Huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Phước Sơn, Quảng Nam
Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, diện tích tự nhiên 114.479,31 ha, nằm trên triền Đông của dãy Trường Sơn và trung độ cả nước. Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Nam Giang, phía tây giáp huyện Nam Giang, phía nam giáp Kon Tum, phía đông là huyện Trà My và Hiệp Đức. Huyện ly là thị trấn Khâm Đức nằm trên quốc lộ 14, cách thành phố Tam Kỳ 110 km về hướng Đông. Phước Sơn có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phước Lộc, Phước Thành, Phước Kim, Phước Công, Phước Chánh, Phước Mỹ, Phước Năng, Phước Đức, Phước Xuân, Phước Hiệp, Phước Hòa và Thị trấn Khâm Đức. Từ ngày 31 tháng 12 năm 1985,2 xã: Phước Gia, Phước Tra chuyển sang trực thuộc huyện Hiệp Đức.
Kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, Phước Sơn có 22.490 người, gồm 15 dân tộc (Bh'noong, Kinh, Ca Dong, Giẻ, Tày, Nùng, Mường, Sán Dìu, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều, Pacô, Giá Rai, Hơ Rê, Co và Ve). Người Bh'noong chiếm 59%, người Kinh 32%, các dân tộc khác 9%.
Trung tâm Y tế Phước Sơn: 0510 3881 035
Ngành lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. Với công tác trồng rừng, huyện ưu tiên phát triển các loại cây chiến lược, phù hợp với thổ nhưỡng của huyện như cây quế, cây cao su, cây keo... góp phần nâng cao tốc độ che phủ rừng lên 62,5%. Đến nay, đã dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, có quy mô, mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: Trồng cây keo lai, sắn ở các xã vùng trung, vùng thấp; cây Bời Lời ở các xã Phước Năng, Phước Mỹ và một số xã vùng cao; cao su tại các xã Phước Hiệp, Phước Xuân, Phước Hòa,...Cây keo lai đạt hiệu quả kinh tế cao, hàng năm khai thác trên 25.000 m3 gỗ rừng trồng, tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 15 – 20 tỷ đồng.
Phước Sơn có nhiều tài nguyên khoáng sản quí hiếm và nguồn thuỷ năng dồi dào để phát triển công nghiệp,...
Hoạt động thương mại – dịch vụ của huyện Phước Sơn phát triển mạnh góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua việc cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông lâm, công nghiệp với các ngành, nghề chủ yếu như kinh doanh xăng dầu, lương thực, dịch vụ vận tải, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, bưu chính – viễn thông…
Kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, Phước Sơn có 22.490 người, gồm 15 dân tộc (Bh'noong, Kinh, Ca Dong, Giẻ, Tày, Nùng, Mường, Sán Dìu, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều, Pacô, Giá Rai, Hơ Rê, Co và Ve). Người Bh'noong chiếm 59%, người Kinh 32%, các dân tộc khác 9%.
Số điện thoại quan trọng
Thông tin điện tử huyện Phước Sơn: 05103.681.130Trung tâm Y tế Phước Sơn: 0510 3881 035
Kinh tế
40 năm sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cùng với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Phước Sơn bắt tay xây dựng lại quê hương trong bối cảnh hậu quả chiến tranh để lại nặng nề, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, cuộc sống của đồng bào còn du canh, du cư, trình độ sản xuất lạc hậu. Xác định phát triển kinh tế “Lâm, nông nghiệp” có vai trò quan trọng nhằm phát huy lợi thế của huyện với diện tích rừng sản xuất khá lớn, phù hợp phát triển cây nguyên liệu; cùng với đó hệ thống sông, suối phân bố khá đều tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, phát triển diện tích lúa nước. Mặc dù diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp không nhiều, khoảng hơn 2.850 ha nhưng nông nghiệp vẫn được coi là mặt trận hàng đầu, để giữ vững ổn định an ninh lương thực trên địa bàn của huyện nhất là đối với các xã vùng cao. Các mô hình chăn nuôi như phát triển đàn bò lai sind, heo đen, dê, gà đồi... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh, tổng đàn gia súc 16.854 con; tổng đàn gia cầm 49.100 con. Hiện nay, trên địa bàn huyện có một số mô hình kinh tế trang trại, hộ nông dân sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.Ngành lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. Với công tác trồng rừng, huyện ưu tiên phát triển các loại cây chiến lược, phù hợp với thổ nhưỡng của huyện như cây quế, cây cao su, cây keo... góp phần nâng cao tốc độ che phủ rừng lên 62,5%. Đến nay, đã dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, có quy mô, mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: Trồng cây keo lai, sắn ở các xã vùng trung, vùng thấp; cây Bời Lời ở các xã Phước Năng, Phước Mỹ và một số xã vùng cao; cao su tại các xã Phước Hiệp, Phước Xuân, Phước Hòa,...Cây keo lai đạt hiệu quả kinh tế cao, hàng năm khai thác trên 25.000 m3 gỗ rừng trồng, tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 15 – 20 tỷ đồng.
Phước Sơn có nhiều tài nguyên khoáng sản quí hiếm và nguồn thuỷ năng dồi dào để phát triển công nghiệp,...
Hoạt động thương mại – dịch vụ của huyện Phước Sơn phát triển mạnh góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua việc cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông lâm, công nghiệp với các ngành, nghề chủ yếu như kinh doanh xăng dầu, lương thực, dịch vụ vận tải, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, bưu chính – viễn thông…
Du lịch
Phước Sơn có tiềm năng đáng kể về phát triển du lịch. Là địa phương có 2 tuyến quốc lộ đi qua. Đường Hồ Chí Minh qua huyện dài gần 60 km, Quốc lộ 14 E qua huyện dài 27 km. Thị trấn Khâm Đức, huyện lỵ của huyện Phước Sơn nằm ở vị trí trung tâm từ các tỉnh Bắc Tây Nguyên đi các thành phố Đà Nẵng, Tam Kỳ. Trên địa bàn huyện Phước Sơn có nhiều di tích lịch sử như di tích đường Hồ Chí Minh huyền thoại, di tích đường Đông Trường Sơn, chiến thắng Khâm Đức, Ngok Ta Vát… Cùng với các di tích lịch sử, các hoạt động lễ hội cồng chiêng, đâm trâu của người dân bản địa, các thắng cảnh thiên nhiên như các rừng nguyên sinh, Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, thác Nước, Hồ Thủy điện ĐăkMi và các điều kiện phục vụ dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sẽ mở ra hướng phát triển du lịch trong tương lai.Xem thêm:
Hình ảnh về Phước Sơn, Quảng Nam
Cổng chào huyện Phước Sơn.
Lễ hội đâm trâu Phước Sơn.
Núi rừng Phước Sơn.
Dự án bất động sản tại Huyện Phước Sơn, Quảng Nam
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Phước Sơn, Quảng Nam
Huyện Phước Sơn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Phước Sơn có 11 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam
- Thị trấn Khâm Đức
- Xã Phước Chánh
- Xã Phước Công
- Xã Phước Đức
- Xã Phước Hiệp
- Xã Phước Hòa
- Xã Phước Kim
- Xã Phước Lộc
- Xã Phước Mỹ
- Xã Phước Năng
- Xã Phước Thành
- Xã Phước Xuân
Đường phố trực thuộc Huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Bản đồ vị trí Phước Sơn
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Phước SơnQuảng Nam
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Khâm Đức | Huyện Phước Sơn, Quảng Nam |
2 | THPT | Tt.Gdtx Phước Sơn | Huyện Phước Sơn, Quảng Nam |
Chi nhánh / cây ATM tại Phước Sơn, Quảng Nam
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Phước Sơn - Quảng Nam
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Phước Sơn | Khối 5, Thị Trấn Khâm Đức, Phước Sơn, Quảng Nam |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Phước Sơn | Số 45 đường Hồ Chi Minh, thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn, Quảng Nam |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Phước Sơn - Quảng Nam
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Khối 5 - Khâm Đức | Đường Hồ Chí Minh, Thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn, Quảng Nam |
2 | Agribank | Số 34 Đường Hồ Chí Minh | Số 34 Đường Hồ Chí Minh, Khâm Đức, Huyện Phước Sơn, Quảng Nam |
3 | Agribank | Số 34 đường Hồ Chí Minh - Khâm Đức | Số 34 đường Hồ Chí Minh, TT. Khâm Đức, Phước Sơn, Quảng Nam |
Ghi chú về Phước Sơn
Thông tin về Huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phước Sơn, Quảng Nam
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phước Sơn, Quảng Nam