Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Bát Tràng là tên một xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Xã Bát Tràng gồm hai làng (thôn) là làng Bát Tràng và làng Giang Cao. Cả hai làng đều là làng nghề gốm truyền thống.
Xã Bát Tràng có tổng số diện tích theo km2 đất tự nhiên 164,02 ha với 1.900 hộ, 7.995 nhân khẩu (số liệu năm 2012).
Vị trí địa lý
Xã Bát Tràng nằm ở bờ phía đông (tả ngạn) của sông Hồng. Địa giới hành chính xã Bát Tràng như sau:
- Phía đông giáp với xã Đa Tốn.
- Phía bắc giáp với xã Đông Dư.
- Phía tây giáp Sông Hồng
- Phía nam giáp với xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) và xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Xã Bát Tràng hiện nay được thành lập từ năm 1964, gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao.
Lịch sử
Bát Tràng là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, theo vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Kinh tế
Trong quá trình phát triển đi lên của mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bát Tràng luôn xác định: “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm”. Bởi vậy từ nhiều năm nay Đảng bộ luôn được công nhận là “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Kinh tế ngày một phát triển. Theo đó, tốc độ phát triển kinh tế của xã đạt trung bình trên 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thủ công nghiệp chiếm 70%; dịch vụ thương mại chiếm 27%; nông nghiệp chiếm 3%; bình quân thu nhập đầu người đạt từ 8,5 - 9,6 triệu đồng/năm. Là quê hương của làng nghề truyền thống, hiện Bát Tràng đã có hơn 60 đơn vị kinh tế, gần 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng gốm sứ, cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm (số liệu năm 2012).
Cùng với phát triển kinh tế, Bát Tràng còn tập trung cho các hoạt động khác trên địa bàn như văn hóa, y tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Bằng những bước đi tự tin, vững chắc, Bát Tràng đang đổi mới từng ngày, hòa cùng nhịp đập của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Làng nghề
Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Giang Cao
Di tích lịch sử
Đình Bát Tràng
Đền Bát Tràng
Kim Trúc Tự - Chùa làng Bát Tràng
Di tích Nhà tưởng niệm Bác Hồ
Di tích xưởng in Báo Độc Lập và Bản Quốc Ca Việt Nam đầu tiên tại Bát Tràng
Miếu Bát Tràng
Đình làng Giang Cao
Chùa Tiêu Dao
Miếu Bản
Văn Chỉ
Xã Bát Tràng có tổng số diện tích theo km2 đất tự nhiên 164,02 ha với 1.900 hộ, 7.995 nhân khẩu (số liệu năm 2012).
Vị trí địa lý
Xã Bát Tràng nằm ở bờ phía đông (tả ngạn) của sông Hồng. Địa giới hành chính xã Bát Tràng như sau:
- Phía đông giáp với xã Đa Tốn.
- Phía bắc giáp với xã Đông Dư.
- Phía tây giáp Sông Hồng
- Phía nam giáp với xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) và xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Xã Bát Tràng hiện nay được thành lập từ năm 1964, gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao.
Lịch sử
Bát Tràng là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, theo vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Kinh tế
Trong quá trình phát triển đi lên của mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bát Tràng luôn xác định: “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm”. Bởi vậy từ nhiều năm nay Đảng bộ luôn được công nhận là “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Kinh tế ngày một phát triển. Theo đó, tốc độ phát triển kinh tế của xã đạt trung bình trên 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thủ công nghiệp chiếm 70%; dịch vụ thương mại chiếm 27%; nông nghiệp chiếm 3%; bình quân thu nhập đầu người đạt từ 8,5 - 9,6 triệu đồng/năm. Là quê hương của làng nghề truyền thống, hiện Bát Tràng đã có hơn 60 đơn vị kinh tế, gần 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng gốm sứ, cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm (số liệu năm 2012).
Cùng với phát triển kinh tế, Bát Tràng còn tập trung cho các hoạt động khác trên địa bàn như văn hóa, y tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Bằng những bước đi tự tin, vững chắc, Bát Tràng đang đổi mới từng ngày, hòa cùng nhịp đập của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Làng nghề
Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Giang Cao
Di tích lịch sử
Đình Bát Tràng
Đền Bát Tràng
Kim Trúc Tự - Chùa làng Bát Tràng
Di tích Nhà tưởng niệm Bác Hồ
Di tích xưởng in Báo Độc Lập và Bản Quốc Ca Việt Nam đầu tiên tại Bát Tràng
Miếu Bát Tràng
Đình làng Giang Cao
Chùa Tiêu Dao
Miếu Bản
Văn Chỉ
Xem thêm:
Hình ảnh về Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Chợ gốm làng cổ Bát Tràng
Gốm Bát Tràng
Một con đường nhỏ trong khu dân cư của xã Bát Tràng
Dự án bất động sản tại Xã Bát Tràng, Gia Lâm - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Bát Tràng, Gia Lâm - Hà Nội
Xã Bát Tràng gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Bát Tràng
Chi nhánh / cây ATM tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Bát Tràng - Huyện Gia Lâm - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Oceanbank | Phòng giao dịch Bát Tràng | Tầng 1 ngôi nhà tại thửa đất số 96, thôn 3, Xã Bát Tràng, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội |
Cây ATM ngân hàng ở Xã Bát Tràng - Huyện Gia Lâm - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | MSB | Gia Lâm 2 | UBND Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội |
2 | Techcombank | Hội gốm sứ Bát Tràng | Xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội |
Ghi chú về Bát Tràng
Thông tin về Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội