Xã Xuân Quang, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ
Xuân Quang là xã miền núi cách trung tâm huyện lỵ Tam Nông 13 km về phía bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 650.84 ha. Phía đông bắc giáp với xã Văn Lương - xã Thanh Uyên; phía tây giáp sông Hồng; phía nam giáp với xã Tứ Mỹ; phía bắc giáp với xã Hương Nha. Nằm sát con sông Hồng nên địa hình của xã được phân chia thành hai vùng rõ rệt.
Vùng đồi bắt nguồn từ phía tây nam xã Tứ Mỹ tiếp giáp với xã Văn Lương chiếm 90% diện tích với 99 đồi đan xen trải dài từ nam sang bắc. Diện tích hẹp, độ dốc thấp, chủ yếu là đất sỏi nhỏ, kém màu mỡ thích hợp trồng các loại cây nông sản dài ngày như cây chè, sơn nhựa, cọ, chẩu, sở...cùng một số cây nguyên liệu giấy như bạch đàn, keo, chàm, tre, nứa. Xen kẽ với những gò đồi là những thung lũng hẹp, những thửa rộng bậc thang chủ yếu để trồng lúa và các loại hoa mầu.
Vùng đồng bằng phía nam gồm những cánh đồng nhỏ thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ, chỉ cấy được một vụ lúa chiêm. Những năm gần đây do hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, nên một số rộng đã cấy được hai vụ lúa.
Toàn xã có 1.260 hộ và 4.743 nhân khẩu tính đến tháng 10 năm 2014.
Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2015-2020, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; tổng thu nhập các ngành kinh tế đạt 423,5 tỷ đồng; giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị canh tác đạt 60 triệu đồng/ha/năm. Hằng năm, có 85% gia đình, 80% thôn và 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chí văn hóa, Đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh.
Theo lịch sử và thần tích, Lễ hội cầu Trâu xã Xuân Quang nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, tưởng nhớ công đức của 2 vị tướng tài Cao Sơn và Quý Minh đã có công giúp Vua Hùng Duệ Vương đánh đuổi quân Thục Phán xâm lược.
Tương truyền, khi 2 ông chiêu mộ binh sĩ và kéo quân đánh giặc, được dân làng Xuân Quang tặng một con Trâu đen. Nghĩa quân đã dùng dây Thiếu từ núi Mủi - Thanh Uyên để buộc Trâu. Sau khi mổ Trâu, dùng da Trâu căng ra làm nồi nấu thịt, lấy lá Ngõa trải ra để bày thịt. Sau khi ăn xong, nghĩa quân thẳng tiến đến đồn chính của giặc Thục quyết chiến một trận. Giặc Thục tan tác tháo chạy. Cao Sơn và Quý Minh đã cùng nghĩa quân chém trên 1 nghìn đầu giặc. Thắng trận 2 ông cho quân lính lui về mở tiệc khao thưởng.
Đến năm Kỷ Hợi, vào tối ngày 12 tháng giêng âm lịch, 2 ông cùng mất. Nhà vua vô cùng thương tiếc và ban lệnh cho nhân dân bản địa lập đền thờ cúng 2 vị tướng Cao Sơn - Quý Minh và sắc phong cho 2 ông là "Thượng đẳng phúc thần"
Năm 2010, xã Xuân Quang đã chính thức phục dựng lại Lễ hội cầu Trâu sau hơn 50 năm thất truyền. Theo quy định của địa phương, 5 năm một lần, địa phương sẽ lại tổ chức Lễ hội cầu Trâu độc đáo này nhằm để người dân làng Xuân Quang thể hiện đạo lý, truyền thống "uống nước nhớ nguồn", phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc và gắn kết sức mạnh đoàn kết cộng đồng. Lễ hội đã thu hút trên 2000 lượt du khách về thăm quan.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Xuân Quang:
Vùng đồi bắt nguồn từ phía tây nam xã Tứ Mỹ tiếp giáp với xã Văn Lương chiếm 90% diện tích với 99 đồi đan xen trải dài từ nam sang bắc. Diện tích hẹp, độ dốc thấp, chủ yếu là đất sỏi nhỏ, kém màu mỡ thích hợp trồng các loại cây nông sản dài ngày như cây chè, sơn nhựa, cọ, chẩu, sở...cùng một số cây nguyên liệu giấy như bạch đàn, keo, chàm, tre, nứa. Xen kẽ với những gò đồi là những thung lũng hẹp, những thửa rộng bậc thang chủ yếu để trồng lúa và các loại hoa mầu.
Vùng đồng bằng phía nam gồm những cánh đồng nhỏ thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ, chỉ cấy được một vụ lúa chiêm. Những năm gần đây do hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, nên một số rộng đã cấy được hai vụ lúa.
Toàn xã có 1.260 hộ và 4.743 nhân khẩu tính đến tháng 10 năm 2014.
Kinh tế - Xã hội
Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác năm 2014, ước đạt 40 triệu đồng/ha, tăng 20 triệu đồng/ha so với năm 2010, đạt 100% mục tiêu đại hội. Trong 5 năm, toàn xã trồng mới 576 ha rừng, tăng 459 ha so với năm 2010. Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng tích cực, các thiết chế văn hóa được củng cố hoàn thiện, có 82% số hộ đạt gia đình văn hóa, 90% số thôn đạt chuẩn văn hóa, 100% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ học sinh từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 100%, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp đạt trên 99,5%, huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Công tác xây dựng hệ thống chính trị được Đảng bộ xã chú trọng, quan tâm, đến nay, có 30 chi bộ, tăng 9 chi bộ so với năm 2010, 100% thôn có chi bộ độc lập, số chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh đạt từ 85% trở lên, vượt 5% mục tiêu đại hội, Đảng bộ xã hằng năm đều đạt trong sạch, vững mạnh.Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2015-2020, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; tổng thu nhập các ngành kinh tế đạt 423,5 tỷ đồng; giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị canh tác đạt 60 triệu đồng/ha/năm. Hằng năm, có 85% gia đình, 80% thôn và 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chí văn hóa, Đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh.
Lễ hội
Trong 2 ngày 25,26/2 tức mùng 6, mùng 7 tết Ất Mùi 2015, xã Xuân Quang huyện Tam Nông đã tổ chức Lễ hội cầu Trâu đầu Xuân. Đây là lần thứ 2 xã Xuân Quang tổ chức phục dựng Lễ hội độc đáo này sau hơn 50 năm thất truyền.Theo lịch sử và thần tích, Lễ hội cầu Trâu xã Xuân Quang nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, tưởng nhớ công đức của 2 vị tướng tài Cao Sơn và Quý Minh đã có công giúp Vua Hùng Duệ Vương đánh đuổi quân Thục Phán xâm lược.
Tương truyền, khi 2 ông chiêu mộ binh sĩ và kéo quân đánh giặc, được dân làng Xuân Quang tặng một con Trâu đen. Nghĩa quân đã dùng dây Thiếu từ núi Mủi - Thanh Uyên để buộc Trâu. Sau khi mổ Trâu, dùng da Trâu căng ra làm nồi nấu thịt, lấy lá Ngõa trải ra để bày thịt. Sau khi ăn xong, nghĩa quân thẳng tiến đến đồn chính của giặc Thục quyết chiến một trận. Giặc Thục tan tác tháo chạy. Cao Sơn và Quý Minh đã cùng nghĩa quân chém trên 1 nghìn đầu giặc. Thắng trận 2 ông cho quân lính lui về mở tiệc khao thưởng.
Đến năm Kỷ Hợi, vào tối ngày 12 tháng giêng âm lịch, 2 ông cùng mất. Nhà vua vô cùng thương tiếc và ban lệnh cho nhân dân bản địa lập đền thờ cúng 2 vị tướng Cao Sơn - Quý Minh và sắc phong cho 2 ông là "Thượng đẳng phúc thần"
Năm 2010, xã Xuân Quang đã chính thức phục dựng lại Lễ hội cầu Trâu sau hơn 50 năm thất truyền. Theo quy định của địa phương, 5 năm một lần, địa phương sẽ lại tổ chức Lễ hội cầu Trâu độc đáo này nhằm để người dân làng Xuân Quang thể hiện đạo lý, truyền thống "uống nước nhớ nguồn", phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc và gắn kết sức mạnh đoàn kết cộng đồng. Lễ hội đã thu hút trên 2000 lượt du khách về thăm quan.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Xuân Quang:
Xem thêm:
Hình ảnh về Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ
Đại hội lần thứ XII nhiệm kỳ 2015-2010 xã Xuân Quang.
Lễ hội Cầu Trâu xã Xuân Quang.
Dự án bất động sản tại Xã Xuân Quang, Tam Nông - Phú Thọ
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Xuân Quang, Tam Nông - Phú Thọ
Xã Xuân Quang gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Xuân Quang
Ghi chú về Xuân Quang
Thông tin về Xã Xuân Quang, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Xuân Quang, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Xuân Quang, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ