Tỉnh thành VN > Khánh Hòa > Huyện Khánh Vĩnh > Xã Sông Cầu

Xã Sông Cầu, Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa

Thông tin tổng quan về Sông Cầu, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

Sông Cầu là 1 xã của huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: (84-58) 3822229
UBND Khánh Vĩnh: +84 58 3790 139
Sân bay Cam Ranh: 3.989918
TTYT Khánh Vĩnh: 058. 379 0251
Công ty TNHH Mytour Việt Nam: (024) 7109 9999

Địa lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 25.13 km²
Tổng số dân: 992 người(2009)
Tọa độ: 12°12′27″B 108°46′7″Đ
Do vị trí nằm phía tây tỉnh Khánh Hòa nên chịu ảnh hưởng gió Lào từ phía Tây thổi vào làm khí hậu khô hanh. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.

Lịch sử

Khánh Vĩnh là huyện mới của tỉnh Khánh Hòa được tách ra từ huyện Diên Khánh cũ theo quyết định số 189 HĐBT ngày 27 tháng 6 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng. Trong chiến tranh Việt Nam, Khánh Vĩnh là căn cứ địa cách mạng của Khánh Hòa với các địa danh quan trọng như sân bay dã chiến Hòn Xã, Hòn Nhạn, Soi Mít, Hòn Dù, buôn Gia Lê, Hòn Bà và căn cứ lịch sử Hòn Dữ.

Kinh tế

Sông Cầu là một xã thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) có tổng số diện tích theo km2 tự nhiên 2.513 ha, trong đó đất nông nghiệp 533 ha. Toàn xã có 270 hộ dân, hơn 1.000 nhân khẩu, trong đó có gần 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số Raglay. Nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 2, Sông Cầu được xem là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đa dạng. Đất đai ở đây màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, cây ăn quả đặc sản…
Anh Nguyễn Tánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Cầu cho biết : Với đặc thù của xã miền núi, để phấn đấu xóa được đói, giảm được nghèo, hội đã bám sát nghị quyết chi bộ vận động hội viên, nông dân tích cực đẩy mạng trồng trọt, chăn nuôi, khuyến khích các hộ dân phát triển chăn nuôi, trồng mía công nghiệp. Trong 20 năm qua, cây mía đã trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, từ cây mía và con bò đã giúp người nông dân từng bước thoát nghèo, vươn lên khá, giàu. Từ chủ trương của huyện, xã đến nay diện tích mía của xã đạt 390 ha, gần 20 ha điều, 14 ha mì, trên 400 con bò, 200 con heo…
Những năm gần đây xã đã phát triển thêm nghề mộc gia dụng, nghề đan ghế mây xuất khẩu,..các hộ làm nghề tăm nhang, vừa tăng thu nhập vừa giải quyết lao động nông nhàn. Ở xã Sông Cầu ngày càng xuất hiện nhiều triệu phú như ông Nguyễn Diệu trồng 10 ha mía cao sản, thu nhập 150 triệu đồng/năm. Ông Trần Ngọc Hùng với mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 55 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Như Ý trồng trên 10 ha mía và làm dịch vụ thu nhập 160 triệu đồng/năm; ông Phan Thạch trồng trên 20 ha mía thu nhập 80 triệu đồng; anh Phan Văn Chương thu nhập từ 6 ha trang trại trên 200 triệu đồng; anh Nguyễn Văn Khoa trồng 5 sào đu đủ thu nhập trên 60 triệu đồng; chị Nguyễn Thị Ba chăn nuôi 20 con bò, nuôi cá nước ngọt thu nhập trên 200 triệu đồng; anh Hoàng Đình Hằng chăn nuôi trên 20 heo rừng lai, 2 ha mía cao sản, trồng cây ăn quả thu nhập 120 triệu đồng/năm…
Hiện nay xã có gần 20 trang trại trồng cây điều, cây chuối, chăn nuôi bò, trồng rừng, trồng chanh, trồng cây ăn quả; có 130 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi. Để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế gia đình, Hội Nông dân đã đứng ra tín chấp, tạo điều kiện cho các hộ vay hàng trăm triệu đồng phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề. Sau nhiều năm kiên trì vận động, 20 hộ người dân tộc thiểu số đã biết chăn nuôi, lập vườn, làm nghề tăm nhang để thoát nghèo, nhiều hộ đã có đời sống khá lên, xây dựng được nhà ở kiên cố, sắm sửa được nhiều vật dụng sinh hoạt phục vụ đời sống…
Từ chỗ đời sống người dân bị thiếu ăn vài ba tháng một năm, hiện xã Sông Cầu không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 5% (theo chuẩn mới); 99% hộ đã có nhà ngói, được sử dụng điện lưới quốc gia và có phương tiện nghe nhìn; đường giao thông nông thôn được bê tông, nhựa hóa; 100% con em của nông dân được đến trường, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Ở thôn Nam nơi sinh sống đồng bào dân tộc Raglay, cấp hội nông dân đã tín chấp cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, lập vườn nay nhiều hộ đã biết cách làm ăn thoát nghèo không trông chờ vào nhà nước như trước.
Đến Sông Cầu hôm nay thấy một màu xanh của cây mía, cây mì, cây ăn quả; xóm làng đang khoác lên mình một diện mạo mới. Với lợi thế đất đai, và hướng đi phát triển kinh tế đúng, trong thời gian không xa các hộ dân xã Sông Cầu tiếp tục vươn làm giàu bền vững trên quê hương.

Văn hóa Du lịch

Nằm cách Nha Trang khoảng 40km, Khánh Vĩnh là địa bàn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong đó có nhiều dòng suối, thác nổi tiếng như thác Yang Bay, thác Ngựa, suối Mấu, suối khoáng nóng ở Khánh Hiệp… Mỗi dòng suối, mỗi ngọn thác đều có vẻ đẹp riêng. Vùng đất này có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như đồng bào T’ring, Raglai, Êđê… đã tạo nên một nền văn hóa truyền thống khá độc đáo. Ngoài ra, đây cũng là khu vực có nhiều di tích lịch sử cách mạng như căn cứ Hòn Dù, Hòn Dữ… Những năm gần đây, tiềm năng DL của Khánh Vĩnh đã được gợi mở hơn rất nhiều khi con đường Nha Trang - Đà Lạt được khai mở. Trên “con đường nối biển và hoa”, mỗi khi qua địa phận Khánh Vĩnh, du khách bắt gặp những khu rừng nguyên sinh quanh năm bảng lảng sương mù, những ngọn thác từ các đỉnh núi đá ven đường đổ xuống tung bọt trắng xóa. Hình ảnh những cây cầu treo, những nương ngô xanh mướt bên sườn đồi… cũng gợi nên một cảm giác yên bình về cuộc sống của đồng bào vùng cao. Theo đánh giá của các chuyên gia DL, Khánh Vĩnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển về DL sinh thái, DL kết hợp với thể thao núi… Việc phát triển DL của Khánh Vĩnh (cũng như Khánh Sơn) sẽ góp phần làm phong phú thêm sản phẩm DL của Khánh Hòa, tạo thành vòng tròn khép kín các tour DL kết hợp giữa biển - rừng.
Nhận thấy những tiềm năng về DL, những năm gần đây, huyện Khánh Vĩnh đã chú ý đến việc quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển DL. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh đến năm 2020, tiềm năng DL là một thế mạnh được huyện chú trọng đầu tư và khai thác. Hiện nay, huyện đã quy hoạch một số khu DL (KDL) để kêu gọi đầu tư như: Công viên DL Yang Bay, KDL văn hóa Tiếng đá Giang Ly, KDL sinh thái thác Gia Lố, KDL sinh thái, nghỉ dưỡng suối nước nóng Khánh Hiệp, KDL sinh thái thác Ziông, KDL sinh thái ven thác Ngựa; các điểm DL sinh thái dọc đường Khánh Lê - Lâm Đồng… với các sản phẩm DL nghỉ dưỡng, thể thao núi, chèo thuyền vượt thác. Ngoài ra, huyện cũng đã tính đến việc xây dựng các điểm DL tham quan các làng nghề truyền thống, mô hình sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số; các điểm DL văn hóa thôn bản gắn với di tích lịch sử, căn cứ địa cách mạng Hòn Dù, Hòn Dữ…
Suối Mấu - Đệ nhất thác Khánh Hòa
Quy hoạch là vậy, nhưng hiện nay Khánh Vĩnh chỉ có Công viên DL Yang Bay (xã Khánh Phú) hoạt động đúng nghĩa là KDL. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, ngay cả Công viên DL Yang Bay cũng cần được đầu tư nhiều hơn để trở thành một KDL hấp dẫn. Hiện tại, khách đến Yang Bay chỉ được tham gia một số trò chơi như đua heo, chèo thuyền ghép tranh, bắn nỏ…; xem các màn biểu diễn nhạc cụ của dân tộc Raglai; thưởng thức ẩm thực. Nhiều du khách muốn ở lại chơi qua đêm nhưng ở đây chưa có dịch vụ nhà nghỉ. Thiết nghĩ, để Công viên DL Yang Bay có thêm sức hút, chủ đầu tư cần phải phát triển thêm sản phẩm, có dịch vụ nhà nghỉ cũng như chương trình vui chơi cho khách ở lại qua đêm. Bên cạnh Công viên DL Yang Bay, Khánh Vĩnh còn có KDL văn hóa Tiếng đá Giang Ly (xã Giang Ly) cũng được nhiều du khách biết đến. Tuy nhiên, việc làm DL ở đây vẫn còn “tự phát”, chủ yếu khai thác nét hoang sơ của tự nhiên. Đây là một hướng khai thác DL rất độc đáo, thế nhưng cần có những đầu tư bài bản hơn để thực sự trở thành một điểm đến có thể đưa vào các tour DL.
Đặc sản Khánh Hòa
Tổ yến, trầm hương, Bún cá hay bánh căn,bánh canh Nha Trang, bong bóng cá, vi cá, nước mắm, khô cá thu, nhum, bánh Xoài Cam Lâm, bún cá Diên Khánh, bánh ướt, Nai khô
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Sông Cầu:

Hình ảnh về Sông Cầu, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa


Sầu riêng Sông Cầu- Khánh Vĩnh- Khánh Hòa

Sông Cầu- Khánh Vĩnh- Khánh Hòa

Đường Sông Cầu- Khánh Vĩnh- Khánh Hòa

Dự án bất động sản tại Xã Sông Cầu, Khánh Vĩnh - Khánh Hòa


Cụm công nghiệp Sông Cầu
Địa chỉ: Đường Quốc lộ 27C, Xã Sông Cầu, Huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa.

Xã Sông Cầu gần với xã, phường nào?

Vị trí Sông Cầu

Ghi chú về Sông Cầu

Thông tin về Xã Sông Cầu, Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Sông Cầu, Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sông Cầu, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa