Thành phố Hải Phòng
Thông tin tổng quan về Hải Phòng, Việt Nam
Thành phố cảng Hải Phòng là trung tâm công nghiệp quan trọng phía Bắc Việt Nam.
Hải Phòng cũng là trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ ,văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học,của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Đây là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Dân số Hải Phòng tính đến tháng 12/2011, là 1.907.705 người là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam,trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%.
Hải Phòng được thành lập vào năm năm 1888, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển quan trọng ở phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển.Đây là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng cũng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Hải Phòng còn được biết đến với các tên gọi không chính thức như Thành phố Cảng (đây là tên gọi không chính thức phổ biến ở miền Bắc trước 1975 do lúc đó Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), Thành phố Hoa Phượng Đỏ (do thành phố trước đây trồng nhiều cây phượng), hoặc Thành Tô (một giai đoạn ngắn sau giải phóng miền Bắc vào năm 1955, gọi theo tên Tô Hiệu).
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: (0225) 3700 514
Bệnh viện 5-8 Hải Quân: (0225) 3873 227
Bệnh viện Lao: (0225) 3690 853
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng: (0225) 3745 122
Bệnh Viện Tâm Thần Hải Phòng: (0225) 3828 415
Bệnh Viện Trẻ Em Hải Phòng: (0225) 2203 442
Những năm đầu Công nguyên, các vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng như nội thành Hải Phòng ngày nay, huyện An Lão huyện Thủy Nguyên,huyện Vĩnh Bảo huyện Tiên Lãng,... theo truyền thuyết đây là nơi nữ tướng Lê Chân (?-43) về gây dựng căn cứ và tuyển mộ nghĩa quân chống quân Đông Hán dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng. Nữ tướng Lê Chân cũng là người có công đầu trong việc khai phá lập nên trang An Biên xưa (còn được biết đến là trấn Hải Tần Phòng Thủ) - tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.
Đây Là nơi có địa thế hiểm trở,chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng là cửa ngõ vào Đại La - Thăng Long. Các vương triều Việt Nam đã từng có những chiến tích lừng lẫy trong lịch sử chống lại sự xâm lược của láng giềng phương Bắc với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng như trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn và trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.
Thời Lê sơ, toàn bộ địa bàn Hải Phòng ngày nay thuộc trấn Hải Dương (một trong Thăng Long Tứ Trấn) hay còn được gọi là xứ Đông, và là miền duyên hải cực đông của xứ này.
Dương Kinh được coi làmột kinh đô thu nhỏ, với vai trò là kinh đô thứ hai của nhà Mạc sau trung tâm quyền lực ở Thăng Long. Dương Kinh bao gồm quần thể kiến trúc cung điện, lầu các với quy mô trải rộng như Các Dương Tự, điện Tường Quang, Phúc Huy, phủ Hưng Quốc, đồn binh, kho lương và cả một trường Quốc học song song với Quốc Tử Giám tại Thăng Long.Ngoài ra còn có các đình, chùa được xây mới hoặc tu bổ, cùng với hệ thống đê bao ngăn nước mặn và chống lũ lụt.nhà Mạc còn cho xây dựng một số thương cảng trên bến dưới thuyền làm nơi giao thương như phố Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha. Ngày nay, các nhà sử học Việt Nam có chung nhận định Dương Kinh thời Mạc không chỉ là kinh đô hướng biển mà còn là đô thị ven biển đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Năm (1592)nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, phải rút lên đất Cao Bằng.Tướng Trịnh Tùng nhà Lê-Trịnh đã đem quân đốt phá, san phẳng các công trình kiến trúc được xây dựng thời Mạc trên địa bàn Dương Kinh. Trải qua hơn 200 năm sau với các triều đại từ Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh) đến nhà Tây Sơn và cuối cùng là nhà Nguyễn, Hải Phòng bấy giờ nằm trong địa phận quản lý của trấn Hải Dương rồi tỉnh Hải Dương (1831).
Sau khi Dương Kinh triều Mạc bị phá hủy cuối thế kỷ XVI, tiếp đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 2 thế kỷ XVII - XVIII đã hình thành nên sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Trong thời kỳ này, miền duyên hải thuộc địa bàn Hải Phòng ngày nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa xứ Đàng ngoài với các thuyền buôn phương Tây (đặc biệt là người Hà Lan và người Anh) bên cạnh sự hình thành và phát triển của Phố Hiến.
Domea, một cảng cửa khẩu quốc tế quan trọng của xứ Đàng ngoài, đóng vai trò như tiền cảng của Phố Hiến, nơi hiếm hoi trên toàn lãnh thổ Việt Nam lúc đó, người nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Hà Lan được thật sự tự do sinh sống và buôn bán. Di chỉ thương cảng Đò Mè (Domea) ngày nay được hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ xác định thuộc địa bàn làng An Dụ, xã Khởi Nghĩa, phía bắc huyện Tiên Lãng ngày nay.
Năm 1744 bản đồ châu Á của Johann Matthias Hase, xuất bản ở Nuremberg (Đức) cũng đánh dấu Domea như là một địa danh quan trọng ở khu vực xứ Đàng Ngoài.
Do những biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII cùng chính sách bế quan tỏa cảng của các triều đại phong kiến về sau đã làm cho hoạt động ngoại thương gần như đình trệ, kéo theo sự suy tàn của nhiều làng nghề sản xuất cùng những thương cảng quan trọng một thời, trong đó có Domea.
Năm 1871 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ.Năm 1873-1874 khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất, nhà Nguyễn phải ký Hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Từ đây tên gọi Hải Phòng chính thức được nhắc đến về mặt địa lý.Thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng năm 1887. Ngày 19/ 7 /1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng. - Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương. Theo đó thành phố Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại lập thành tỉnh Kiến An. Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên thời kỳ này thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì. Khoảng thập niên 1940, cuối thời Pháp thuộc dân số Hải Phòng tính được 73.000 người,chiếm địa vị thành phố lớn thứ 4 sau Sài Gòn, Chợ Lớn, và Hà Nội.
Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đứng ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Đây còn là hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ,là đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp. Hải Phòng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp.
Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước trong các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.
Ngày 13/5/1955, Hải Phòng được giải phóng hoàn toàn, chính quyền nhân dân tiếp quản thành phố từ tay quân đội Pháp. Kể từ đó, ngày 13/5 hằng năm được chọn làm ngày giải phóng thành phố.
Ngày 26/9/1955, huyện Hải An của tỉnh Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.
Ngày 5/6/1956, thị xã Cát Bà và huyện Cát Hải của khu Hồng Quảng sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.
Ngày 22/7/1957, chuyển thị xã Cát Bà thành huyện Cát Bà.
Ngày 5/7/1961, khu vực nội thành được chia thành 3 khu phố mới là Hồng Bàng, Ngô Quyền và Lê Chân.
Ngày 27/10/1962, thành phố Hải Phòng như ngày nay được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra quyết định thành lập trên cơ sở hợp nhất thành phố Hải Phòng cũ và tỉnh Kiến An.
Ngày 10/4/1963, thành lập thị xã Đồ Sơn trên cơ sở điều chỉnh địa giới huyện Kiến Thụy.
Ngày 7/4/1966, hợp nhất 2 huyện An Dương và Hải An thành huyện An Hải.
Ngày 4/4/ 1969, hợp nhất 2 huyện An Lão và Kiến Thụy thành huyện An Thụy.
Với vai trò là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc,trong giai đoạn 1955-1975, Hải Phòng tiếp nhận phần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Vì vậy trong các cuộc leo thang đánh phá miền Bắc, máy bay của không quân Mỹ đã tiến hành phong tỏa Cảng, nhằm hủy diệt đầu mối giao thông vận tải bằng việc tập trung bắn phá ác liệt Hải Phòng, ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam và của quốc tế với Việt Nam. Nhiều nhà máy, công trình xây dựng, bến cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị phá hủy hoàn toàn.
Quân và dân Hải Phòng đã chiến đấu trên 4000 trận,từ trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vĩ (26-3-1965) đến chiến thắng oanh liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972,bắn rơi 317 máy bay Mỹ (trong đó có 5 pháo đài bay B52), 28 lần bắn cháy tàu chiến của hải quân Mỹ. Do những thành tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thành phố đã được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất và Huân chương Sao vàng (1985).
Hải Phòng sau khi thống nhất đất nước (1975), trở thành một trong 3 thành phố trực thuộc trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (cùng với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
Đầu năm 1976, Hải Phòng có 3 khu phố: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền; 2 thị xã: Đồ Sơn, Kiến An và 7 huyện: An Hải, An Thụy, Cát Bà, Cát Hải, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Ngày 11/ 3/1977, sáp nhập huyện Cát Bà vào huyện Cát Hải.
Ngày 5/ 3/1980, sáp nhập thị xã Đồ Sơn và 21 xã của huyện An Thụy thành huyện Đồ Sơn; sáp nhập thị xã Kiến An và 16 xã còn lại của huyện An Thụy thành huyện Kiến An.
Ngày 3/1/1981, đổi khu phố thành quận. Từ đó, Hải Phòng có 3 quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và 7 huyện: An Hải, Cát Hải, Đồ Sơn, Kiến An, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Ngày 6/6/1988, chia huyện Đồ Sơn thành thị xã Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy; chia huyện Kiến An thành thị xã Kiến An và huyện An Lão.
Ngày 5/5/1990, Hải Phòng được công nhận là đô thị loại 2.
Ngày 9/12/1992, thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Ngày 29/8/1994, chuyển thị xã Kiến An thành quận Kiến An.
Ngày 20/12/ 2002, chia huyện An Hải thành quận Hải An (trên cơ sở tách 5 xã: Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát thuộc huyện An Hải và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền) và huyện An Dương.
Ngày 9/5/ 2003, Hải Phòng được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.
Ngày 12/9/2007, thành lập quận Dương Kinh trên cơ sở tách 6 xã: Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hải Thành, Tân Thành, Hòa Nghĩa thuộc huyện Kiến Thụy và chuyển thị xã Đồ Sơn thành quận Đồ Sơn.
Từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hà Nội. Hải Phòng ngày nay là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 34.000 tỉ đồng. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. Dự kiến năm 2012, Thành phố tổng thu ngân sách 56 470 tỷ đồng.
Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước.
Trương Nữu (737 - 791) đại tướng quân thời Phùng Hưng chống ách đô hộ của nhà Đường
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291) thiền sư (sống và qua đời tại trang Dưỡng Chân, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên)
Vũ Hải (1252 - 1288) tướng nhà Trần chống Nguyên Mông, có công chém đầu tướng địch Toa Đô ở trận Tây Kết
Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) tướng nhà Lê sơ, vua sáng lập ra triều đại nhà Mạc
Mạc Đăng Doanh tức Mạc Thái Tông, vua thứ hai của triều Mạc, con trai trưởng của Thái Tổ Mạc Đăng Dung
Mạc Kính Điển quan phụ chính, tướng nhà Mạc, con thứ của Thái Tông Mạc Đăng Doanh
Mạc Cảnh Huống tướng của Nguyễn Hoàng, công thần khai quốc triều chúa Nguyễn, em của Khiêm vương Mạc Kính Điển
Phạm Tử Nghi tướng nhà Mạc
Trần Cảo (tướng khởi nghĩa) lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời Lê sơ
Nhữ Văn Lan (1443 - 1523) Tiến sĩ (1463), giữ chức Thượng thư bộ Hộ dưới triều Lê Thánh Tông
Lê Ích Mộc (1458 - 1538) Trạng nguyên (1502), giữ chức Tả thị lang dưới triều Lê sơ
Trần Tất Văn (? - ?) Trạng nguyên (1526), giữ chức Thượng thư dưới triều Mạc
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Trạng nguyên (1535), tước Trình Quốc Công triều Mạc, Trạng Trình
Phạm Đình Trọng (1714 - 1754) Tiến sĩ (1739), giữ chức Thượng thư bộ Binh, tước Hải Quận Công dưới thời Lê Trung Hưng
Nguyễn Hữu Cầu lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỷ 18 (dựng căn cứ ở Đồ Sơn)
Nguyễn Đình Thân (1552-1633), tướng chúa Nguyễn, tước Đô Thắng hầu, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Khoa nổi tiếng ở đất Thuận Quảng
Nguyễn Khoa Đăng quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Nguyễn Khoa Chiêm quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Nhữ Đình Toản quan nhà Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh), hậu duệ của Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan
Bùi Viện nhà ngoại giao, người có công đầu kiến thiết bộ mặt đô thị cảng Hải Phòng những năm cuối thế kỷ 19
Nguyễn Hữu Tuệ (1871 - 1938) tên thường gọi là Lý Tuệ, chí sĩ yêu nước trong phong trào Đông Du
Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) nhà cách mạng, hoạt động cách mạng và hy sinh ở Hải Phòng (quê gốc Thái Bình)
Tô Hiệu (1912 - 1944) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (quê gốc Hưng Yên)
Bùi Đình Đổng (1911 - 1973) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Chủ sự Ty Liêm phóng Hải Phòng năm 1945, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc kỳ cựu của Nhà máy Xi măng Hải phòng.
Hoàng Mậu (1907 - 1990) là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Vũ Quốc Uy (1920 - 1994) là nhà hoạt động cách mạng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải phòng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời năm 1945, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng năm 1946 và năm 1955.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng năm 1946, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hải phòng.
Lê Quang Tuấn là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Nguyễn Năng Hách là nhà hoạt động cách mạng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Hải dương, Khu ủy viên Khu Tả ngạn, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu Tả ngạn, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đặng Văn Minh tức Trần Kiên là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng những năm 60, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Lê Quốc Thân nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Đỗ Chính nhà hoạt động cách mạng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Hải sản.
Đặng Toàn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải phòng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Nguyễn Hồng Cẩn nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy Kiến An trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nguyên Chính ủy Trung đoàn 550, Tham mưu phó Quân khu Tả ngạn. Giám đốc Sở Công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng năm 1968 - 1974. Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản kiêm Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex.
Nguyễn Văn Linh nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Đỗ Mười nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Trưởng ban chỉ đạo Tiếp quản Hải phòng 300 ngày.
Lương Khánh Thiện nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thời kỳ tiền khởi nghĩa
Tô Quang Đẩu nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An
Tô Thiện nguyên Phó bí thư Thành ủy Hải phòng
Lê Quang Đạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1945.
Tô Duy nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải Phòng
Hoàng Hữu Nhân nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng
Lê Đức Thịnh nguyên Phó Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố
Bùi Quang Tạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cuối thập niên 70, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Trần Đông nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1977 - 1979, Giám đốc Công an Hải phòng 16 năm.
Đỗ Quế Lượng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 1997.
Hoàng Thế Thiện tức Lưu Văn Thi (1922 - 1995) Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng.
Đỗ Văn Tài (1932 - 2010) nhà ngoại giao, Đại sứ.
Lưu Văn Lợi nhà ngoại giao, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Đoàn Duy Thành (1929 -) nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
Tô Huy Rứa nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng,
Vũ Mão nhà ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Bình Trung tướng, Tư lệnh Nam Bộ, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Bá Phát Thiếu tướng Hải quân, Thứ trưởng Bộ Hải sản, Bí thư Đảng đoàn Bộ.
Hoàng Ngân (1921 - 1949) nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam
Phạm Ngọc Đa liệt sĩ thiếu niên, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Lê Duy Mật, sinh 1929 tại Thủy Nguyên Hải Phòng, Phó tư lệnh quân khu 2 tham mưu trưởng mặt trận Hà Giang 1984-1988
Hoàng Thế Thiện -sinh ngày 20 tháng 10 năm 1922 tại ngõ Mai Viên, đường Agent Blambay (nay là đường Trần Bình Trọng), phường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, Chính ủy đầu tiên của Cục Không quân, Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long)
Đặng Kinh, tên thật là Đặng Văn Rợp, sinh 1922, ở dưới chân núi Giang, nay thuộc Quán Trứ, Kiến An, Hải Phòng, Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam.
Mai Năng, tên thật là Tạ Xuân Thiều, Thiếu tướng Tư lệnh Bộ đội Đặc công 1993-1997, anh hùng lục lượng vũ trang nhân dân, dũng sỹ Cát Bi, sinh năm 1933 quê ở Ngũ Phúc - Kiến Thụy.
Dương Đức Nhan Tiến sĩ triều Lê sơ, tác giả của Tinh tuyển chư gia luật thi
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Trạng nguyên (1535), tước Trình Quốc Công triều Mạc, Trạng Trình
Đào Công Chính (1623 - ?) Bảng nhãn, chức Hữu thị lang bộ Lại triều Lê-Trịnh, tác giả sách y học Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu
Hải Triều nhà báo (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Vũ Khiêu Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa, Anh hùng lao động, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Lân Nhà giáo nhân dân, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Xuân Vinh nhà khoa học không gian, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Georges Condominas (1921 - 2011) nhà dân tộc học, nhân chủng học người Pháp (sinh tại quê mẹ ở Hải Phòng)
Michel Henry (1922 - 2002) nhà triết học, tác gia người Pháp (sinh tại Hải Phòng)
Nguyễn Quang Riệu (1932 -) nhà vật lý thiên văn, nguyên Giám đốc nghiên cứu Danh dự tại CNRS (định cư tại Pháp)
Nguyễn Quang Quyền (1934 - 1997) nhà giải phẫu học, nhân trắc học
Nguyễn Quý Đạo (1937 -) nhà hóa học, giải thưởng Vinh danh nước Việt 2005 (định cư ở Pháp)
Đặng Lương Mô (1936 -) nhà khoa học vi mạch, người sáng lập ra trung tâm ICDREC, đặt nền móng cho ngành nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ở Việt Nam
Đào Trọng Thi (1951 -) nhà khoa học, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (nguyên quán ở Cổ Am, Vĩnh Bảo)
Augustine Hà Tôn Vinh nhà nghiên cứu kinh tế, chuyên gia tư vấn quản lý tài chính
Đào Nguyên Cát Giáo sư, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam
Đồng Quốc Bình- Liệt sỹ Hải Quân- Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định đặt tên anh cho một phường thuộc quận Ngô Quyền nội thành. Tên anh được ghi trong sách Nhân vật lịch sử Hải Phòng tập III do Thư viện Hải Phòng tổ chức biên soạn. Nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành năm 2006.
Khái Hưng (1896 - 1947) nhà văn, cây bút trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn
Trần Tiêu (1900 - 1954) nhà văn, thành viên Tự Lực Văn Đoàn, em của nhà văn Khái Hưng
Hoàng Ngọc Phách nhà văn, tác giả tiểu thuyết Tố Tâm, cựu giáo viên Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyên Hồng (1918 - 1982) nhà văn, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (quê gốc Nam Định)
Thế Lữ (1907 - 1989) nhà thơ, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu (sống và hoạt động nghệ thuật trong nhiều năm ở Hải Phòng)
Vi Huyền Đắc nhà viết kịch
Phạm Thiên Thư nhà thơ
Nguyễn Huy Tưởng nhà văn, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Họa sỹ Mai Trung Thứ hay Mai Thứ (1906-1980) là con của tổng đốc Bắc Ninh Mai Trung Cát quê làng Do Nha, huyện An Dương, Hải Phòng là hoạ sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20
Nguyễn Đình Thi nhạc sĩ, nhà thơ, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Thi Hoàng (1943 -) nhà thơ, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007)
Thanh Tùng nhà thơ, tác giả bài thơ phổ nhạc Thời hoa đỏ
Lê Anh Xuân nhà thơ, cựu học sinh Trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng
Đinh Nhu (1910 - 1945) nhạc sĩ, tác giả ca khúc tân nhạc cách mạng đầu tiên Cùng nhau đi Hồng binh
Lê Thương nhạc sĩ, cựu giáo viên Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Hoàng Quý (1920 - 1946) nhạc sĩ, thành viên sáng lập và là trưởng nhóm Đồng Vọng
Văn Cao (1923 - 1995) nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ, tác giả của Tiến quân ca, quê gốc Nam Định.
Đoàn Chuẩn (1924 - 2001) nhạc sĩ
Đỗ Nhuận (1922 - 1991) nhạc sĩ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (sinh tại Hải Dương, lớn lên tại Hải Phòng)
Trần Chung (1927 - 2002) nhạc sĩ, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I (2001)
Tô Vũ nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc, em ruột của nhạc sĩ Hoàng Quý
Canh Thân nhạc sĩ tiền chiến, thành viên của nhóm Đồng Vọng
Ngô Thụy Miên nhạc sĩ
Lê Đại Thanh nhà thơ, nguyên Ủy viên Ủy ban Hành chính Hải phòng năm 1945, cha của các nghệ sĩ Lê Mai, Lê Chức
Trần Hoàn nhạc sĩ, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá Hải Phòng, sau là Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
Mai Trung Thứ (1906 - 1980) họa sĩ, nhà quay phim (định cư và qua đời ở Pháp)
Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) họa sĩ, Nhà giáo nhân dân, đồng tác giả mẫu thiết kế Quốc huy Việt Nam
Phạm Văn Khoa (1913 - 1992) đạo diễn điện ảnh, Nghệ sĩ Nhân dân, đạo diễn của phim Chị Dậu (1980) và Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)
Nguyễn Đình Nghi (1928 - 2001) đạo diễn sân khấu, Nghệ sĩ Nhân dân, con trai của nhà thơ Thế Lữ
Đào Trọng Khánh (1940 -) đạo diễn phim tài liệu, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007)
Lễ hội rước lợn Ông Bồ
Lễ hội đền Trinh Hưởng
Lễ hội vật cầu Kim Sơn
Lễ hội Hát Đúm ở Thủy Nguyên
Lễ hội Phủ Thượng Đoạn
Lễ hội chùa Hàm Long
Lễ hội Núi Voi
Hội đánh pháo đất
Lễ hội Cát Bà - Hội đua thuyền rồng
Nem cua bể
Bánh đa cua
Bánh bèo
Cháo sườn - cháo cay
Bánh cuốn
Lẩu cua đồng
Bánh đúc tàu
Cơm cháy hải sản
Quần đảo Cát Bà
Hòn Dấu
Núi Voi
Khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hải Phòng cũng là trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ ,văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học,của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Đây là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Dân số Hải Phòng tính đến tháng 12/2011, là 1.907.705 người là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam,trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%.
Hải Phòng được thành lập vào năm năm 1888, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển quan trọng ở phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển.Đây là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng cũng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Hải Phòng còn được biết đến với các tên gọi không chính thức như Thành phố Cảng (đây là tên gọi không chính thức phổ biến ở miền Bắc trước 1975 do lúc đó Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), Thành phố Hoa Phượng Đỏ (do thành phố trước đây trồng nhiều cây phượng), hoặc Thành Tô (một giai đoạn ngắn sau giải phóng miền Bắc vào năm 1955, gọi theo tên Tô Hiệu).
Các số điện thoại quan trọng
UBND tỉnh Hải Phòng: 080-31274 / 080-31184Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: (0225) 3700 514
Bệnh viện 5-8 Hải Quân: (0225) 3873 227
Bệnh viện Lao: (0225) 3690 853
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng: (0225) 3745 122
Bệnh Viện Tâm Thần Hải Phòng: (0225) 3828 415
Bệnh Viện Trẻ Em Hải Phòng: (0225) 2203 442
Vị trí địa lý
Hải Phòng là một thành phố ven biển,cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc. Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.Lịch sử
Thời kỳ đầu - thế kỷ 16
Theo các kết quả khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) (thuộc văn hóa Hạ Long), Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Núi Voi (An Lão) (thuộc văn hóa Đông Sơn, đã xác định vùng đất này từ là nơi đã có cư dân Việt cổ sinh tụ, làm ăn. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, dưới thời Bắc thuộc, Hải Phòng là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang.Những năm đầu Công nguyên, các vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng như nội thành Hải Phòng ngày nay, huyện An Lão huyện Thủy Nguyên,huyện Vĩnh Bảo huyện Tiên Lãng,... theo truyền thuyết đây là nơi nữ tướng Lê Chân (?-43) về gây dựng căn cứ và tuyển mộ nghĩa quân chống quân Đông Hán dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng. Nữ tướng Lê Chân cũng là người có công đầu trong việc khai phá lập nên trang An Biên xưa (còn được biết đến là trấn Hải Tần Phòng Thủ) - tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.
Đây Là nơi có địa thế hiểm trở,chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng là cửa ngõ vào Đại La - Thăng Long. Các vương triều Việt Nam đã từng có những chiến tích lừng lẫy trong lịch sử chống lại sự xâm lược của láng giềng phương Bắc với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng như trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn và trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.
Thời Lê sơ, toàn bộ địa bàn Hải Phòng ngày nay thuộc trấn Hải Dương (một trong Thăng Long Tứ Trấn) hay còn được gọi là xứ Đông, và là miền duyên hải cực đông của xứ này.
Đầu thế kỷ 16 - cuối thế kỷ 18
Mạc Đăng Dung lên ngôi vuan năm 1527, lấy trung tâm quyền lực đặt ở Thăng Long lập nên nhà Mạc. Mạc Thái Tổ(Mạc Đăng Dung) nhường ngôi cho con trai cả là Mạc Đăng Doanh để lui về quê hương Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng năm 1529. Ông đã cho xây dựng làng Cổ Trai trở thành kinh đô thứ hai của nhà Mạc (Dương Kinh) tồn tại đồng thời với trung tâm Thăng Long. Mạc Đăng Dung lấy Nghi Dương làm trung tâm của Dương Kinh, cắt phủ Thuận An ở trấn Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở trấn Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh. Nhà Mạc thuộc số ít các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng phát triển công thương nghiệp, đặc biệt là nền kinh tế sản xuất hàng hóa (điển hình là đồ gốm sứ) thay vì tập trung chủ yếu vào kinh tế tiểu nông truyền thống. Mạc Đăng Dung vốn xuất thân từ cư dân làm nghề chài lưới và buôn bán ven biển.Dương Kinh được coi làmột kinh đô thu nhỏ, với vai trò là kinh đô thứ hai của nhà Mạc sau trung tâm quyền lực ở Thăng Long. Dương Kinh bao gồm quần thể kiến trúc cung điện, lầu các với quy mô trải rộng như Các Dương Tự, điện Tường Quang, Phúc Huy, phủ Hưng Quốc, đồn binh, kho lương và cả một trường Quốc học song song với Quốc Tử Giám tại Thăng Long.Ngoài ra còn có các đình, chùa được xây mới hoặc tu bổ, cùng với hệ thống đê bao ngăn nước mặn và chống lũ lụt.nhà Mạc còn cho xây dựng một số thương cảng trên bến dưới thuyền làm nơi giao thương như phố Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha. Ngày nay, các nhà sử học Việt Nam có chung nhận định Dương Kinh thời Mạc không chỉ là kinh đô hướng biển mà còn là đô thị ven biển đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Năm (1592)nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, phải rút lên đất Cao Bằng.Tướng Trịnh Tùng nhà Lê-Trịnh đã đem quân đốt phá, san phẳng các công trình kiến trúc được xây dựng thời Mạc trên địa bàn Dương Kinh. Trải qua hơn 200 năm sau với các triều đại từ Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh) đến nhà Tây Sơn và cuối cùng là nhà Nguyễn, Hải Phòng bấy giờ nằm trong địa phận quản lý của trấn Hải Dương rồi tỉnh Hải Dương (1831).
Sau khi Dương Kinh triều Mạc bị phá hủy cuối thế kỷ XVI, tiếp đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 2 thế kỷ XVII - XVIII đã hình thành nên sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Trong thời kỳ này, miền duyên hải thuộc địa bàn Hải Phòng ngày nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa xứ Đàng ngoài với các thuyền buôn phương Tây (đặc biệt là người Hà Lan và người Anh) bên cạnh sự hình thành và phát triển của Phố Hiến.
Domea, một cảng cửa khẩu quốc tế quan trọng của xứ Đàng ngoài, đóng vai trò như tiền cảng của Phố Hiến, nơi hiếm hoi trên toàn lãnh thổ Việt Nam lúc đó, người nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Hà Lan được thật sự tự do sinh sống và buôn bán. Di chỉ thương cảng Đò Mè (Domea) ngày nay được hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ xác định thuộc địa bàn làng An Dụ, xã Khởi Nghĩa, phía bắc huyện Tiên Lãng ngày nay.
Năm 1744 bản đồ châu Á của Johann Matthias Hase, xuất bản ở Nuremberg (Đức) cũng đánh dấu Domea như là một địa danh quan trọng ở khu vực xứ Đàng Ngoài.
Do những biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII cùng chính sách bế quan tỏa cảng của các triều đại phong kiến về sau đã làm cho hoạt động ngoại thương gần như đình trệ, kéo theo sự suy tàn của nhiều làng nghề sản xuất cùng những thương cảng quan trọng một thời, trong đó có Domea.
Đầu thế kỷ 19
Năm 1802 sau khi nhà Nguyễn chính thức được thành lập và kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.Chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình Huế cùng sự buông lỏng cai trị đối với phần Đông Bắc đất nước đã khiến nhiều vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng khi đó thường xuyên ở vào tình trạng bất ổn chính trị, đời sống nhân dân bấp bênh do thiên tai và nạn hải tặc từ miền nam Trung Hoa.Năm 1871 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ.Năm 1873-1874 khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất, nhà Nguyễn phải ký Hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Từ đây tên gọi Hải Phòng chính thức được nhắc đến về mặt địa lý.Thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng năm 1887. Ngày 19/ 7 /1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng. - Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương. Theo đó thành phố Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại lập thành tỉnh Kiến An. Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên thời kỳ này thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì. Khoảng thập niên 1940, cuối thời Pháp thuộc dân số Hải Phòng tính được 73.000 người,chiếm địa vị thành phố lớn thứ 4 sau Sài Gòn, Chợ Lớn, và Hà Nội.
Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đứng ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Đây còn là hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ,là đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp. Hải Phòng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp.
Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước trong các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.
Từ 1945 đến nay
Ngày 15/8/1945 đến ngày 25/8/1945, lực lượng cách mạng lật đổ,chính quyền tay sai dưới chế độ thực dân rồi phát xít ở Kiến An (tỉnh), Hải Phòng. Chính quyền cách mạng được thiết lập.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Hải Phòng ngày 20/11/1946,Ngày 13/5/1955, Hải Phòng được giải phóng hoàn toàn, chính quyền nhân dân tiếp quản thành phố từ tay quân đội Pháp. Kể từ đó, ngày 13/5 hằng năm được chọn làm ngày giải phóng thành phố.
Ngày 26/9/1955, huyện Hải An của tỉnh Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.
Ngày 5/6/1956, thị xã Cát Bà và huyện Cát Hải của khu Hồng Quảng sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.
Ngày 22/7/1957, chuyển thị xã Cát Bà thành huyện Cát Bà.
Ngày 5/7/1961, khu vực nội thành được chia thành 3 khu phố mới là Hồng Bàng, Ngô Quyền và Lê Chân.
Ngày 27/10/1962, thành phố Hải Phòng như ngày nay được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra quyết định thành lập trên cơ sở hợp nhất thành phố Hải Phòng cũ và tỉnh Kiến An.
Ngày 10/4/1963, thành lập thị xã Đồ Sơn trên cơ sở điều chỉnh địa giới huyện Kiến Thụy.
Ngày 7/4/1966, hợp nhất 2 huyện An Dương và Hải An thành huyện An Hải.
Ngày 4/4/ 1969, hợp nhất 2 huyện An Lão và Kiến Thụy thành huyện An Thụy.
Với vai trò là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc,trong giai đoạn 1955-1975, Hải Phòng tiếp nhận phần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Vì vậy trong các cuộc leo thang đánh phá miền Bắc, máy bay của không quân Mỹ đã tiến hành phong tỏa Cảng, nhằm hủy diệt đầu mối giao thông vận tải bằng việc tập trung bắn phá ác liệt Hải Phòng, ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam và của quốc tế với Việt Nam. Nhiều nhà máy, công trình xây dựng, bến cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị phá hủy hoàn toàn.
Quân và dân Hải Phòng đã chiến đấu trên 4000 trận,từ trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vĩ (26-3-1965) đến chiến thắng oanh liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972,bắn rơi 317 máy bay Mỹ (trong đó có 5 pháo đài bay B52), 28 lần bắn cháy tàu chiến của hải quân Mỹ. Do những thành tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thành phố đã được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất và Huân chương Sao vàng (1985).
Hải Phòng sau khi thống nhất đất nước (1975), trở thành một trong 3 thành phố trực thuộc trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (cùng với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
Đầu năm 1976, Hải Phòng có 3 khu phố: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền; 2 thị xã: Đồ Sơn, Kiến An và 7 huyện: An Hải, An Thụy, Cát Bà, Cát Hải, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Ngày 11/ 3/1977, sáp nhập huyện Cát Bà vào huyện Cát Hải.
Ngày 5/ 3/1980, sáp nhập thị xã Đồ Sơn và 21 xã của huyện An Thụy thành huyện Đồ Sơn; sáp nhập thị xã Kiến An và 16 xã còn lại của huyện An Thụy thành huyện Kiến An.
Ngày 3/1/1981, đổi khu phố thành quận. Từ đó, Hải Phòng có 3 quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và 7 huyện: An Hải, Cát Hải, Đồ Sơn, Kiến An, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Ngày 6/6/1988, chia huyện Đồ Sơn thành thị xã Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy; chia huyện Kiến An thành thị xã Kiến An và huyện An Lão.
Ngày 5/5/1990, Hải Phòng được công nhận là đô thị loại 2.
Ngày 9/12/1992, thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Ngày 29/8/1994, chuyển thị xã Kiến An thành quận Kiến An.
Ngày 20/12/ 2002, chia huyện An Hải thành quận Hải An (trên cơ sở tách 5 xã: Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát thuộc huyện An Hải và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền) và huyện An Dương.
Ngày 9/5/ 2003, Hải Phòng được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.
Ngày 12/9/2007, thành lập quận Dương Kinh trên cơ sở tách 6 xã: Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hải Thành, Tân Thành, Hòa Nghĩa thuộc huyện Kiến Thụy và chuyển thị xã Đồ Sơn thành quận Đồ Sơn.
Kinh tế
Hải Phòng là một "trung tâm kinh tế quan trọng" của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung.Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có những đề xuất xây dựng Hải Phòng thành "thủ đô kinh tế" của Đông Dương.Từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hà Nội. Hải Phòng ngày nay là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 34.000 tỉ đồng. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. Dự kiến năm 2012, Thành phố tổng thu ngân sách 56 470 tỷ đồng.
Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước.
Danh nhân
1. Chính trị gia, nhà hoạt động cách mạng, tướng lĩnh
Lê Chân (? - 43) nữ tướng, giữ chức Chưởng quản binh quyền nội bộ dưới thời Hai Bà Trưng và là Thành hoàng của Hải PhòngTrương Nữu (737 - 791) đại tướng quân thời Phùng Hưng chống ách đô hộ của nhà Đường
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291) thiền sư (sống và qua đời tại trang Dưỡng Chân, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên)
Vũ Hải (1252 - 1288) tướng nhà Trần chống Nguyên Mông, có công chém đầu tướng địch Toa Đô ở trận Tây Kết
Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) tướng nhà Lê sơ, vua sáng lập ra triều đại nhà Mạc
Mạc Đăng Doanh tức Mạc Thái Tông, vua thứ hai của triều Mạc, con trai trưởng của Thái Tổ Mạc Đăng Dung
Mạc Kính Điển quan phụ chính, tướng nhà Mạc, con thứ của Thái Tông Mạc Đăng Doanh
Mạc Cảnh Huống tướng của Nguyễn Hoàng, công thần khai quốc triều chúa Nguyễn, em của Khiêm vương Mạc Kính Điển
Phạm Tử Nghi tướng nhà Mạc
Trần Cảo (tướng khởi nghĩa) lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời Lê sơ
Nhữ Văn Lan (1443 - 1523) Tiến sĩ (1463), giữ chức Thượng thư bộ Hộ dưới triều Lê Thánh Tông
Lê Ích Mộc (1458 - 1538) Trạng nguyên (1502), giữ chức Tả thị lang dưới triều Lê sơ
Trần Tất Văn (? - ?) Trạng nguyên (1526), giữ chức Thượng thư dưới triều Mạc
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Trạng nguyên (1535), tước Trình Quốc Công triều Mạc, Trạng Trình
Phạm Đình Trọng (1714 - 1754) Tiến sĩ (1739), giữ chức Thượng thư bộ Binh, tước Hải Quận Công dưới thời Lê Trung Hưng
Nguyễn Hữu Cầu lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỷ 18 (dựng căn cứ ở Đồ Sơn)
Nguyễn Đình Thân (1552-1633), tướng chúa Nguyễn, tước Đô Thắng hầu, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Khoa nổi tiếng ở đất Thuận Quảng
Nguyễn Khoa Đăng quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Nguyễn Khoa Chiêm quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Nhữ Đình Toản quan nhà Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh), hậu duệ của Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan
Bùi Viện nhà ngoại giao, người có công đầu kiến thiết bộ mặt đô thị cảng Hải Phòng những năm cuối thế kỷ 19
Nguyễn Hữu Tuệ (1871 - 1938) tên thường gọi là Lý Tuệ, chí sĩ yêu nước trong phong trào Đông Du
Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) nhà cách mạng, hoạt động cách mạng và hy sinh ở Hải Phòng (quê gốc Thái Bình)
Tô Hiệu (1912 - 1944) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (quê gốc Hưng Yên)
Bùi Đình Đổng (1911 - 1973) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Chủ sự Ty Liêm phóng Hải Phòng năm 1945, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc kỳ cựu của Nhà máy Xi măng Hải phòng.
Hoàng Mậu (1907 - 1990) là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Vũ Quốc Uy (1920 - 1994) là nhà hoạt động cách mạng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải phòng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời năm 1945, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng năm 1946 và năm 1955.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng năm 1946, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hải phòng.
Lê Quang Tuấn là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Nguyễn Năng Hách là nhà hoạt động cách mạng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Hải dương, Khu ủy viên Khu Tả ngạn, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu Tả ngạn, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đặng Văn Minh tức Trần Kiên là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng những năm 60, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Lê Quốc Thân nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Đỗ Chính nhà hoạt động cách mạng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Hải sản.
Đặng Toàn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải phòng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Nguyễn Hồng Cẩn nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy Kiến An trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nguyên Chính ủy Trung đoàn 550, Tham mưu phó Quân khu Tả ngạn. Giám đốc Sở Công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng năm 1968 - 1974. Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản kiêm Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex.
Nguyễn Văn Linh nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Đỗ Mười nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Trưởng ban chỉ đạo Tiếp quản Hải phòng 300 ngày.
Lương Khánh Thiện nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thời kỳ tiền khởi nghĩa
Tô Quang Đẩu nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An
Tô Thiện nguyên Phó bí thư Thành ủy Hải phòng
Lê Quang Đạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1945.
Tô Duy nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải Phòng
Hoàng Hữu Nhân nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng
Lê Đức Thịnh nguyên Phó Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố
Bùi Quang Tạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cuối thập niên 70, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Trần Đông nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1977 - 1979, Giám đốc Công an Hải phòng 16 năm.
Đỗ Quế Lượng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 1997.
Hoàng Thế Thiện tức Lưu Văn Thi (1922 - 1995) Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng.
Đỗ Văn Tài (1932 - 2010) nhà ngoại giao, Đại sứ.
Lưu Văn Lợi nhà ngoại giao, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Đoàn Duy Thành (1929 -) nguyên Chủ tịch Ủy ban Thành phố, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
Tô Huy Rứa nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng,
Vũ Mão nhà ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Bình Trung tướng, Tư lệnh Nam Bộ, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Bá Phát Thiếu tướng Hải quân, Thứ trưởng Bộ Hải sản, Bí thư Đảng đoàn Bộ.
Hoàng Ngân (1921 - 1949) nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam
Phạm Ngọc Đa liệt sĩ thiếu niên, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Lê Duy Mật, sinh 1929 tại Thủy Nguyên Hải Phòng, Phó tư lệnh quân khu 2 tham mưu trưởng mặt trận Hà Giang 1984-1988
Hoàng Thế Thiện -sinh ngày 20 tháng 10 năm 1922 tại ngõ Mai Viên, đường Agent Blambay (nay là đường Trần Bình Trọng), phường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, Chính ủy đầu tiên của Cục Không quân, Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long)
Đặng Kinh, tên thật là Đặng Văn Rợp, sinh 1922, ở dưới chân núi Giang, nay thuộc Quán Trứ, Kiến An, Hải Phòng, Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam.
Mai Năng, tên thật là Tạ Xuân Thiều, Thiếu tướng Tư lệnh Bộ đội Đặc công 1993-1997, anh hùng lục lượng vũ trang nhân dân, dũng sỹ Cát Bi, sinh năm 1933 quê ở Ngũ Phúc - Kiến Thụy.
2. Học giả, nhà khoa học, nhà giáo
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291) thiền sư, thầy dạy của Trần Nhân TôngDương Đức Nhan Tiến sĩ triều Lê sơ, tác giả của Tinh tuyển chư gia luật thi
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Trạng nguyên (1535), tước Trình Quốc Công triều Mạc, Trạng Trình
Đào Công Chính (1623 - ?) Bảng nhãn, chức Hữu thị lang bộ Lại triều Lê-Trịnh, tác giả sách y học Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu
Hải Triều nhà báo (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Vũ Khiêu Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa, Anh hùng lao động, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Lân Nhà giáo nhân dân, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Xuân Vinh nhà khoa học không gian, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Georges Condominas (1921 - 2011) nhà dân tộc học, nhân chủng học người Pháp (sinh tại quê mẹ ở Hải Phòng)
Michel Henry (1922 - 2002) nhà triết học, tác gia người Pháp (sinh tại Hải Phòng)
Nguyễn Quang Riệu (1932 -) nhà vật lý thiên văn, nguyên Giám đốc nghiên cứu Danh dự tại CNRS (định cư tại Pháp)
Nguyễn Quang Quyền (1934 - 1997) nhà giải phẫu học, nhân trắc học
Nguyễn Quý Đạo (1937 -) nhà hóa học, giải thưởng Vinh danh nước Việt 2005 (định cư ở Pháp)
Đặng Lương Mô (1936 -) nhà khoa học vi mạch, người sáng lập ra trung tâm ICDREC, đặt nền móng cho ngành nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ở Việt Nam
Đào Trọng Thi (1951 -) nhà khoa học, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (nguyên quán ở Cổ Am, Vĩnh Bảo)
Augustine Hà Tôn Vinh nhà nghiên cứu kinh tế, chuyên gia tư vấn quản lý tài chính
Đào Nguyên Cát Giáo sư, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam
Đồng Quốc Bình- Liệt sỹ Hải Quân- Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định đặt tên anh cho một phường thuộc quận Ngô Quyền nội thành. Tên anh được ghi trong sách Nhân vật lịch sử Hải Phòng tập III do Thư viện Hải Phòng tổ chức biên soạn. Nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành năm 2006.
3. Tác gia, văn nghệ sĩ
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) nhà thơKhái Hưng (1896 - 1947) nhà văn, cây bút trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn
Trần Tiêu (1900 - 1954) nhà văn, thành viên Tự Lực Văn Đoàn, em của nhà văn Khái Hưng
Hoàng Ngọc Phách nhà văn, tác giả tiểu thuyết Tố Tâm, cựu giáo viên Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyên Hồng (1918 - 1982) nhà văn, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (quê gốc Nam Định)
Thế Lữ (1907 - 1989) nhà thơ, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu (sống và hoạt động nghệ thuật trong nhiều năm ở Hải Phòng)
Vi Huyền Đắc nhà viết kịch
Phạm Thiên Thư nhà thơ
Nguyễn Huy Tưởng nhà văn, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Họa sỹ Mai Trung Thứ hay Mai Thứ (1906-1980) là con của tổng đốc Bắc Ninh Mai Trung Cát quê làng Do Nha, huyện An Dương, Hải Phòng là hoạ sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20
Nguyễn Đình Thi nhạc sĩ, nhà thơ, cựu học sinh Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Thi Hoàng (1943 -) nhà thơ, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007)
Thanh Tùng nhà thơ, tác giả bài thơ phổ nhạc Thời hoa đỏ
Lê Anh Xuân nhà thơ, cựu học sinh Trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng
Đinh Nhu (1910 - 1945) nhạc sĩ, tác giả ca khúc tân nhạc cách mạng đầu tiên Cùng nhau đi Hồng binh
Lê Thương nhạc sĩ, cựu giáo viên Trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Hoàng Quý (1920 - 1946) nhạc sĩ, thành viên sáng lập và là trưởng nhóm Đồng Vọng
Văn Cao (1923 - 1995) nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ, tác giả của Tiến quân ca, quê gốc Nam Định.
Đoàn Chuẩn (1924 - 2001) nhạc sĩ
Đỗ Nhuận (1922 - 1991) nhạc sĩ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (sinh tại Hải Dương, lớn lên tại Hải Phòng)
Trần Chung (1927 - 2002) nhạc sĩ, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I (2001)
Tô Vũ nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc, em ruột của nhạc sĩ Hoàng Quý
Canh Thân nhạc sĩ tiền chiến, thành viên của nhóm Đồng Vọng
Ngô Thụy Miên nhạc sĩ
Lê Đại Thanh nhà thơ, nguyên Ủy viên Ủy ban Hành chính Hải phòng năm 1945, cha của các nghệ sĩ Lê Mai, Lê Chức
Trần Hoàn nhạc sĩ, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá Hải Phòng, sau là Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
Mai Trung Thứ (1906 - 1980) họa sĩ, nhà quay phim (định cư và qua đời ở Pháp)
Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) họa sĩ, Nhà giáo nhân dân, đồng tác giả mẫu thiết kế Quốc huy Việt Nam
Phạm Văn Khoa (1913 - 1992) đạo diễn điện ảnh, Nghệ sĩ Nhân dân, đạo diễn của phim Chị Dậu (1980) và Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)
Nguyễn Đình Nghi (1928 - 2001) đạo diễn sân khấu, Nghệ sĩ Nhân dân, con trai của nhà thơ Thế Lữ
Đào Trọng Khánh (1940 -) đạo diễn phim tài liệu, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007)
Các lễ hội truyền thống
Hội chọi trâu Đồ SơnLễ hội rước lợn Ông Bồ
Lễ hội đền Trinh Hưởng
Lễ hội vật cầu Kim Sơn
Lễ hội Hát Đúm ở Thủy Nguyên
Lễ hội Phủ Thượng Đoạn
Lễ hội chùa Hàm Long
Lễ hội Núi Voi
Hội đánh pháo đất
Lễ hội Cát Bà - Hội đua thuyền rồng
Đặc sản
Bánh mì cayNem cua bể
Bánh đa cua
Bánh bèo
Cháo sườn - cháo cay
Bánh cuốn
Lẩu cua đồng
Bánh đúc tàu
Cơm cháy hải sản
Các địa danh nổi tiếng
Khu du lịch biển Đồ SơnQuần đảo Cát Bà
Hòn Dấu
Núi Voi
Khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Xem thêm:
- Nhà đất bán tại Thành phố Hải Phòng
- Bán nhà riêng tại Thành phố Hải Phòng
- Bán đất tại Thành phố Hải Phòng
- Bán căn hộ chung cư tại Thành phố Hải Phòng
- Bán nhà mặt phố tại Thành phố Hải Phòng
- Nhà đất cho thuê tại Thành phố Hải Phòng
- Dự án BĐS tại Thành phố Hải Phòng
- Tin BĐS tại Thành phố Hải Phòng
- Nhà môi giới BĐS tại Thành phố Hải Phòng
Hình ảnh về Hải Phòng, Việt Nam
Cát Bà
Hòn Dấu
Cảng Hải Phòng
Dự án bất động sản tại Thành phố Hải Phòng
Đảo nhân tạo Hoa Phượng
Phường Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng
Cat Bi Plaza
Đường Lê Hồng Phong, Phường Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng
Anh Dũng II - Sao Đỏ I
Đường Phạm Văn Đồng, Phường Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng
Sông Giá Resort Complex
Đường Quốc Lộ 10, Xã Lưu Kiếm, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Khu đô thị mới Cựu Viên
Đường Lê Duẩn, Phường Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng
Central Tower
43 Quang Trung, Phường Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng
VSIP Hải Phòng
Xã Núi Đèo, Thủy Nguyên, Hải Phòng
TD Lakeside
Đường Lê Hồng Phong, Phường Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng
Grand Pacific
Số 2A Hồng Bàng, Phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng
Waterfront City
Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng có bao nhiêu quận, huyện, thị xã?
Hải Phòng có 7 quận, 8 huyện và 0 thị xã trực thuộc:
Vị trí Hải Phòng
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Thành phố Hải Phòng
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Phổ Thông Lý Thái Tổ | P. Nghĩa Xá , Q. Lê Chân |
2 | THPT | Thpt Trần Nhân Tông | Phường Hoà Nghĩa, Q. Dương Kinh |
3 | THPT | Thpt 25-10 | Xã Thuổ Sơn, H.Thuổ Nguyên |
4 | THPT | Thpt An Dương | TT. An Dương, H.An Dương |
5 | THPT | Thpt An Hải | TT. An Dương, H.An Dương |
6 | THPT | Thpt An Lão | Thị trấn An Lão, H..An Lão |
7 | THPT | Thpt Bạch Đằng | Xã Lưu Kiếm, H.Thuổ Nguyên |
8 | THPT | Thpt Cát Bà | TT.Cát Bà, H. Cát Hải |
9 | THPT | Thpt Cát Hải | Xã Văn Phong, H. Cát Hải |
10 | THPT | Thpt Chuyên Trần Phú | P. Lương Khánh Thiện,Q. Ngô Quyền |
11 | THPT | Thpt Cộng Hiền | Xã Cộng Hiền, H. Vĩnh Bảo |
12 | THPT | Thpt Đồ Sơn | P. Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn |
13 | THPT | Thpt Đồng Hoà | P.Đồng Hoà , Q Kiến An |
14 | THPT | Thpt Hải An | P. Cát Bi, Q. Hải An |
15 | THPT | Thpt Hàng Hải | P. Đổng Quốc Bình,Q.Ngô Quyền |
16 | THPT | Thpt Hermann Gmeiner | P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền |
17 | THPT | Thpt Hồng Bàng | P. Sở Dầu , Q . Hồng Bàng |
18 | THPT | Thpt Hùng Thắng | Xã Hùng Thắng, H. Tiên Lãng |
19 | THPT | Thpt Hùng Vương | 190 P. Trần Thành Ngọ, Q . Kiến An |
20 | THPT | Thpt Kiến An | P. Ngọc Sơn, Q. Kiến An |
21 | THPT | Thpt Kiến Thuỵ | Thị trấn Núi Đối, H. Kiến Thuỵ |
22 | THPT | Thpt Lê Chân | P. Vĩnh Niệm , Q. Lê Chân |
23 | THPT | Thpt Lê Hồng Phong | P.Hạ Lý, Q. Hồng Bàng |
24 | THPT | Thpt Lê ích Mộc | Xã Kỳ Sơn, H.Thuổ Nguyên |
25 | THPT | Thpt Lê Lợi | P. Máy Tơ, Q. Ngô Quyền |
26 | THPT | Thpt Lê Quý Đôn | P. Cát Bi, Q . Hải An |
27 | THPT | Thpt Lương Thế Vinh | P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng |
28 | THPT | Thpt Lý Thường Kiệt | Xã Thuổ Sơn, H.Thuổ Nguyên |
29 | THPT | Thpt Mạc Đĩnh Chi | Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh |
30 | THPT | Thpt Marie curie | P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền |
31 | THPT | Thpt Nam Triệu | Xã Phục Lễ, H.Thuổ Nguyên |
32 | THPT | Thpt Ngô Quyền | P. Mê Linh, Q. Lê Chân |
33 | THPT | Thpt Nguyễn Bỉnh Khiêm | Xã Lý Học, H.Vĩnh Bảo |
34 | Đại học | ĐH Dân Lập Hải Phòng | Phường Dư Hàng Kênh, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng |
35 | Đại học | ĐH Hải Phòng | 171 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng |
36 | Đại học | ĐH Hàng Hải | Số 484 Lạch Tray, Ngô Quyền, TP. Hải Phòng |
37 | Đại học | ĐH Y Hải Phòng | Số 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng. ĐT: (031)3731168 |
38 | Cao đẳng/TC | CĐ Cộng Đồng Hải Phòng | Số 264 Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, TP.Hải phòng. ĐT: (031) 3735 651; 3735 130; 3735 654. |
39 | Cao đẳng/TC | CĐ Công Nghệ Viettronics | Số 118 Cát Bi, Q.Hải An, TP.Hải Phòng |
40 | Cao đẳng/TC | CĐ Hàng Hải | Số 498 Đà Nẵng, Phường Đông Hải 1, Quận Hải An, TP. Hải Phòng. ĐT: 0313 766739; 0313 766301. |
41 | Cao đẳng/TC | CĐ Y Tế Hải Phòng | 169 Trần Nguyên Hãn, Quận Lê Chân, TP. Hải Phòng |
42 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hải Phòng | Số 2, Nguyễn Bình, Ngô Quyền, Hải Phòng |
43 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hải Phòng | Số 2, Nguyễn Bình, quận Ngô Quyền, Hải Phòng |
44 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Công Nghệ Viettronics | 118 Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng |
45 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Công Nghệ Viettronics | Số 118 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng |
46 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Trung Ương II | Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng |
47 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Hàng Hải 1 | Số 498 Đà Nẵng, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng |
48 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Hàng Hải I | 498 Đà Nẵng - Đông Hải - Hải An- Hải Phòng |
49 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Kinh Tế Và Thủy Sản | Số 804, Thiên Lôi, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng |
50 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Hải Phòng | Số 187, Tôn Đức Thắng, An Đồng, An Dương, Hải Phòng |
51 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Và Dịch Vụ Hải Phòng | Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng |
52 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương II | Xã Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng |
53 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Nghề Thuỷ Sản Miền Bắc | Số 804 đường Thiên Lôi, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng |
54 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Y Tế Hải Phòng | Số 169, Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng |
55 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng | (Số 36 Đường Dân lập, Dư hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng) |
56 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Đại Học Hải Phòng | Số 171, Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng |
57 | Cao đẳng/TC | Hệ Trung Cấp Trường Đại Học Hải Phòng | 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng |
58 | Cao đẳng/TC | CĐ Nghiệp Vụ Du Lịch Hải Phòng | 08 Trần Phú, TP. Hải Phòng |
59 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Bách Khoa Hải Phòng | Số 56 Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng - (031) 3 840.114 |
60 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Công Nghệ Hải Phòng | Số 39, Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng - (031) 3.757.668; 3.757.669 |
61 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Hải Phòng | Số 29, Đường UBND, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng - (031) 3.559.119 |
62 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Và Công Nghệ Hải Phòng | Số 2/258, Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng - (031) 3.568.595; 3.565.426 |
63 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Kỹ Thuật - Nghiệp Vụ Hải Phòng | 266 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng |
64 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Kỹ Thuật - Nghiệp Vụ Hải Phòng | Số 159 Phương Khê, Đồng Hoà, Kiến An, Hải Phòng - (031) 3 544 628; 3 544 720 |
65 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Nghiệp Vụ Quản Lý Lương Thực - Thực Phẩm | Phường Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng (031) 3 861.400 |
66 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Nghiệp Vụ Và Công Nghệ Hải Phòng | 15/492, đường Thiên Lôi, phường Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng - (031) 3.851.365 |
67 | Cao đẳng/TC | Trung Cấp Văn Hóa Nghệ Thuật Hải Phòng | ố 36, đường Hào Khê, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng - (031) 3.829.344 |
68 | THPT | Thpt Nguyễn Du | 281 Xã An Đồng, Huyện An Dương |
69 | THPT | Thpt Nguyễn Đức Cảnh | Xã Tú Sơn, H. Kiến Thuỵ |
70 | THPT | Thpt Nguyễn Huệ | Thị trấn Núi Đối, H. Kiến Thuỵ |
71 | THPT | Thpt Nguyễn Hữu Cầu | Xã Tú Sơn, Huyện Kiến Thụy |
72 | THPT | Thpt Nguyễn Khuyến | TT. Vĩnh Bảo, H.Vĩnh Bảo |
73 | THPT | Thpt Nguyễn Trãi | Xã An Hưng, H. An Dương |
74 | THPT | Thpt Nhữ Văn Lan | TT.Tiên Lãng, H.Tiên Lãng |
75 | THPT | Thpt Nội trú Đồ Sơn | P. Van Sơn, Quận Đồ Sơn |
76 | THPT | Thpt Phạm Ngũ Lão | Xã Ngũ Lão, H.Thuổ Nguyên |
77 | THPT | Thpt Phan Chu Trinh | P. Đằng Lâm, Q. Hải An |
78 | THPT | Thpt Phan Đăng Lưu | P. Ngọc Sơn, Q. Kiến An |
79 | THPT | Thpt Quảng Thanh | Thanh Lãng, H. Thuổ Nguyên |
80 | THPT | Thpt Quang Trung | Xã Cao Nhân, H.Thuổ Nguyên |
81 | THPT | Thpt Quốc Tuấn | Xã Quốc Tuấn, H.An lão |
82 | THPT | Thpt Tân An | Xã Tân Tiến, H. An Dương |
83 | THPT | Thpt Tân Trào | Xã Mỹ Đức, H. An Lão |
84 | THPT | Thpt Thái Phiên | P. Cầu Tre, Q. Ngô Quyền |
85 | THPT | Thpt Thăng Long | P. Lạch Tray, Q. Ngô Quyền |
86 | THPT | Thpt Thuỵ Hương | Xã Thuỵ Hương, H.Kiến thuỵ |
87 | THPT | Thpt Thủy Sơn | Xã Thuổ Sơn, H.Thuổ Nguyên |
88 | THPT | Thpt Tiên Lãng | TT.Tiên Lãng, H.Tiên Lãng |
89 | THPT | Thpt Tô Hiệu | Xã Vĩnh An, H.Vĩnh Bảo |
90 | THPT | Thpt Toàn Thắng | Xã Toàn Thắng, H. Tiên Lãng |
91 | THPT | Thpt Trần Hưng Đạo | Xã An Thái, H. An Lão |
92 | THPT | Thpt Trần Nguyễn Hãn | P. Lam Sơn, Q. Lê Chân |
93 | THPT | Thpt Trần Tất Văn | Xã An Thắng, H. An Lão |
94 | THPT | Thpt Vĩnh Bảo | TT. Vĩnh Bảo, H.Vĩnh Bảo |
95 | THPT | Tt Gdtx Đồ Sơn | P. Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn |
96 | THPT | Tt Gdtx Hải An | P. Đằng Lâm, Q. Hải An |
97 | THPT | Tt Gdtx Kiến An | P. Văn Đẩu, Q. Kiến An |
98 | THPT | Tt Gdtx Kiến Thuỵ | Thị trấn Núi Đối, H. Kiến Thuỵ |
99 | THPT | Tt Gdtx An Dương | TT. An Dương, H.An Dương |
100 | THPT | Tt Gdtx Cát Hải | TT Cát Bà H Cát Hải |
Chi nhánh / cây ATM tại Hải Phòng, Việt Nam
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Thành phố Hải Phòng
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Techcombank | Chi nhánh Lê Thánh Tông | Gian Số L1-15A, Tầng 1, Vincom Megamall Hải Phòng, Số 1 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
2 | SCB | Chi nhánh An Biên | 140 - 141 Quang Trung, Phường Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
3 | Agribank | Chi nhánh An Dương | Số 11 Đường 351, Thị Trấn An Dương, An Dương, Hải Phòng |
4 | GPBank | Chi nhánh An Dương | 79 đường 351, thị trấn An Dương, An Dương, Hải Phòng |
5 | Agribank | Chi nhánh An Hưng | Thôn Nam Bình, Xã An Hưng, An Dương, Hải Phòng |
6 | Agribank | Chi nhánh An Lão | Số 5 Đường Trần Tất Văn, Thị Trấn An Lão, An Lão, Hải Phòng |
7 | MBBank | Chi nhánh Bắc Hải | Số 7B Trần Hưng Đạo, Phường Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Phòng |
8 | Agribank | Chi nhánh Bắc Hải Phòng | Số 9 Đường Hồng Bàng, Phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng |
9 | MBBank | Chi nhánh Bắc Hải Phòng | Số 5 đường Trần Hưng Đạo, phường Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Phòng |
10 | GPBank | Chi nhánh Bạch Đằng | Số 95C (95 cũ) Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng |
11 | VIB | Chi nhánh Bạch Đằng: thôn 8 | Thôn 8, xã Ngũ Lão, Thủy Nguyên, Hải Phòng |
12 | Agribank | Chi nhánh Cát Bà | Số 67 Đường Cái Bèo, Thị Trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng |
13 | Agribank | Chi nhánh Cát Hải | Khu Đôn Lương, Thị Trấn Cát Hải, Cát Hải, Hải Phòng |
14 | Techcombank | Chi nhánh Chợ Đôn | Số 290 - 292 Đường Trần Nguyên Hãn, Phường Niệm Nghĩa, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
15 | Agribank | Chi nhánh Dương Kính | Km11+600 Đường Phạm Văn Đồng, Phường Hải Thành, Dương Kinh, Hải Phòng |
16 | ACB | Chi nhánh Duyên Hải | 15 Hoàng Diệu, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
17 | Agribank | Chi nhánh Hải An | Ngã 4 Đường Ngô Gia Tự Và Đường Lê Hồng Phong, Hải Phòng |
18 | SeaBank | Chi nhánh Hải An | Thửa số 17, Khu B1 – lô 7B Lê Hồng Phong, Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
19 | VIB | Chi nhánh Hải An: số 523 | Số 523- 525 Ngô Gia Tự, phường Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng |
20 | ACB | Chi nhánh Hải Phòng | 69 Điện Biên Phủ, Phường Minh Khai, Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
21 | Vietcombank | Chi Nhánh Hải Phòng | Số 275 Lạch Tray, Phường Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng |
22 | Techcombank | Chi nhánh Hải Phòng | 5 Lý Tự Trọng, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
23 | BIDV | Chi nhánh Hải Phòng | Số 68-70 Điện Biên Phủ - Minh Khai- Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
24 | VDB | Chi nhánh Hải Phòng | 47 Lương Khánh Thiện, Q. Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
25 | TPBank | Chi nhánh Hải Phòng | 8-10 Cầu Đất, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
26 | DongABank | Chi nhánh Hải Phòng | 262 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng |
27 | VPBank | Chi Nhánh Hải Phòng | Số 31-33 Phạm Ngũ Lão, Phường Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng |
28 | Kienlongbank | Chi nhánh Hải Phòng | 87 Tô Hiệu, P. Trại Cau, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
29 | SCB | Chi nhánh Hải Phòng | 14 Trần Phú, Phường Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng |
30 | SHB | Chi nhánh Hải Phòng | Tòa nhà DG Tower - Số 15 Trần Phú, Ngô Quyền, Hải Phòng |
31 | MBBank | Chi nhánh Hải Phòng | Tầng 1, tầng 2 và tầng 10 tòa nhà Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Hải Phòng, thửa đất số 06, lô 30A, khu đô thị mới Ngã 5 Sân bay Cát Bi, đường Lê Hồng Phong, phường Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng |
32 | PVcomBank | Chi nhánh Hải Phòng | Số 152 Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Phòng |
33 | Sacombank | Chi Nhánh Hải Phòng | số 25 Phố Ðà Nẵng, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
34 | BaoVietBank | Chi nhánh Hải Phòng | Số 99 Bạch Đằng, phường Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng |
35 | SeaBank | Chi nhánh Hải Phòng | Số 15 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
36 | Oceanbank | Chi nhánh Hải Phòng | Số 418-418A-420 đường Tô Hiệu, phường Trần Nguyên Hãn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
37 | ABBank | Chi nhánh Hải Phòng | 09 Trần Hưng Đạo, Phường Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Phòng |
38 | BacABank | Chi Nhánh Hải Phòng | Thửa đất số 17, Khu B1, Lô 7B Lê Hồng Phong, Phường Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng |
39 | GPBank | Chi nhánh Hải Phòng | 55 Điện Biên Phủ, Hồng Bàng, Hải Phòng |
40 | HDBank | Chi nhánh Hải Phòng | 116 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Cát Dài, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
41 | OCB | Chi nhánh Hải Phòng | 83 Trần Phú, Phường Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng |
42 | PGBank | Chi nhánh Hải Phòng | Số 2 Đà Nẵng, Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
43 | Eximbank | Chi nhánh Hải Phòng | 32 Trần Phú, Ngô Quyền, Hải Phòng |
44 | LienVietPostBank | Chi nhánh Hải Phòng | Số 43 Quang Trung, phường Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Phòng |
45 | MDB | Chi nhánh Hải Phòng | Số 82 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
46 | ShinhanBank | Chi nhánh Hải Phòng | Tòa nhà Việt Pháp, thửa 19, lô B7, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
47 | VietinBank | Chi nhánh Hải Phòng | Số 36 Điện Biên Phủ, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
48 | VietABank | Chi nhánh Hải Phòng | Tầng 1, Tòa nhà số 2B Hoàng Diệu, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
49 | SeaBank | Chi nhánh Hải Phòng 2 | 162 Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
50 | VIB | Chi nhánh Hải Phòng: 23 lạch tray | 23 Lạch Tray, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
Cây ATM ngân hàng ở Thành phố Hải Phòng
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Vietcombank | 12 Trần Phú | 12 Trần Phú, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
2 | Vietcombank | 122 Hai Bà Trưng | 122 Hai Bà Trưng, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
3 | Sacombank | 136C Tô Hiệu | 136C Tô Hiệu Phường Trại Cau, Lê Chân, Hải Phòng |
4 | BaoVietBank | 24 Điện Biên Phủ | Số 24 Điện Biên Phủ, Ngô Quyền, Hải Phòng |
5 | Agribank | 25 Trần Phú | 25 Trần Phú, Ngô Quyền, Hải Phòng |
6 | ABBank | 263K - 263L Đường Trần Nguyên Hãn | 263K - 263L Đường Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng |
7 | Vietcombank | 268C Trần Nguyên Hãn | 268C Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
8 | Vietcombank | 27-29 Phạm Ngũ Lão | 27-29 Phạm Ngũ Lão, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
9 | Vietcombank | 275 Lạch Tray | 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
10 | Agribank | 276A Đà Nẵng | 276A Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng |
11 | BaoVietBank | 280 Trần Nguyên Hãn | Số 280 Trần Nguyên Hãn, phường Niệm Nghĩa, Lê Chân, Hải Phòng |
12 | Agribank | 283 Lạch Tray | 283 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng |
13 | Vietcombank | 285 Trường Chinh | 285 TRƯỜNG CHINH, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng |
14 | Agribank | 393 Tô Hiệu | 393 Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng |
15 | Vietcombank | 46 Lê Lai | 46 LÊ LAI, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
16 | Vietcombank | 58 Tô Hiệu | 58 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
17 | Vietcombank | 655 Đường 5 cũ | 655 Đường 5 cũ, Phường Quán Toan, Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
18 | Agribank | 8 Lý Thánh Tông | 8 Lý Thánh Tông, Đồ Sơn, Hải Phòng |
19 | OCB | 83 Trần Phú | 83 Trần Phú, Phường Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng |
20 | Vietcombank | 88 đường Hùng Vương | 88 đường Hùng Vương, Quán Toan, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
21 | Vietcombank | 9 Lô 22B, Lê Hồng Phong | 9 Lô 22B, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng |
22 | BaoVietBank | 99 Bạch Đằng | Số 99 Bạch Đằng, phường Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng |
23 | MSB | An Biên | Số 30 phố Hai Bà Trưng, P. An Biên, Q. Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
24 | SCB | An Biên | 140 - 141 Quang Trung, Phường Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng |
25 | GPBank | An Dương | 79 đường 351, Thị Trấn An Dương, An Dương, Hải Phòng |
26 | MSB | An Dương | số 234 Trần Nguyên Hãn, Phường Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng |
27 | VIB | ATM 054: 134 tô hiệu | 134 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Lê Chân, Hải Phòng |
28 | VIB | ATM 066: số 9 đường bạch đằng | Số 9 Đường Bạch Đằng, Thị trấn Núi Đèo, Thủy Nguyên, Hải Phòng |
29 | VIB | ATM 076 | Khu phố 5 Đường Lê Hồng Phong, Quận Hải An, Hải Phòng |
30 | SHB | ATM 11040001 (178) Trần Phú | Tòa nhà DG Tower - Số 15, Trần Phú, phường Bạch Đằng, Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng |
31 | SHB | ATM 11040002 Trần Thành Ngọ | Số 226-228 Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng |
32 | SHB | ATM 11040006 (1027) Thị trấn Tiên Lãng | Khu 06, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng |
33 | SHB | ATM 11040010 Công ty May Quốc tế Michelle Vina | (Công ty TNHH May Quốc tế Michelle Vina) - thôn Thắng Lợi, xã An Hưng, Huyện An Dương, Hải Phòng |
34 | SHB | ATM 11040011 Lê Hồng Phong | Số 2 lô 16D, đường Lê Hồng Phong, Phường Đường Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng |
35 | SHB | ATM 11230301(576) Hàng Kê | 210 Hàng Kênh, Phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng |
36 | SHB | ATM 11240002(727) Công ty TNHH P.I.T VIN | Công ty TNHH P. I. T VINA, Thắng Lợi, Xã An Hưng, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng |
37 | SHB | ATM 11240003(753) Công ty May Quốc tế Michelle Vina | (Công ty TNHH May Quốc tế Michelle Vina) - thôn Thắng Lợi, xã An Hưng, Huyện An Dương, Hải Phòng |
38 | VIB | ATM 224: số 523 | Số 523-525 Ngô Gia Tự, Phường Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng |
39 | VIB | ATM 326: số 23 lạch tray | Số 23 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng |
40 | VIB | ATM 406: thôn 8 | Thôn 8, xã Ngũ Lão, Thủy Nguyên, Hải Phòng |
41 | VIB | ATM 414: số 113 trần nguyên hãn | Số 113 Trần Nguyên Hãn, phường Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng |
42 | VIB | ATM 461: số 23 điện biên phủ | Số 23 Điện Biên Phủ, Ngô Quyền, Hải Phòng |
43 | DongABank | Bảo Hiểm Xã Hội Thành phố Hải Phòng | Số 2 Thất Khê, Hồng Bàng, Hải Phòng |
44 | PGBank | Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Tiệp | Đường Nhà Thương, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
45 | MBBank | Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Tiệp | Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, phố Nhà thương, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
46 | MBBank | Bệnh Viện Quốc Tế Green | Số 738 Nguyễn Văn Linh, Phường Niệm Nghĩa, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
47 | VietinBank | Bệnh viện Trẻ em | Đường Trường Chinh, Phường Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng |
48 | Techcombank | Bệnh viện trẻ em Hải Phòng | 285 Trường Chinh, Kiến An, Thành phố Hải Phòng |
49 | BIDV | Bệnh viện Việt Tiệp | Số 1 Nhà Thương, phường Cát Dài, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng |
50 | MBBank | Bệnh viện Đa Khoa huyện An Lão | Số 99 Nguyễn Văn Trỗi, Huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng |
Ghi chú về Hải Phòng
Thông tin về Thành phố Hải Phòng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thành phố Hải Phòng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hải Phòng, Việt Nam
Từ khóa tìm kiếm:
Thành phố Hải Phòng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hải Phòng, Việt Nam