Tỉnh thành VN > Hà Nội > Quận Ba Đình > Phường Ngọc Hà

Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Thông tin tổng quan về Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Ngọc Hà là tên một làng đồng thời cũng là tên một phường trực thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Phường Ngọc Hà ngày nay trước là phần đất của các làng: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, nổi tiếng với nghề trồng hoa và làm thuốc nam.
- Tổng diện tích theo k2 là: 0,801 km²
- Tổng số dân: 16.774 người (2005)
- Mật độ dân số: 20.941 người/km²

Các số điện thoại quan trọng

UBND phường Ngọc Hà: 04 3845 6062

Vị trí địa lý

Địa giới hành chính phường Ngọc Hà như sau:
- Phía đông giáp phường Quán Thánhphường Điện Biên.
- Phía nam giáp phường Đội Cấn.
- Phía tây giáp phường Liễu Giai.
- Phía bắc giáp phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ).

Làng Ngọc Hà

Làng Ngọc Hà là một làng cổ của Thăng Long (Hà Nội xưa), nổi tiếng với nghề trồng hoa.
Làng hoa
Ngọc Hà là làng nhỏ, nhưng dân đông (năm 1926 có 990 nhân khẩu), đất thổ cư chiếm một tỷ lệ lớn, không có ruộng cấy lúa, chỉ có vườn để trồng hoa và rau nên vườn và nhà đan xen nhau. Nghề trồng hoa có từ lâu đời. Xưa kia, Ngọc Hà có rất nhiều ruộng đất bỏ hoang. Về sau, nhiều quan lại khi về hưu đã đến làng mua đất làm nơi dưỡng lão, trồng hoa và cây cảnh để giải trí, từ đó hình thành nghề trồng hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Hoa được xâu vào lạt thành tràng hoa hoặc gói trong lá tươi buộc lạt. Người bán hoa (thường là các cô gái) đem treo lên cửa các nhà đặt mua trước hoặc các nhà có điện thờ. Đầu thế kỷ XX, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng, dùng vào các dịp lễ, tết theo lịch dương. Người Ngọc Hà dần tìm học được kỹ thuật trồng các loại hoa này vừa để bán cho cả người Việt và người Pháp, vừa để chơi trong phòng khách nhà mình. Các quầy bán hoa bắt đầu mọc lên ở các ngã tư các phố Tây, tập trung ở khu vực Hồ Gươm và phố Hàng Lược, chợ Đồng Xuân. Vào dịp Tết Nguyên đán, hình thành chợ hoa Cống Chéo - Hàng Lược, chủ yếu do người làng Ngọc Hà bán.
Cho đến những năm 1970, làng Ngọc Hà vẫn còn là một làng trồng hoa (cung cấp hoa tươi) trong nội thành Hà Nội.
Ngoài trồng hoa, người làng Ngọc Hà còn vào thành phố làm thuê, làm viên chức trong các công sở, công nhân trong các xí nghiệp. Đời sống của dân làng xưa kia nhìn chung khá giả.
Di tích lịch sử - Văn hóa
Ngọc Hà có ngôi đình ở phía Đông Bắc làng, chính giữa một hồ nước, rộng trên một bán đảo, cách Vườn Bách Thảo một con đường cái. Đình thờ Huyền Thiên Hắc Đế - một nhân vật truyền thuyết đã âm phù vua nhà Lý đánh thắng giặc ngoại xâm. Đình đã bị huỷ hoại trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô cuối năm 1946, đầu năm 1947. Đến năm 1952 dân làng dựng lại đình.
Hội làng
Hội làng Ngọc Hà được tổ chức vào ngày 19 tháng Giêng, chung với làng Hữu Tiệp. Hai làng rước bài vị của thần đến Núi Sưa (trong vườn Bách Thảo hiện nay) để tế chung.

Làng Hữu Tiệp

Làng Hữu Tiệp nằm sát đường Hoàng Hoa Thám, ở phía Bắc làng Ngọc Hà.
Lịch sử
Đầu thế kỷ XIX là một trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức; đầu thế kỷ XX là 1 xã của phủ Hoài Đức, mặc dầu vậy, đây là một làng nhỏ, chỉ có hơn 30 mẫu đất, dân số (năm 1926) chỉ có 445 nhân khẩu.
Làng Hữu Tiệp có ba xóm: xóm Bảo Vân ở sát Đường Thành (đường Hoàng Hoa Thám), xóm Đình và xóm Thượng. Cư dân trong làng thuộc các họ gốc là: họ Tống, họ Lê và họ Trịnh. Ba họ này đều từ Tống Sơn (Thanh Hóa) và Hoa Lư (Ninh Bình) chuyển cư ra vào khoảng thế kỷ XI - XV. Về sau có thêm các họ: Phan, Phạm, Nguyễn, Dương, An.
Nhắc đến Hữu tiệp, người ta không thể quên được sự kiện đáng ghi nhớ. Đó là ngày 28 - 12 - 1972, một máy bay B. 52 của giặc Mỹ đã bị quân và dân Thủ đô bắn rơi xuống khu vực xóm Thượng của làng. Xác chiếc máy bay này hiện vẫn được bảo tồn, như là minh chứng cho cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" cuối tháng 12 - 1972.
Làng nghề
Giống như làng Ngọc Hà, làng Hữu Tiệp chỉ có đất để trồng hoa, không có ruộng đất để cấy lúa. Nhà và vườn trồng hoa đan xen nhau. Hai làng lại ở sát nhau, nên không có địa giới tự nhiên rành rọt. Do những đặc điểm chung này mà người Hà Nội trước đây gọi chung hai làng Hữu Tiệp - Ngọc Hà bằng một tên chung: Trại Hàng Hoa.
Nghề chính của làng Hữu Tiệp là trồng hoa, lúc đầu trồng các loại hoa nội, từ đầu thế kỷ XX bắt đầu trồng các loại hoa ngoại mà những người học được đầu tiên là các ông Phạm Văn Tỉnh và Trịnh Văn Quang. Người Hữu Tiệp còn biết kết hoa cho các xe tay, xe ô tô để dùng trong các dịp lễ tết, hội hay cưới xin, tang ma. Nghề trồng hoa làm cho cuộc sống của dân làng dễ chịu hơn so với các làng trồng lúa trong khu "Thập tam trại". Nhà cửa trong làng xưa kia phần lớn là nhà gạch hoặc nhà ngói. Ngoài trồng hoa, phụ nữ trong làng còn buôn bán hoa, nam giới đi làm thợ nề, thợ mộc, làm cai hoặc làm công nhân, số người đi học để làm công chức rất ít.
Di tích lịch sử - Văn hóa
Làng có ngôi đình thờ Huyền Thiên Hắc Đế - một nhân vật truyền thuyết đã âm phù vua nhà Lý đánh thắng giặc ngoại xâm, giống như làng Ngọc Hà. Làng có chùa Bát Mẫu quy mô khá lớn. Làng có hai ngôi đền: đền Cát Triệu thờ mẹ thành hoàng, đền Trường Dược thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, tục truyền là bà chúa giữ kho thuốc súng, về sau thờ cả Mẫu Liễu Hạnh và Thuỷ Tinh (Mẫu Thoải). Hội làng được tổ chức vào ngày 19 tháng Giêng, chung với làng Ngọc Hà. Hai làng rước bài vị của thần đến Núi Sưa (trong vườn Bách Thảo hiện nay) để tế chung.

Làng Đại Yên

Đại Yên cũng là một làng nằm trong khu vực Thập tam trại. Làng tiếp giáp đường Hoàng Hoa Thám (Đường Thành cũ) về phía Bắc, làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp về phía Đông, làng Vĩnh Phúc về phía Tây và đường Quần Ngựa (hay Đường Mới, tức phố Đội Cấn) về phía Nam.
Lịch sử
Hồi cuối Lê, đầu Nguyễn, làng là một trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, đến năm 1915 nâng lên thành một xã thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (năm 1941 đổi làm Đại lý đặc biệt Hà Nội). Năm 1926, làng có 376 nhân khẩu. Trong làng có các họ lớn là Hoàng (gốc làng Lệ Mật), Trần, Ngô, Trưng, Nguyễn, trước đây đều có nhà thờ họ. Nhà thờ họ Hoàng được đặt nơi tổ họ này từ Lệ Mật sang sinh cư lập nghiệp đầu tiên tại Đại Yên.
Làng nghề
Dân làng Đại Yên xưa kia sống bằng nghề trồng lúa, một bộ phận lớn dân làng có nghề trồng, khai cây thuốc Nam và chế biến các bài thuốc Nam. Nhiều gia đình chuyên bán thuốc Nam trong các chợ lớn ở thành phố. Để có được các gói thuốc Nam, người làng phi đi khắp các vùng quê, nhiều khi phi lên tận các vùng rừng núi để hái, có khi đánh cây về thuần dưỡng. Về sau, khi người Pháp vào, phố phường Hà Nội được mở rộng, người làng học thêm nghề trồng hoa. Hiện nay, do đất đai thu hẹp, nghề trồng hoa không còn, nghề trồng thuốc, làm thuốc Nam cũng đang mai một dần. Trước đây, một bộ phận nam giới trong làng rất thạo nghề xây dựng.
Di tích lịch sử - Văn hóa
Trong địa phận làng Đại Yên xưa có gò đất cao rộng, gọi là núi Voi, tương truyền là nơi nuôi voi của triều đình xưa. Trên núi trước đây có một ngôi chùa. Vào năm 1892, tư sản Pháp Hômen đã câu kết với Chánh tổng tổng Nội để mua đứt quả núi này, đặt chỗ làm nhà máy rượu bia (nay là Công ty bia Hà Nội trên đường Hoàng Hoa Thám). Dân làng phản đối không được. Hôm Hômen chỉ huy lính khố xanh đến dỡ chùa, cụ Thủ từ và các bô lão trong làng ra cản nhưng không có kết quả[6].
Làng Đại Yên có ngôi đình ở giữa làng, nhìn hướng Tây về phía núi Cung và núi Cột Cờ, thờ vị thành hoàng là Công chúa Ngọc Hoa thờ Lý, có công đánh giặc phương Nam.
Cuối làng Đại Yên, ngay sát phố Đội Cấn có một ngôi chùa lớn là chùa Bát Tháp. Tương truyền, khu đất có ngôi chùa này chính là núi Vạn Bảo được ghi trong sử sách. Chùa Bát Tháp mới được đại tu năm Bính Thìn niên hiệu Khi Định (1916) vốn do ba chùa: Vạn Bo, Chéo Vang, và chùa Voi trên núi Voi nhập thành. Dựa vào ghi chép trong sách Thiền uyển tập anh, một số nhà nghiên cứu cho rằng, chùa Vạn Bo chính là chùa Chân Giáo - một ngôi chùa lớn của Kinh thành Thăng Long được xây năm Bính Tý (năm 1024) để Vua Lý Thái Tổ đến nghe tụng kinh và là nơi Vua Lý Huệ Tông tự vẫn vào năm Bính Tuất (1226) mà sử cũ đã ghi. Ngày nay, làng Đại Yên đã trở thành phố phường đông đúc.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Ngọc Hà:

Hình ảnh về Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội


Văn phòng Chủ tịch nước

Nhà sàn Bác Hồ

Hồ Hữu Tiệp

Dự án bất động sản tại Phường Ngọc Hà, Ba Đình - Hà Nội


Tòa nhà Trúc Bạch
141 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Flamingo Tower
264 Đội cấn, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Ngọc Hà Villas
Địa chỉ: Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Phường Ngọc Hà gần với xã, phường nào?

Vị trí Ngọc Hà

Chi nhánh / cây ATM tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Phường Ngọc Hà - Quận Ba Đình - Hà Nội

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1VietinBankPhòng giao dịch Hoàng Hoa Thám119 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Thành phố Hà Nội
2AgribankPhòng giao dịch Ngọc HàSố 171, Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
3VietinBankPhòng giao dịch Thụy KhuêSố 7 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
4VPBankPhòng giao dịch Đội CấnSố 279 Phố Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Cây ATM ngân hàng ở Phường Ngọc Hà - Quận Ba Đình - Hà Nội

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1Vietcombank229 Hoàng Hoa Thám229 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
2Vietcombank291 Hoàng Hoa Thám291 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
3VietcombankBộ NN&PTNTSố 2 Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
4DongABankCục Cảnh Vệ - Tđ CCV600 Bắc Sơn21 Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
5VietcombankNhà máy Bia Hà Nội183 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
6DongABankTrung Đoàn Cục Cảnh Vệ 600 Bắc SơnSố 01 Bắc Sơn, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
7DongABankVăn Phòng Chủ Tich Nước1 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
8VPBankVPBank Đội Cấn CDM279 Đội cấn, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Ghi chú về Ngọc Hà

Thông tin về Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội