Môn, Phúc Thọ- Sơn Tây được giao làm tướng tiên phong, đem quân đánh giặc ở xứ Thao Giang. Bằng hai cánh quân thủy bộ, đội quân của Lê Ả Lan- Lê Anh Tuấn đi đến đâu, quan quân Đông Hán tan tác đến đó. Khi tới trang Văn Lang, kẻ thù cũng cuống cuồng rút chạy. Lê Ả Lan đem quân đóng giữ vùng Ao Trời còn Lê Anh Tuấn được giao làm phó tướng, đóng quân ở thung lũng chân núi. Hai chị em còn cho lập đồn trại ở bến đò và bốn bên doanh trại; tổ chức khai phá bềnh lầy dộc rậm và phì nhiêu. Tháng giêng năm ấy, Lê Ả Lan cho dân giã gạo nếp, thổi xôi, làm bánh dày, bánh út, mổ trâu mở hội múa kiếm khao quân. Sau đó, hai chị em được lệnh tiến xuống giải phóng Luy Lâu (Bắc Ninh). Trong khi chiến đấu, Lê Anh Tuấn bị thương nặng ở chốn trận tiền. Sau chiến thắng, hai chị em được phong ấp ở đất Đường Lâm và được trở lại đóng ở Văn Lang. Mấy năm sau, vào ngày 25 tháng 8 âm lịch, cả hai chị em đều mất ở núi Ao Trời. Dân gian còn tương truyền, khi thắng trận trở về lại đất Văn Lang, khi nhân dân mổ trâu vui mừng đón hai chị em tướng quân thì đi đến giữa đường, trời nổi cơn giông bão, mưa to, hai chị em Ả Lan đã hóa về trời, để lại hai nấm đất mối đã đắp cao. Nhân dân đời này hương khỏi để tưởng nhớ công lao của hai chị em họ Lê đã xả thân vì độc lập của dân tộc.
Tuy được xây dựng từ lâu đời nhưng ngôi đền thờ hai tướng có kiến trúc khá đặc biệt. Đền được bố trí thành ba gian nối tiếp nhau. Hai gian ngoài gọi là gian tiền tế, là nơi để treo những bức hoành phi câu đối, để gươm đao, cờ kiệu và là không gian để dân làng đến tế lễ hằng năm. Gian trong cùng kín đáo gọi là gian thượng điện nơi thờ tự long ngai hai chị em tướng quân. Đền nhìn ra cánh đồng lúa bát ngát phì nhiêu. Trước đây, đền lưu giữ 7 đạo sắc do các triều đại nhà vua phong nhưng do chiến tranh, thiên tai, hiện đền chỉ còn lại hai đạo sắc. Với ý nghĩa lịch sử lớn lao, năm 1992, đền Nghè xã Văn Lang được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Hằng năm, cứ vào tháng giêng âm lịch, lễ hội đền Nghè được dân làng Văn Lang tổ chức. Theo người già nơi đây kể lại, đúng 0 giờ ngày mùng 6 rạng ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân làm lễ mở cửa đền, cúng cỗ chay và tế một con lợn đen. Sáng hôm sau đóng cửa, chờ đến đúng ngày mùng 10 thì mở hội. Khai hội là lễ rước nước từ sông Hồng về đền để tắm và cúng tướng sau đó là lễ tế thần và các trò chơi truyền thống. Theo cụ từ Lê Văn Lịch thì sở dĩ có tục rước nước về tắm cho tướng vì hôm đó đúng vào ngày hai chị em tướng sinh ra.
Đến tháng 3 âm lịch, vì đây là dịp kỷ niệm hai tướng chiến thắng trở về đất Văn Lang, ngày lành tháng tốt, dân làng lại tập trung để tế trâu. Đã thành lệ, cách đó khoảng một tháng, người ta đi chọn trâu. Trâu tế tướng phải to, béo, không bệnh tật, khoáy phải đều chằn chặn và phải được mua ở nhà lành, không trộm cắp, không ốm đau và không có người chuẩn bị sinh nở. Khi trâu được mua về nếu là trâu dữ cũng trở nên hiền lành và không đánh nhau với trâu khác nữa. Tương truyền, những đêm trâu buộc cạnh đền chuẩn bị tế lễ, hổ về ngồi chầu chực bên cạnh nhưng chỉ ngắm nhìn mà không xông vào vồ. Trâu được đưa vào gian tiền tế để tế sống theo nghi lễ sau đó mới đem mổ và làm mâm cúng. Phong tục tế trâu đến nay vẫn được dân làng xã Văn Lang duy trì như một nét đẹp văn hóa nơi đây.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Văn Lang:
Xem thêm:
Hình ảnh về Văn Lang, Hạ Hòa, Phú Thọ
Lễ Tế Ông Hắc Ngưu-Đền Nghè-Xã Văn Lang.
Nông dân xã Văn Lang trồng nhiều loại cây hàng hóa có giá trị kinh tế.
Dự án bất động sản tại Xã Văn Lang, Hạ Hòa - Phú Thọ
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Văn Lang, Hạ Hòa - Phú Thọ
Xã Văn Lang gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Hạ Hòa
- Xã Ấm Hạ
- Xã Bằng Giã
- Xã Cáo Điền
- Xã Chính Công
- Xã Chuế Lưu
- Xã Đại Phạm
- Xã Đan Hà
- Xã Đan Thượng
- Xã Động Lâm
- Xã Gia Điền
- Xã Hà Lương
- Xã Hậu Bổng
- Xã Hiền Lương
- Xã Hương Xạ
- Xã Lâm Lợi
- Xã Lang Sơn
- Xã Lệnh Khanh
- Xã Liên Phương
- Xã Mai Tùng
- Xã Minh Côi
- Xã Minh Hạc
- Xã Phụ Khánh
- Xã Phương Viên
- Xã Quân Khê
- Xã Tứ Hiệp
- Xã Văn Lang
- Xã Vĩnh Chân
- Xã Vô Tranh
- Xã Vụ Cầu
- Xã Xuân Áng
- Xã Y Sơn
- Xã Yên Kỳ
- Xã Yên Luật
Bản đồ vị trí Văn Lang
Ghi chú về Văn Lang
Thông tin về Xã Văn Lang, Huyện Hạ Hòa, Tỉnh Phú Thọ liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Văn Lang, Huyện Hạ Hòa, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Văn Lang, Hạ Hòa, Phú Thọ
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Văn Lang, Huyện Hạ Hòa, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Văn Lang, Hạ Hòa, Phú Thọ