Tỉnh thành VN > Kon Tum > Thành phố Kon Tum > Phường Ngô Mây

Phường Ngô Mây, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum

Thông tin tổng quan về Ngô Mây, Kon Tum, Kon Tum

Ngô Mây là 1 phường của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

UBND tp Kon Tum: 0603.862.431
Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Sở Y Tế tỉnh Kon Tum: 060.3862573
Sở thương mại – du lịch Kon Tum: +84 60 3862 508
Bến Xe Liên Nội Tỉnh Kon Tum: +84 60 3862 205

Đía lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 5,5 km²
Tổng số dân: 4035 người (2004)
Tọa độ: 14°23′18″B 107°58′17″Đ
Do tính chất đặc thù, khí hậu có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C

Lịch sử

Ấp Trung Tín (nay thuộc địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) được chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập vào năm 1958, nhằm biến nơi đây thành khu trù mật, tạo tuyến phòng ngự, bảo vệ tuyến bắc và tây bắc thị xã Kon Tum. Sau gần 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, căn cứ “ Bàn đạp’’ Trung Tín đã được cấp bằng Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, chính là dấu ấn đậm nét trong hoạt động của Ban cán sự Đảng thị xã Kon Tum thời kỳ kháng chiến.
Nhận định rõ vị trí khu trù mật Trung tín của địch, sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất năm 1960, Tỉnh ủy Kon Tum chủ trương “Xây dựng cơ sở ở phía bắc thị xã Kon Tum, lấy Trung Tín làm bàn đạp, Phương Quí làm hành lang để tiến tới xây dựng ở Trung Lương thành căn cứ lõm nội thị’’. Theo tài liệu của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh, năm 1961, Ban cán sự H5 thành lập đội công tác “Bàn đạp” gồm 04 đồng chí, đ/c Hồ làm đội trưởng, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tập - Bí thư H5.Tháng 8/1962, tại vùng Kon Gu, đội công tác móc nối được với hai anh Hồ Lanh và Hồ Tiềm. Anh Hồ Lanh làm ăn ở Trung Tín, anh Hồ Tiềm cư trú ở Trung Lương, rất thuận lợi cho việc xây dựng bàn đạp và mở cơ sở vào nội thị trong tương lai. Sau một thời gian thử thách, 2 anh đã trở thành cơ sở cốt cán đầu tiên của H5 tại địa bàn Trung Tín.Từ hai cơ sở này,thời gian sau, ta đã dần dần phát triển thêm cơ sở mới ở ấp Trung Tín …Để đưa phong trào lên một bước mới, Ban cán sự H5 quyết định xây dựng Trung Tín thành “Bàn đạp”. Chi bộ “Bàn đạp” được thành lập, đồng chí Nguyễn Thế Vũ làm Bí thư chi bộ vừa phụ trách xây dựng “Bàn đạp”, vừa phát triển cơ sở mới vào nội thị. Ông Trần Thanh Dân- Nguyên Bí thư Ban cán sự H5 ghi lại trong hồi ký của mình: H5 đã dùng phương thức chính quyền hai mặt, thực hiện “ xanh vỏ đỏ lòng”. Cụ thể là ta tìm cách nắm bộ máy chính quyền ấp , nắm trung đội nghĩa quân , biến họ thành hai mặt có lợi cho ta . Vỏ ngoài vẫn “xanh” , tức là về hình thức, họ vẫn còn trong bộ máy kìm kẹp của địch … Nhưng lòng bên trong phải “đỏ”. Tức là những người làm việc cho địch phải trở thành cơ sở hoặc cảm tình của ta , lấy cái “vỏ xanh” bên ngoài che giấu các “ lòng đỏ” bên trong , để khéo léo bảo vệ Cách mạng, làm lợi cho dân…
Tháng 10 năm 1964, ta đã xây dựng được cơ sở cách mạng trong lòng địch mà đặt biệt là anh Nguyễn Đức Bá - Trung đội trưởng nghĩa quân. Từ đây, ta cũng đã phát triển được 5 cơ sở và 8 cảm tình khác trong trung đội này. Ở “Bàn đạp”, chi bộ vạch kế hoạch loại trừ mật vụ, ác ôn. Trong trận đánh tháng 6/1964, cơ sở nội tuyến của ta đã bí mật diệt một tên. Ngày 24/12/1964, ta bố trí cho số cơ sở nghĩa quân đánh một số trận phục kích giả để có cơ sở hợp pháp diệt những tên chống đối cách mạng. Đến năm 1965, ta đã hoàn toàn làm chủ ấp Trung Tín về ban đêm. Từ “Bàn đạp” Trung Tín, ta từng bước xây dựng cơ sở mới vào nội thị và Phương Quý. Đến giữa năm 1965, ta xây dựng và hình thành được lõm căn cứ ở Trung Lương như khu vực Bến xe, Chùa Trung Khánh, Quán Cao Nguyên, Trường Bồ đề....Từ đây, các đồng chí trong Ban cán sự H5 đã ra vào nội thị theo hành lang này một cách an toàn.
Tại Trung Tín, các đ/c lãnh đạo chủ chốt như Trần Thanh Dân, Nguyễn Thế Vũ, Đỗ Thanh Truyền...luôn bám sát cơ sở, tổ chức các đội công tác và đội vũ trang, xây dựng hệ thống hầm bí mật cả tuyến trong và tuyến ngoài. Chùa Trung Tínlà nơi cất giấu và trao đổi thông tin liên lạc giữa đội công tác với Ban cán sự H5. Để gây dựng cơ sở chính trị trong nội thị cũng như chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân (năm 1968), Tỉnh ủy Kon Tum tăng cường cán bộ cho H5 để đưa vào hoạt động trong nội thị. Đến cuối năm 1967, cơ sở của ta ở Trung Tín đã đưa được 6 cán bộ vào sống hợp pháp tại một số gia đình cơ sở, như nhà ông Bùi Vật, Huỳnh Trọng Sửu, nhà bà Kiều Thị Truy, quán Cao Nguyên, Chùa Trung Khánh...
Trong chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, từ cơ sở “Bàn đạp” Trung Tín đến lõm căn cứ Trung Lương đều phối hợp nhịp nhàng trong việc cất giấu, luân chuyển vũ khí, đạn dược, các nhu yếu phẩm cũng như đưa đón các đồng chí đặc công vào "lót ổ" trong nội thị. Tuy vậy, sau thất thủ ở chiến trường Đăk Tô- Tân Cảnh năm 1972, địch tăng cường phòng thủ thị xã, lấy bàn đạp Trung Tín làm địa bàn đánh lấn ra vùng giải phóng của ta, dồn dân vào thị xã. Đội công tác “Bàn đạp” vào nội thị phải sống trong điều kiện bom đạn và chiến sự diễn ra ác liệt. Địa bàn Trung Tín bị bom đạn san bằng, trở thành “vùng trắng”. Ta mất liên lạc với cơ sở và nhân dân nội thị. Trước tình hình này, đội công tác của H5 phải chuyển sang địa bàn Tây Nam của thị xã để hoạt động và móc nối với nội thị cho đến ngày giải phóng tỉnh Kon Tum năm 1975.
Kỷ niệm về những ngày sống, công tác và chiến đấu gian khổ mà kiên cường ở khu vực “ Bàn đạp’’ Trung Tín đã được các cán bộ, chiến sĩ, cơ sở của H5 tập hợp lại trong cuốn hồi ký “ Nhớ H5”, do ông Trần Thanh Dân- Nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng H5, nguyên phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum chủ biên, được nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành năm 2014.

Giao thông Kinh tế

Thành phố có sân bay Kon Tum (không hoạt động từ năm 1975), Quốc lộ 14 đi Quảng Nam và Pleiku, quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi, đường 675 đi Sa Thầy.
Kinh tế phát triển khá mạnh và toàn diện chính là động lực thúc đẩy các lĩnh vực văn hoá xã hội ngày càng được nâng cao. Hệ thống trường học trên địa bàn thành phố, từ mầm non đến các trường đào tạo chuyên nghiệp ngày càng được hoàn thiện và chuẩn hoá. Hiện nay, ngoài trường phổ thông các cấp, thành phố đã có hai trường cao đẳng, hai trường trung cấp và một phân hiệu đại học của đại học Đà Nẵng. Có thể xem đây như một trong những trung tâm đào tạo nhân lực quan trọng không chỉ cho địa phương, mà có thể nói là cho cả tỉnh nói chung.

Du lịch Đặc sản

Chùa Bác Ái xây năm 1932 được vua Bảo Đại sắc phong.
Tòa Giám mục Kon Tum (Tiểu chủng viện) có kiến trúc pha trộn bản địa và phươgn Tây một cách hài hòa.
Nhà thờ gỗ Kon Tum có kiến trúc được pha quyện giữa phong cách phương Tây và phong cách văn hóa dân gian của người dân bản địa. Nhà thờ được một linh mục người Pháp xây dựng vào năm 1913.
Di tích ngục Kon Tum. Quần thể khu nhà lao lịch sử gồm nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cụm tượng đài và các ngôi mộ liệt sĩ nằm bên bờ sông Đăk Bla. Nhà lao được xây dựng trong khoảng từ 1915-1917, tuy không có quy mô lớn nhưng lại khét tiếng tàn bạo trong thời kỳ 1930-1931. Chính tại nhà tù này, ngày 25-9-1930, Ngô Đức Đệ đã triệu tập một cuộc họp bí mật tại phòng biệt giam của mình, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum.
Một số ngôi nhà rông Banar.
Cầu treo Konklor
Cầu Đắk Bla bắc qua sông Đắk Bla
Sông Đắk Bla, một phụ lưu của sông Se San.
Hồ thủy điện Yali
Đặc sản: Gỏi lá, cá chua, cà đắng, rượu cần, măng le, rau dớn thịt chuột đồng, thịt nhím, lá mì, măng khô, Dế chiên Kon Tum, Cá gỏi kiến vàng, Gà nướng, Cá tầm, Các món nướng trong ống lô ô, Heo rẫy nướng, Cơm lam....
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Ngô Mây:

Hình ảnh về Ngô Mây, Kon Tum, Kon Tum

Hình ảnh Ngô Mây, Kon Tum, Kon Tum
Nhà rông Ngô Mây- tp Kon Tum- Kon Tum
Hình ảnh Ngô Mây, Kon Tum, Kon Tum
Ngô Mây- tp Kon Tum- Kon Tum
Hình ảnh Ngô Mây, Kon Tum, Kon Tum
khung cảnh tp Kon Tum- Kon Tum

Dự án bất động sản tại Phường Ngô Mây, Kon Tum - Kon Tum

Hiện chưa có dự án nào tại Phường Ngô Mây, Kon Tum - Kon Tum

Phường Ngô Mây gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Ngô Mây

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Phường Ngô Mây - Thành phố Kon Tum - Kon Tum

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1Cao đẳng/TCCĐ Kinh Tế- Kỹ Thuật Kon TumTổ 3, phường Ngô Mây, tỉnh xã KonTum, tỉnh KonTum
2Cao đẳng/TCHệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Kon TumTổ 3, phường Ngô Mây, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Chi nhánh / cây ATM tại Ngô Mây, Kon Tum, Kon Tum

Cây ATM ngân hàng ở Phường Ngô Mây - Thành phố Kon Tum - Kon Tum

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1VietinBankTrường cao đẳng kinh tế Kon TumTổ 3, Phường Ngô Mây, TP. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
2DongABankTrường Cao Đẳng Kinh Tế Kỷ thuậtTổ 3 QL 14E, Phường Ngô Mây, TP. Kon Tum, Kon Tum

Ghi chú về Ngô Mây

Thông tin về Phường Ngô Mây, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Ngô Mây, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ngô Mây, Kon Tum, Kon Tum