Xã Hòa Xá, Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội
Hòa Xá là 1 xã của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
- Tổng diện tích theo k2 là: 2,2 km²
- Tổng số dân: 4142 người
- Mật độ dân số đạt 1883 người/km².
Hòa xá là quê hương của phong trào chiếc gậy Trường sơn đã được đi vào trong lời bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên được sáng tác khi ông tới thăm nơi này trong những năm miền bắc hừng hực khí thế kháng chiến, đây cũng là nơi đại tướng Văn Tiến Dũng thời kì trước cách mạng nương nhờ và hoạt động dưới vỏ bọc một nhà sư.
Quê hương Hòa Xá anh hùng
Năm 1973, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2001, Bảo tàng Hòa Xá được xây mới và vinh dự được đặt tên là Bảo tàng quê hương phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn”. Với diện tích hơn 200m2, Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, hình ảnh của một thời đánh Mỹ, trong đó có một kỷ vật mà người dân Hòa Xá luôn nâng niu, trân trọng, đó là chiếc gậy Trường Sơn, một vật dụng đã theo suốt người lính Cụ Hồ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Hòa Xá một vùng quê nằm bên bờ sông Đáy thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Từ xa xưa nơi đây đã nổi tiếng với nghề dệt truyền thống, sản phẩm chủ yếu của nghề dệt ở đây là vải xô màn, băng, gạc y tế, phục vụ cho đời sống dân sinh và góp phần phục vụ bộ đội, cứu chữa thương, bệnh binh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày 7-6-1960, Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân Hòa Xá. Người đã động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất giỏi, góp phần chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ.
Trong những năm tháng chống Mỹ, cứu nước, Hòa Xá được tỉnh Hà Tây (cũ) chọn làm điểm để triển khai phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, mục tiêu trước mắt là động viên thanh niên lên đường tòng quân, đi thanh niên xung phong vào Nam chiến đấu. Hưởng ứng phong trào, Đảng bộ và nhân dân Hòa Xá đã phát động hàng loạt chương trình như: “Tiền tuyến cần một, Hòa Xá có hai; Đã đi là đến, đã đến là đánh thắng” hoặc “Vai đeo 25 cân, chân đi ngàn dặm”… Phong trào đã thu hút đông đảo mọi người tham gia; đặc biệt có nhiều thanh niên tuổi đời mới chỉ 16-17 tuổi đã hăng hái viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Thanh niên Hòa Xá lên đường không chỉ phát huy được truyền thống cách mạng, chiến đấu dũng cảm, kiên cường mà còn biết gửi những kỷ vật của chiến trường về làm quà cho quê hương. Đó là món quà của 3 chiến sĩ: Phùng Văn Quán, Đỗ Tít và Lưu Tiến Long cùng lên đường nhập ngũ, trong quá trình hành quân các anh đã chặt cây rừng làm gậy để chống trong hành quân vượt suối, băng rừng, mang vác nặng. Khi gặp người chú của ông Quán ra Bắc, 3 người đã gửi 3 chiếc gậy về làm món quà kỷ niệm cho gia đình và quê hương. Trao món quà mộc mạc của 3 chiến sĩ, ông đã kể về tiện ích của chiếc gậy đã theo chân các các chiến sĩ ra trận: Gậy là cái chân thứ ba giúp các chiến sĩ vững bước khi hành quân trong mưa rừng, là vật chống xuống đáy ba lô cho đỡ mỏi khi tạm dừng ngắn trong hành quân, giúp các anh dò độ nông sâu của suối nguồn khi vượt qua, đặc biệt là những dòng chữ khắc trên thân gậy là những mốc son ghi lại dấu ấn trong cuộc đời quân ngũ… Hình ảnh 3 chiếc gậy mà các anh gửi về đã trở thành biểu tượng in sâu vào tâm thức của người dân Hòa Xá và trở thành phong trào của quê hương, mỗi khi có đợt tiễn đưa thanh niên lên đường đánh Mỹ, các cụ già trong làng lại chặt tre trau vót nhẵn tặng mỗi người con Hòa Xá một “chiếc gậy quê hương” thay cho lời nhắn nhủ giữ vững truyền thống cách mạng của quê hương, hiên ngang, bất khuất như cây tre quê nhà.
Tháng 7-1967, trong một dịp đi thực tế, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã về Hòa Xá, sau khi nghe kể về sự ra đời của những chiếc gậy từ tiền tuyến gửi về và trở thành gậy truyền thống của quê hương, đã tạo cho nhạc sĩ cảm hứng sáng tác bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn”. Bài hát ra đời, chỉ một thời gian ngắn đã nhanh chóng phổ biến từ hậu phương ra tiền tuyến, như lời thúc giục lên đường, tiếp thêm sức mạnh cho các binh đoàn hành quân ra tiền tuyến. Người dân Hòa Xá rất hãnh diện vì quê hương mình đã vinh dự trở thành quê hương của “Chiếc gậy Trường Sơn”; các phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang” được nhân rộng có hiệu quả thiết thực. Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, riêng Hòa Xá có 680 thanh niên lên đường đi chiến đấu, đã có 91 người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường; ở hậu phương phong trào thi đua sản xuất làm tăng ca, thêm giờ từ 12 đến 14 tiếng/ngày, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu 8 triệu mét vải/năm. Ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên được chọn trong tốp 10 bài hát hay nhất về Trường Sơn do Binh đoàn Trường Sơn phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1999.
Hôm nay, hình ảnh này được ghi dấu ấn sâu đậm bằng bức tượng đặt chính giữa Bảo tàng “Chiếc gậy Trường Sơn” tại Hòa Xá với hình tượng người thanh niên trong bộ quân phục mới, một tay cầm gậy, một tay đưa ra đón chiếc nhẫn thủy chung từ người yêu trao tặng, là dấu ấn cảm động ghi lại tình cảm thiết tha của quê nhà gửi gắm niềm tin vào những người con của quê hương trước lúc lên đường vượt dải Trường Sơn đi đánh Mỹ.
- Tổng diện tích theo k2 là: 2,2 km²
- Tổng số dân: 4142 người
- Mật độ dân số đạt 1883 người/km².
Hòa xá là quê hương của phong trào chiếc gậy Trường sơn đã được đi vào trong lời bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên được sáng tác khi ông tới thăm nơi này trong những năm miền bắc hừng hực khí thế kháng chiến, đây cũng là nơi đại tướng Văn Tiến Dũng thời kì trước cách mạng nương nhờ và hoạt động dưới vỏ bọc một nhà sư.
Quê hương Hòa Xá anh hùng
Năm 1973, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2001, Bảo tàng Hòa Xá được xây mới và vinh dự được đặt tên là Bảo tàng quê hương phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn”. Với diện tích hơn 200m2, Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, hình ảnh của một thời đánh Mỹ, trong đó có một kỷ vật mà người dân Hòa Xá luôn nâng niu, trân trọng, đó là chiếc gậy Trường Sơn, một vật dụng đã theo suốt người lính Cụ Hồ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Hòa Xá một vùng quê nằm bên bờ sông Đáy thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Từ xa xưa nơi đây đã nổi tiếng với nghề dệt truyền thống, sản phẩm chủ yếu của nghề dệt ở đây là vải xô màn, băng, gạc y tế, phục vụ cho đời sống dân sinh và góp phần phục vụ bộ đội, cứu chữa thương, bệnh binh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày 7-6-1960, Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân Hòa Xá. Người đã động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất giỏi, góp phần chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ.
Trong những năm tháng chống Mỹ, cứu nước, Hòa Xá được tỉnh Hà Tây (cũ) chọn làm điểm để triển khai phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, mục tiêu trước mắt là động viên thanh niên lên đường tòng quân, đi thanh niên xung phong vào Nam chiến đấu. Hưởng ứng phong trào, Đảng bộ và nhân dân Hòa Xá đã phát động hàng loạt chương trình như: “Tiền tuyến cần một, Hòa Xá có hai; Đã đi là đến, đã đến là đánh thắng” hoặc “Vai đeo 25 cân, chân đi ngàn dặm”… Phong trào đã thu hút đông đảo mọi người tham gia; đặc biệt có nhiều thanh niên tuổi đời mới chỉ 16-17 tuổi đã hăng hái viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Thanh niên Hòa Xá lên đường không chỉ phát huy được truyền thống cách mạng, chiến đấu dũng cảm, kiên cường mà còn biết gửi những kỷ vật của chiến trường về làm quà cho quê hương. Đó là món quà của 3 chiến sĩ: Phùng Văn Quán, Đỗ Tít và Lưu Tiến Long cùng lên đường nhập ngũ, trong quá trình hành quân các anh đã chặt cây rừng làm gậy để chống trong hành quân vượt suối, băng rừng, mang vác nặng. Khi gặp người chú của ông Quán ra Bắc, 3 người đã gửi 3 chiếc gậy về làm món quà kỷ niệm cho gia đình và quê hương. Trao món quà mộc mạc của 3 chiến sĩ, ông đã kể về tiện ích của chiếc gậy đã theo chân các các chiến sĩ ra trận: Gậy là cái chân thứ ba giúp các chiến sĩ vững bước khi hành quân trong mưa rừng, là vật chống xuống đáy ba lô cho đỡ mỏi khi tạm dừng ngắn trong hành quân, giúp các anh dò độ nông sâu của suối nguồn khi vượt qua, đặc biệt là những dòng chữ khắc trên thân gậy là những mốc son ghi lại dấu ấn trong cuộc đời quân ngũ… Hình ảnh 3 chiếc gậy mà các anh gửi về đã trở thành biểu tượng in sâu vào tâm thức của người dân Hòa Xá và trở thành phong trào của quê hương, mỗi khi có đợt tiễn đưa thanh niên lên đường đánh Mỹ, các cụ già trong làng lại chặt tre trau vót nhẵn tặng mỗi người con Hòa Xá một “chiếc gậy quê hương” thay cho lời nhắn nhủ giữ vững truyền thống cách mạng của quê hương, hiên ngang, bất khuất như cây tre quê nhà.
Tháng 7-1967, trong một dịp đi thực tế, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã về Hòa Xá, sau khi nghe kể về sự ra đời của những chiếc gậy từ tiền tuyến gửi về và trở thành gậy truyền thống của quê hương, đã tạo cho nhạc sĩ cảm hứng sáng tác bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn”. Bài hát ra đời, chỉ một thời gian ngắn đã nhanh chóng phổ biến từ hậu phương ra tiền tuyến, như lời thúc giục lên đường, tiếp thêm sức mạnh cho các binh đoàn hành quân ra tiền tuyến. Người dân Hòa Xá rất hãnh diện vì quê hương mình đã vinh dự trở thành quê hương của “Chiếc gậy Trường Sơn”; các phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang” được nhân rộng có hiệu quả thiết thực. Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, riêng Hòa Xá có 680 thanh niên lên đường đi chiến đấu, đã có 91 người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường; ở hậu phương phong trào thi đua sản xuất làm tăng ca, thêm giờ từ 12 đến 14 tiếng/ngày, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu 8 triệu mét vải/năm. Ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên được chọn trong tốp 10 bài hát hay nhất về Trường Sơn do Binh đoàn Trường Sơn phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1999.
Hôm nay, hình ảnh này được ghi dấu ấn sâu đậm bằng bức tượng đặt chính giữa Bảo tàng “Chiếc gậy Trường Sơn” tại Hòa Xá với hình tượng người thanh niên trong bộ quân phục mới, một tay cầm gậy, một tay đưa ra đón chiếc nhẫn thủy chung từ người yêu trao tặng, là dấu ấn cảm động ghi lại tình cảm thiết tha của quê nhà gửi gắm niềm tin vào những người con của quê hương trước lúc lên đường vượt dải Trường Sơn đi đánh Mỹ.
Xem thêm:
Hình ảnh về Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội
Một góc làng quê Hòa Xá
Lễ hội làng Hòa Xá
Dự án bất động sản tại Xã Hòa Xá, Ứng Hòa - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Hòa Xá, Ứng Hòa - Hà Nội
Xã Hòa Xá gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Vân Đình
- Xã Cao Thành
- Xã Đại Cường
- Xã Đại Hùng
- Xã Đội Bình
- Xã Đông Lỗ
- Xã Đồng Tân
- Xã Đồng Tiến
- Xã Hòa Lâm
- Xã Hòa Nam
- Xã Hòa Phú
- Xã Hoa Sơn
- Xã Hòa Xá
- Xã Hồng Quang
- Xã Kim Đường
- Xã Liên Bạt
- Xã Lưu Hoàng
- Xã Minh Đức
- Xã Phù Lưu
- Xã Phương Tú
- Xã Quảng Phú Cầu
- Xã Sơn Công
- Xã Tân Phương
- Xã Tảo Dương Văn
- Xã Trầm Lộng
- Xã Trung Tú
- Xã Trường Thịnh
- Xã Vạn Thái
- Xã Viên An
- Xã Viên Nội
Bản đồ vị trí Hòa Xá
Chi nhánh / cây ATM tại Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Hòa Xá - Huyện Ứng Hòa - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Phòng giao dịch Hòa Xá | Đường 21B, Cầu Tế Tiêu, Xã Hoà Xá, Ứng Hòa, Hà Nội |
Cây ATM ngân hàng ở Xã Hòa Xá - Huyện Ứng Hòa - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VPBank | Siêu thị Hiền Lương | QL 341, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội |
Ghi chú về Hòa Xá
Thông tin về Xã Hòa Xá, Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hòa Xá, Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hòa Xá, Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội