Xã Dương Hà, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
Thông tin tổng quan về Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội
Dương Hà là 1 xã của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
- Tổng diện tích theo k2 là: 2,65 km²
- Tổng số dân: 4848 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 1829 người/km².
Vị trí địa lý
Xã Dương Hà nằm ở bờ bắc sông Đuống.
- Phía đông giáp với xã Phù Đổng
- Phía đông nam là dòng sông Đuống
- Phía tây bắc giáp với xã Đình Xuyên và xã Yên Viên.
Lịch sử
Dương Hà nằm trong vùng đất cổ. Dưới thời Hùng Vương, Dương Hà thuộc bộ lạc Rồng của Bộ Vũ Ninh. Trong thời bắc thuộc là đất huyện Luy Lâu- Long Biên, quận Giao Chỉ. Thời Lý, Trần thuộc Lộ Bắc Giang, sau là Phủ Thiên Đức, thời Lê thuộc Kinh Bắc Đạo ( sau đổi thành Kinh bắc).
Từ xa xưa, Dương Hà thuộc trại Hạ Dương (nằm trong tổng Hạ Dương) gồm 4 thôn là Dương Thượng (nay là thôn Thượng), Ninh Nhân (nay là thôn Trung) Lạc Thủy (nay là thôn Hạ) và ấp Tùng Đình.
Thời Thuộc Pháp, huyện ủy Từ Sơn quyết định sáp nhập các xã của tổng Hạ Dương thành một xã lấy tên là Năng Hạ. Tháng 7/1955 Chính Phủ ra quyết định tách xã Năng Hạ thành 3 xã là Dương Hà, Đình Xuyên và Ninh Hiệp thuộc huyện từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ xã Dương Hà và 5 xã khác thuộc vùng bắc Đuống cắt chuyển về huyện Gia lâm, Hà Nội.
Dưới thời thuộc Pháp, người Hạ Dương “một cổ hai tròng” phải chịu biết bao sưu cao, thuế nặng. Chính sách thực dân đã làm bần cùng hóa nông dân. Những tệ nạn mua nhiêu, mua xã, cúng lễ, khoa vọng, cưới xin, ma chay, cờ bạc hút sách ngày càng phát triển khiến cuộc sống người dân Hạ Dương rơi vào cảnh khốn cùng. Rồi ánh sáng cách mạng đã về tới Hạ Dương ngay từ những ngày đầu có Đảng. Vượt qua sự kiểm soát gắt gao của giặc, nhiều gia đình trong xã đã bí mật nuôi dấu cán bộ cách mạng và hăng hái tham gia tổ chức mặt trận Việt Minh góp phần không nhỏ cùng nhân dân trong vùng nhất tề giành chính quyền về tay trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiếp đó là những năm tháng gian khổ trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xã Dương Hà một mặt trừ gian, diệt tề, chống càn, mặt khác động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phục vụ các chiến dịch Biên giới, Điện Biên Phủ, rồi tham gia Nam tiến vào Nam giết giặc Mỹ và bè lũ tay sai.
Trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, xã Dương Hà đã đóng góp hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, đã có hàng trăm thanh niên trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Toàn xã có 1 gia đình được công nhận là gia đình có công giúp đỡ cách mạng, 4 mẹ Việt Nam Anh hùng, 70 liệt sỹ, 22 thương binh và 35 chiến sỹ bị địch bắt, tù đày.
Kinh tế - Văn hóa - Xã hội
Địa hình xã Dương Hà bị chia cắt bởi hệ thống sông Đuống thành 2 vùng rõ rệt:
Vùng đất ngoài bãi đất (gồm một phần dân cư của thôn Hạ) đất canh tác được phù sa bồi đắp hàng năm, đồng thời cũng bị sụt lở từng đoạn có tầng canh tác sâu, thích hợp với các loại rau màu.
Khu vực trong đê là đất thịt, địa hình phức tạp do hậu quả các lần vỡ đê, tạo thành nhiều đầm, ao, hồ, đất đai khó canh tác.
Nằm trong vùng đất văn hóa Kinh Bắc nên Dương Hà vốn có truyền thống hiếu học. Dưới các triều đại phong kiến, Dương Hà có nhiều người đỗ Đại khoa và gánh vác nhiều trọng trách quan trọng của triều đình. Điển hình là năm 1211 có Tướng công Thái giám Chu Lâm Lộc. Thời Thái hòa 1635 có Tướng quân Thái Giám Nguyễn Đình Quế. Thượng tướng quân cẩm y vệ đô chỉ huy sứ Phú Xuyên - Đặc Phụ Quốc được phong tới chức Thái bảo Lê Tướng Công. Hay thời Chính Hòa thứ 18 có Đỗ Công Thông được phong Thị nội giám, Tư lễ giám, Đô thái giám, tước Khuông Nghĩa hầu….
Nằm ven sông, có tổng số diện tích theo km2 đất canh tác cả trong đồng và ngoài bãi nên từ ngàn xưa đến nay, Dương Hà vẫn duy trì nghề nông với cây trồng chủ lực là lúa và ngô. Trước đây người dân còn thuê thêm đất của các vùng lân cận để trồng mía kéo mật và trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa. Trên địa bàn xã còn có nghề đúc gò đồng, nấu rượu.
Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, dưới dự lãnh đạo của đảng bộ, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền và sự hỗ trợ tích cực từ các đoàn thể, nhân dân xã Dương Hà đã phát huy có hiệu quả lợi thế của xã ven thị đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng Thương mại- Dịch vụ - Xây dựng cơ bản. Xã khuyến khích và tạo nhiều cơ hội tốt để các thôn duy trì nghề truyền thống và phát triển các nghề mới.
Hiện tại thôn Trung tiếp tục duy trì nghề nấu rượu, nuôi lợn.
Thôn Hạ phát triển nghề sơ chế thuốc nam, nghề sản xuất chậu hoa và làm cây cảnh.
Thôn thượng phát triển các loại hình dịch vụ, buôn bán đường dài.
Hiện tại trên địa bàn xã đã có hàng chục hộ có xưởng may gia công, sản xuất chậu cây cảnh, sản xuất gạch bê tông, bóc gỗ, sơ chế thuốc nam, chăn nuôi quy mô vừa ….tạo việc làm thường xuyên và thu nhập cao cho hàng trăm lao động nông thôn.
Ngoài ra xã còn khai thác triệt để lợi thế xã ven đê có đồng cỏ tự nhiên để phát triển chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững trong xu thế đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, xã Dương Hà đã lập quy hoạch sử dụng toàn bộ đất bãi ven sông vào việc quy vùng chăn nuôi và phát triển các ngành nghề truyền thống. Năm 2011, tổng giá trị kinh tế chủ yếu của xã đạt trên 105 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 1.450 nghìn đồng một tháng.
Tuy là xã thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2, nhưng ngay từ năm 2011 xã Dương Hà đã khởi động thực hiện đề án. Hiện tại xã đã cơ bản hoàn thành việc bê tông hóa giao thông nội đồng, đã xây dựng 3 Nhà văn hóa, trường Tiểu học, trạm Y tế đạt chuẩn. Các thôn đều có thư viện và thủ thư phục vụ tốt nhu cầu đọc sách hàng ngày của các tầng lớp nhân dân.
Sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số, VHTT, TDTT ở Dương Hà phát triển toàn diện, nhiều năm là điểm sáng dẫn đầu toàn huyện.
Đảng bộ xã Dương Hà hiện có 173 đảng viên, sinh hoạt tại 8 chi bộ. Hàng năm, tỷ lệ Đảng viên xếp loại hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 80 đến trên 86%, số chi bộ đạt Trong sạch vững mạnh từ 6 đến 8 chi bộ. Đảng bộ liên tục được huyện ủy công nhận đạt Trong sạch vững mạnh.
Đội ngũ chủ chốt của chính quyền đã chuẩn hóa luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, nhất là hoạt động cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Các đoàn thể hoạt động đều tay, có chất lượng.
Với những thành tích đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, xã nhiều năm được UBND thành phố tặng Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.
Lễ hội
Trên địa bàn xã có 3 thôn thì cả 3 thôn đều có đình, chùa và miếu được xây dựng từ lâu đời để thờ Đại Vương Thiên Thần và thành Hoàng làng Hà Uyên - một vị tướng có công phò tá giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc phương Bắc. Hiện các đình và chùa của 3 thôn trong xã đều đã được xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật được Nhà nước đầu tư tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng để tôn tạo, tu bổ thành các điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng kết hợp du lịch danh thắng của Thủ đô.
Hàng năm từ ngày 9 đến 16/2 âm lịch các thôn trong xã mở hội truyền thống với các nghi lễ cúng, tế trang trọng đan xen với các các trò chơi dân gian như: đấu vật, chọi gà, bơi ao bắt vịt, đồng thời xem biểu diễn quan họ. Hiện nay, CLB dân ca của xã với thế mạnh về hát quan họ, ca trù, chầu văn, tuồng… đã đảm nhận toàn bộ chương trình văn nghệ trong các ngày lễ trọng, hội truyền thống của làng, của xã. Mỗi năm CLB này còn thực hiện hàng chục sô diễn tại các xã trong và ngoài vùng góp phần gìn giữ và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổng diện tích theo k2 là: 2,65 km²
- Tổng số dân: 4848 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 1829 người/km².
Vị trí địa lý
Xã Dương Hà nằm ở bờ bắc sông Đuống.
- Phía đông giáp với xã Phù Đổng
- Phía đông nam là dòng sông Đuống
- Phía tây bắc giáp với xã Đình Xuyên và xã Yên Viên.
Lịch sử
Dương Hà nằm trong vùng đất cổ. Dưới thời Hùng Vương, Dương Hà thuộc bộ lạc Rồng của Bộ Vũ Ninh. Trong thời bắc thuộc là đất huyện Luy Lâu- Long Biên, quận Giao Chỉ. Thời Lý, Trần thuộc Lộ Bắc Giang, sau là Phủ Thiên Đức, thời Lê thuộc Kinh Bắc Đạo ( sau đổi thành Kinh bắc).
Từ xa xưa, Dương Hà thuộc trại Hạ Dương (nằm trong tổng Hạ Dương) gồm 4 thôn là Dương Thượng (nay là thôn Thượng), Ninh Nhân (nay là thôn Trung) Lạc Thủy (nay là thôn Hạ) và ấp Tùng Đình.
Thời Thuộc Pháp, huyện ủy Từ Sơn quyết định sáp nhập các xã của tổng Hạ Dương thành một xã lấy tên là Năng Hạ. Tháng 7/1955 Chính Phủ ra quyết định tách xã Năng Hạ thành 3 xã là Dương Hà, Đình Xuyên và Ninh Hiệp thuộc huyện từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ xã Dương Hà và 5 xã khác thuộc vùng bắc Đuống cắt chuyển về huyện Gia lâm, Hà Nội.
Dưới thời thuộc Pháp, người Hạ Dương “một cổ hai tròng” phải chịu biết bao sưu cao, thuế nặng. Chính sách thực dân đã làm bần cùng hóa nông dân. Những tệ nạn mua nhiêu, mua xã, cúng lễ, khoa vọng, cưới xin, ma chay, cờ bạc hút sách ngày càng phát triển khiến cuộc sống người dân Hạ Dương rơi vào cảnh khốn cùng. Rồi ánh sáng cách mạng đã về tới Hạ Dương ngay từ những ngày đầu có Đảng. Vượt qua sự kiểm soát gắt gao của giặc, nhiều gia đình trong xã đã bí mật nuôi dấu cán bộ cách mạng và hăng hái tham gia tổ chức mặt trận Việt Minh góp phần không nhỏ cùng nhân dân trong vùng nhất tề giành chính quyền về tay trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiếp đó là những năm tháng gian khổ trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xã Dương Hà một mặt trừ gian, diệt tề, chống càn, mặt khác động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phục vụ các chiến dịch Biên giới, Điện Biên Phủ, rồi tham gia Nam tiến vào Nam giết giặc Mỹ và bè lũ tay sai.
Trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, xã Dương Hà đã đóng góp hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, đã có hàng trăm thanh niên trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Toàn xã có 1 gia đình được công nhận là gia đình có công giúp đỡ cách mạng, 4 mẹ Việt Nam Anh hùng, 70 liệt sỹ, 22 thương binh và 35 chiến sỹ bị địch bắt, tù đày.
Kinh tế - Văn hóa - Xã hội
Địa hình xã Dương Hà bị chia cắt bởi hệ thống sông Đuống thành 2 vùng rõ rệt:
Vùng đất ngoài bãi đất (gồm một phần dân cư của thôn Hạ) đất canh tác được phù sa bồi đắp hàng năm, đồng thời cũng bị sụt lở từng đoạn có tầng canh tác sâu, thích hợp với các loại rau màu.
Khu vực trong đê là đất thịt, địa hình phức tạp do hậu quả các lần vỡ đê, tạo thành nhiều đầm, ao, hồ, đất đai khó canh tác.
Nằm trong vùng đất văn hóa Kinh Bắc nên Dương Hà vốn có truyền thống hiếu học. Dưới các triều đại phong kiến, Dương Hà có nhiều người đỗ Đại khoa và gánh vác nhiều trọng trách quan trọng của triều đình. Điển hình là năm 1211 có Tướng công Thái giám Chu Lâm Lộc. Thời Thái hòa 1635 có Tướng quân Thái Giám Nguyễn Đình Quế. Thượng tướng quân cẩm y vệ đô chỉ huy sứ Phú Xuyên - Đặc Phụ Quốc được phong tới chức Thái bảo Lê Tướng Công. Hay thời Chính Hòa thứ 18 có Đỗ Công Thông được phong Thị nội giám, Tư lễ giám, Đô thái giám, tước Khuông Nghĩa hầu….
Nằm ven sông, có tổng số diện tích theo km2 đất canh tác cả trong đồng và ngoài bãi nên từ ngàn xưa đến nay, Dương Hà vẫn duy trì nghề nông với cây trồng chủ lực là lúa và ngô. Trước đây người dân còn thuê thêm đất của các vùng lân cận để trồng mía kéo mật và trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa. Trên địa bàn xã còn có nghề đúc gò đồng, nấu rượu.
Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, dưới dự lãnh đạo của đảng bộ, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền và sự hỗ trợ tích cực từ các đoàn thể, nhân dân xã Dương Hà đã phát huy có hiệu quả lợi thế của xã ven thị đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng Thương mại- Dịch vụ - Xây dựng cơ bản. Xã khuyến khích và tạo nhiều cơ hội tốt để các thôn duy trì nghề truyền thống và phát triển các nghề mới.
Hiện tại thôn Trung tiếp tục duy trì nghề nấu rượu, nuôi lợn.
Thôn Hạ phát triển nghề sơ chế thuốc nam, nghề sản xuất chậu hoa và làm cây cảnh.
Thôn thượng phát triển các loại hình dịch vụ, buôn bán đường dài.
Hiện tại trên địa bàn xã đã có hàng chục hộ có xưởng may gia công, sản xuất chậu cây cảnh, sản xuất gạch bê tông, bóc gỗ, sơ chế thuốc nam, chăn nuôi quy mô vừa ….tạo việc làm thường xuyên và thu nhập cao cho hàng trăm lao động nông thôn.
Ngoài ra xã còn khai thác triệt để lợi thế xã ven đê có đồng cỏ tự nhiên để phát triển chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững trong xu thế đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, xã Dương Hà đã lập quy hoạch sử dụng toàn bộ đất bãi ven sông vào việc quy vùng chăn nuôi và phát triển các ngành nghề truyền thống. Năm 2011, tổng giá trị kinh tế chủ yếu của xã đạt trên 105 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 1.450 nghìn đồng một tháng.
Tuy là xã thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2, nhưng ngay từ năm 2011 xã Dương Hà đã khởi động thực hiện đề án. Hiện tại xã đã cơ bản hoàn thành việc bê tông hóa giao thông nội đồng, đã xây dựng 3 Nhà văn hóa, trường Tiểu học, trạm Y tế đạt chuẩn. Các thôn đều có thư viện và thủ thư phục vụ tốt nhu cầu đọc sách hàng ngày của các tầng lớp nhân dân.
Sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số, VHTT, TDTT ở Dương Hà phát triển toàn diện, nhiều năm là điểm sáng dẫn đầu toàn huyện.
Đảng bộ xã Dương Hà hiện có 173 đảng viên, sinh hoạt tại 8 chi bộ. Hàng năm, tỷ lệ Đảng viên xếp loại hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 80 đến trên 86%, số chi bộ đạt Trong sạch vững mạnh từ 6 đến 8 chi bộ. Đảng bộ liên tục được huyện ủy công nhận đạt Trong sạch vững mạnh.
Đội ngũ chủ chốt của chính quyền đã chuẩn hóa luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, nhất là hoạt động cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Các đoàn thể hoạt động đều tay, có chất lượng.
Với những thành tích đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, xã nhiều năm được UBND thành phố tặng Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.
Lễ hội
Trên địa bàn xã có 3 thôn thì cả 3 thôn đều có đình, chùa và miếu được xây dựng từ lâu đời để thờ Đại Vương Thiên Thần và thành Hoàng làng Hà Uyên - một vị tướng có công phò tá giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc phương Bắc. Hiện các đình và chùa của 3 thôn trong xã đều đã được xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật được Nhà nước đầu tư tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng để tôn tạo, tu bổ thành các điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng kết hợp du lịch danh thắng của Thủ đô.
Hàng năm từ ngày 9 đến 16/2 âm lịch các thôn trong xã mở hội truyền thống với các nghi lễ cúng, tế trang trọng đan xen với các các trò chơi dân gian như: đấu vật, chọi gà, bơi ao bắt vịt, đồng thời xem biểu diễn quan họ. Hiện nay, CLB dân ca của xã với thế mạnh về hát quan họ, ca trù, chầu văn, tuồng… đã đảm nhận toàn bộ chương trình văn nghệ trong các ngày lễ trọng, hội truyền thống của làng, của xã. Mỗi năm CLB này còn thực hiện hàng chục sô diễn tại các xã trong và ngoài vùng góp phần gìn giữ và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Xem thêm:
Hình ảnh về Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội
Trụ sở UBND xã Dương Hà
Dự án bất động sản tại Xã Dương Hà, Gia Lâm - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Dương Hà, Gia Lâm - Hà Nội
Xã Dương Hà gần với xã, phường nào?
Vị trí Dương Hà
Ghi chú về Dương Hà
Thông tin về Xã Dương Hà, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Dương Hà, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Dương Hà, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội