Tỉnh thành VN > Đồng Tháp > Huyện Cao Lãnh

Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Thông tin tổng quan về Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

Cao Lãnh là một huyện của tỉnh Đồng Tháp.

Lịch sử

Thời phong kiến
Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Cao Lãnh và Tháp Mười ngày này ban đầu thuộc tổng Phong Thạnh và một phần tổng Phong Phú, huyện Kiến Đăng, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), lập một phủ mới mang tên là phủ Kiến Tường, trích huyện Kiến Đăng thành 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Phong cho vào phủ Kiến Tường. Lúc này, hai tổng Phong Thạnh và Phong Phú cùng thuộc huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường.
Thôn Mỹ Trà (tức Cao Lãnh) là lỵ sở của huyện Kiến Phong và cũng là lỵ sở của phủ Kiến Tường. Sau này, tổng Phong Thạnh sáp nhập thêm từ tổng Phong Phú các thôn: Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Mỹ An Đông, Mỹ An Tây, Mỹ Long, Mỹ Toàn, Mỹ Xương.
Thời Pháp thuộc
Năm 1862, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh Định Tường cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Lúc bấy giờ, hạt Thanh tra Kiến Tường được thành lập trên địa bàn huyện Kiến Phong thuộc phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường cũ. Trụ sở hạt Thanh tra Kiến Tường đặt tại Cao Lãnh. Lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Về sau, trụ sở được dời từ Cao Lãnh (thuộc thôn Mỹ Trà) đến Cần Lố (thuộc thôn Mỹ Thọ). Chính vì vậy, hạt Thanh tra Kiến Tường cũng được đổi tên thành hạt Thanh tra Cần Lố; bao gồm 3 tổng: Phong Hòa, Phong Phú và Phong Thạnh.
Ngày 20/9/1870, giải thể hạt Thanh tra Cần Lố, đưa hai tổng Phong Hòa và Phong Phú vào hạt Thanh Tra Cái Bè; đồng thời đưa tổng Phong Thạnh qua hạt Thanh tra Sa Đéc. Ngày 5/6/1871, giải thể hạt Thanh tra Cái Bè nhập vào địa bàn hạt Thanh tra Mỹ Tho. Đồng thời, địa bàn tổng Phong Thạnh cũng được chia cho 3 hạt thanh tra Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc.
Ngày 5/1/1876, hạt Thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc.
1/1/1900, tất cả các hạt tham biện ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Sa Đéc. Hai tổng Phong Thạnh và Phong Nẫm lúc bấy giờ cùng thuộc tỉnh Sa Đéc.
Từ ngày 9/2/1913 đến ngày 9/2/1924, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, toàn bộ diện tích tỉnh bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 10/12/1913, thực dân Pháp thành lập quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Vĩnh Long, gồm 3 tổng: An Tịnh với 5 làng, Phong Thạnh với 6 làng, An Thạnh Thượng với 8 làng.
Ngày 24/12/1921, tách tổng An Thạnh Thượng nhập vào quận Sa Đéc (sau đổi tên là quận Châu Thành thuộc tỉnh Sa Đéc), đổi lại được nhận tổng Phong Nẫm tách ra từ quận Sa Đéc.
Ngày 9/2/1924, quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc khi tỉnh này được tái lập, gồm 3 tổng cũ. Quận lỵ Cao Lãnh đặt tại làng Mỹ Trà.
Sau này, chính quyền thực dân Pháp cũng tiến hành thay đổi hành chính một số làng trực thuộc như: hợp nhất hai làng Mỹ Long và Mỹ Hiệp thành làng Long Hiệp; sáp nhập làng Mỹ Thạnh vào làng Mỹ Trà; sáp nhập làng Mỹ Thành vào hai làng Bình Hàng Tây và Bình Hàng Trung; chia làng Tân Thuận thành hai làng mới là Tân Thuận ĐôngTân Thuận Tây.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Huyện Cao Lãnh ban đầu vẫn thuộc tỉnh Sa Đéc.
Tháng 6/1951, huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Long Châu Sa. Đến cuối năm 1954, huyện Cao Lãnh trở lại thuộc tỉnh Sa Đéc như cũ.
Giai đoạn 1956-1975
Ngày 17/2/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách quận Cao Lãnh ra khỏi tỉnh Sa Đéc để nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới được thành lập. Tỉnh lỵ tỉnh Phong Thạnh đặt tại Cao Lãnh.
Ngày 22/10/1956 tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh 143-NV để thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Phong Thạnh được đổi tên thành tỉnh Kiến Phong, còn tỉnh lỵ vẫn giữ nguyên tên cũ là "Cao Lãnh", về mặt hành chánh tỉnh lỵ Cao Lãnh thuộc xã Mỹ Trà, quận Cao Lãnh.
Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại cho thành lập thêm quận Mỹ An thuộc tỉnh Kiến Phong bao gồm một phần đất phía bắc của quận Cao Lãnh và phía tây bắc quận Cái Bè (thuộc tỉnh Mỹ Tho) trước năm 1956. Quận lỵ đặt tại xã Mỹ An (trước năm 1956 thuộc quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho). Phần đất được nhập vào quận Mỹ An bao gồm phần lớn địa phận phía bắc xã Mỹ Thọ và một phần nhỏ địa phận phía bắc xã Mỹ Hội. Sau khi nhập vào quận Mỹ An, vùng đất này tương đương với các xã Mỹ Hòa, Mỹ Quý, Thạnh Lợi mới được thành lập.
Ngày 13 tháng 7 năm 1961, tách tổng Phong Nẫm với các xã: Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Bình Thành, Long Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Xương, Mỹ Thọ để lập quận Kiến Văn cùng thuộc tỉnh Kiến Phong, quận lỵ đặt tại xã Bình Hàng Trung. Từ năm 1965, các tổng mặc nhiên bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, dời quận lỵ Cao Lãnh từ xã Mỹ Trà về xã An Bình. Còn tỉnh lỵ Cao Lãnh thì vẫn được đặt tại xã Mỹ Trà cho đến năm 1975.
Tháng 5/1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến Phong và An Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc. Lúc này, thị xã Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Kiến Văn và huyện Mỹ An cùng trực thuộc tỉnh Sa Đéc cho đến đầu năm 1976. Tuy nhiên, tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc vẫn đặt tại thị xã Sa Đéc.
Từ năm 1976 đến nay
Năm 1976, thị xã Cao Lãnh, huyện Kiến Văn và huyện Mỹ An đều bị giải thể, sáp nhập trở lại vào địa bàn huyện Cao Lãnh. Địa bàn thị xã Cao Lãnh cũ được chuyển thành thị trấn Cao Lãnh và là nơi đặt huyện lỵ huyện Cao Lãnh.
Tháng 2,1976 huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Lúc bấy giờ, tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp vẫn đặt tại thị xã Sa Đéc cho đến năm 1994.
Ngày 27/12/1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 382-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1981, huyện Cao Lãnh có 29 xã: An Bình, Ba Sao, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh, Hòa An, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Long, Mỹ Tân, Mỹ Thọ, Mỹ Trà, Mỹ Xương, Nhị Mỹ, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Phương Trà, Tân Nghĩa, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới, Đốc Binh Kiều, Hưng Thạnh, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hòa, Mỹ Quý, Thanh Mỹ, Trường Xuân và thị trấn Cao Lãnh.
Ngày 05/01/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 4-CP về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện lấy tên là huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười.
Ngày 23/2/1983, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 13-HĐBT về việc thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 16/2/1987, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 36-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cao Lãnh và các thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 27/06/1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 77-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, thành lập xã Tân Hội Trung thuộc huyện Cao Lãnh.

Vị trí địa lý

Huyện Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền, phía Đông giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười, phía Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh BìnhTam Nông, phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, phía Nam giáp sông Tiền (Thành phố Sa Đéc và huyện Lấp Vò).
Phạm vi địa lý:
Từ 100 19’ 00’’ đến 100 40’ 40” độ vĩ Bắc
Từ 1050 33’ 25” đến 1050 49’ 00” độ kinh Đông.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - dông nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập nước thời gian từ 4-5 tháng/ năm. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt do đó thuận lợi cho công việc tưới tiêu nhưng hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa nông nghiệp
Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt các tháng mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ đã xảy ra tình trạng nước lũ dâng cao ở sông rạch và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn tại chỗ. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của năm. Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.
Huyện Cao Lãnh có tổng diện tích tự nhiên 49.082,42 ha.
Nằm trong vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, huyện Cao Lãnh có hệ thống đường thuỷ dài 170 km gồm sông Tiền, sông Cần Lố, các kênh đào Nguyễn Văn Tiếp, An Phong-Mỹ Hoà, An Long và nhiều sông rạch nhỏ; đường bộ dài 464 km, trong đó có 70 km tuyến đường chính, gồm 3 tuyến Tỉnh lộ ĐT 844, ĐT 846, ĐT 847, đặc biệt có 36 km đường Quốc lộ 30-là cửa ngõ quan trọng của tỉnh đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Du lịch

Khu di tích Xẻo Quýt
Căn cứ của huyện ủy Cao Lãnh
Sự kiện chống lấn chiếm Vàm Xáng Mỹ Thọ
Chùa cổ Bửu Lâm
Đình Thần Mỹ Long
Căn cứ Tràm Dơi
Bãi Cồn Linh
Đình Phong Mỹ
Khu du lịch Gáo Giồng
Đình Mỹ Long

Nhân vật nổi tiếng

Nữ sĩ Đỗ Thị Đệ
Nhân sĩ Lê Chánh Đáng
Nhân sĩ Phạm Nhân Thuần
Nhà yêu nước Võ Hoành
Thiếu tướng Bùi Thanh Khiết
Nhà hoạt động cách mạng Phạm Hữu Lầu

Hình ảnh về Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

Hình ảnh Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp
Khu di tích Xẻo Quýt - huyện Cao Lãnh
Hình ảnh Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp
Căn cứ của huyện ủy Cao Lãnh
Hình ảnh Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp
Khu du lịch Gáo Giồng - huyện Cao Lãnh

Dự án bất động sản tại Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

Ảnh dự án Vincom Shophouse Cao Lãnh
Vincom Shophouse Cao Lãnh
Địa chỉ: Đường 30/4, Phường 1, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Huyện Cao Lãnh có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Huyện Cao Lãnh có 17 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp


Đường phố trực thuộc Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ vị trí Huyện Cao Lãnh

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Cao LãnhĐồng Tháp

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThcs-Thpt Nguyễn Văn KhảiXã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh
2THPTThpt Cao Lãnh 1Thị trấn Mỹ Thọ, H.Cao Lãnh
3THPTThpt Cao Lãnh 2Xã Mỹ Long, H.Cao Lãnh
4THPTThpt Kiến VănXã Mỹ Hội, H.Cao Lãnh
5THPTThpt Thống LinhXã Phương Trà -H. Cao Lãnh
6THPTTt Gdtx H.Cao LãnhThị trấn Mỹ Thọ, H.Cao Lãnh

Chi nhánh / cây ATM tại Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Cao LãnhSố 170-172, Nguyễn Trãi, Khóm Mỹ Tây, Thị Trấn Mỹ Thọ, Cao Lãnh, Đồng Tháp
2PGBankPhòng giao dịch Cao LãnhSố 198 Nguyễn Trãi, Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
3LienVietPostBankPhòng giao dịch Cao LãnhSố 199 đường Nguyễn Trãi, khóm Mỹ Thuận, thị trấn Mỹ Tho, Cao Lãnh, Đồng Tháp
4PGBankPhòng giao dịch Cao Lãnh , Đồng ThápP. Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
5BIDVPhòng giao dịch Mỹ ThọSố 166 Nguyễn Trãi, Khóm Mỹ Tây - Mỹ Thọ-Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp
6VietinBankPhòng giao dịch Mỹ ThọĐường Nguyễn Trãi, Quốc Lộ 30, Thị Trấn Mỹ Thọ, Cao Lãnh, Đồng Tháp
7AgribankPhòng giao dịch Số 1- Cao LãnhẤp 3, Xã Phương Trà, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1DongABankCông Đoàn Cơ Sở Thị Trấn Mỹ ThọKhóm Mỹ Tây, Xã Mỹ Thọ, Cao Lãnh, Đồng Tháp
2VietinBankPGD Mỹ ThọĐường Nguyễn Trãi, Quốc Lộ 30, Thị Trấn Mỹ Thọ, Cao Lãnh, Đồng Tháp
3AgribankSố 172 Nguyễn TrãiSố 172, Nguyễn Trãi, Khóm Mỹ Tây, Thị Trấn Mỹ Thọ, Cao Lãnh, Đồng Tháp
4AgribankSố 388 - Mỹ LongSố 388, ấp 1, QL30, Xã Mỹ Long, Cao Lãnh, Đồng Tháp
5BIDVTrụ sở PGD Mỹ ThọSố 17-23 Nguyễn Trãi, TT. Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Ghi chú về Huyện Cao Lãnh

Thông tin về Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp