Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
Thông tin tổng quan về Thăng Bình, Quảng Nam
Thăng Bình “cửa ngõ phía Bắc của Thủ phủ Quảng Nam", là cửa ngõ xuất quân của đoàn quân đi mở sinh lộ vào miền Nam... Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn; phía nam giáp thành phố Tam Kỳ; phía bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên. Thăng Bình có 22 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn (Hà Lam - huyện lỵ) và 21 xã; có tổng diện tích tự nhiên là 384,75km2, xã có diện tích lớn nhất là Bình Định: 31km2, xã có diện tích nhỏ nhất là Bình Nguyên: 7,72km2. Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hóa. Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện.
Với những thành tích và chiến công vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Thăng Bình đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1996).
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thăng Bình: 0510 3875 388
Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình: 0510 3874 234
Trong những năm qua sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện đạt được nhiều kết quả. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng từ 65.000 tấn năm 2010 lên 92.500 tấn năm 2014, đã triển khai dồn điền đổi thửa được hơn 6.000 ha, xây dựng được 8 cánh đồng mẫu. Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, khu giết mổ tập trung trên diện tích 141 ha, xây dựng được nhiều mô hình phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại tập, giảm dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ. Về nuôi trồng thủy sản, đã quy hoạch xong vùng nuôi tôm trên cát, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn và áp dụng mô hình VietGap vào nuôi trồng thủy sản, thành lập được 34 tổ đội đoàn kết đánh bắt trên biển. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp của huyện Thăng Bình trong năm 2014 đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 5,6%.
Thăng Bình có đa dạng các nguồn tài nguyên, nhất là ưu điểm về đất đai và lao động để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Trong 5 năm qua (2010 - 2015), huyện đã thu hút được 15 doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp với tổng số vốn 458 tỷ đồng. Năm 2015, Thăng Bình đã nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện lên 25 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động tại địa phương...
Bên cạnh các Lễ hội dân gian truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng, ở Thăng Bình còn rất nhiều những di tích văn hóa, di tích lịch sử. Thời đại Chiêm Thành, Quảng Nam còn lại nhiều di tích, gồm các thành quách, tháp cổ, tượng đá như: Thành cổ Trà Kiệu, các Tháp cổ Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Khương Mỹ... Ở Thăng Bình có Tháp Đồng Dương nay là Khu phế tích Phật viện Đồng Dương, ao vuông (Bình Định); có mộ người Chiêm ở Trà Sơn (Bình Trung), Hưng Mỹ (Bình Triều), Giếng Tiên (Bình Đào), có bờ đập Hời ở Lạc Câu (Bình Dương);.... và nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng nằm rải rác khắp các địa phương trong huyện như: Bia Văn thánh, Đình làng Hà Lam, Lạc Câu, Hưng Thạnh Đông, Hưng Thạnh Tây, Phước Ấm, Địa đạo Bình Giang, Căn cứ địa cách mạng Linh Cang - Cao Ngạn, Chiến khu rừng Bồng, tượng đài Hà Lam - Chợ Được, Lăng mộ Tiểu La - Nguyễn Thành,…
Trong 4 năm (2012-2015) toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đã xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh; xây dựng cánh đồng mẫu, mô hình nuôi bồ câu, làm nấm; giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi...
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng được nâng lên. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị bệnh. Đến nay, toàn huyện có 1 Trung tâm y tế thực hiện 2 chức năng là điều trị và dự phòng; 1 bệnh viện đa khoa tư nhân; 2 phòng khám khu vực vùng Tây, 100% xã, thị trấn có trạm y tế. Đã xây dựng được 12/21 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 2,5 bác sỹ/1 vạn dân, 11 giường bệnh/1 vạn dân (không kể giường bệnh tuyến xã), tăng gấp 1,5 lần số bác sỹ và 1,53 lần số giường bệnh so với năm 2000. Y tế dự phòng được chú trọng, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống dịch bệnh được triển khai rộng khắp, nhiều loại dịch bệnh được phát hiện kịp thời và khống chế, đẩy lùi.
- Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
- Nhà báo Nguyễn Công Khế (Cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên)
- Nhà Báo Đặng Việt Hoa (Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên)
- Nhà Báo Võ Văn Ba - (Trưởng ban Giáo dục Báo Thanh Niên)
Với những thành tích và chiến công vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Thăng Bình đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1996).
Số điện thoại quan trọng
Thông tin điện tử huyện Thăng Bình: 0510 3874 414Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thăng Bình: 0510 3875 388
Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình: 0510 3874 234
Kinh tế
Bằng những chính sách năng động và linh hoạt, huyện Thăng Bình đã và đang gặt hái được nhiều thành quả kinh tế. Trong đó, kinh tế từng vùng đang từng bước khẳng định thế mạnh riêng.Trong những năm qua sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện đạt được nhiều kết quả. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng từ 65.000 tấn năm 2010 lên 92.500 tấn năm 2014, đã triển khai dồn điền đổi thửa được hơn 6.000 ha, xây dựng được 8 cánh đồng mẫu. Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, khu giết mổ tập trung trên diện tích 141 ha, xây dựng được nhiều mô hình phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại tập, giảm dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ. Về nuôi trồng thủy sản, đã quy hoạch xong vùng nuôi tôm trên cát, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn và áp dụng mô hình VietGap vào nuôi trồng thủy sản, thành lập được 34 tổ đội đoàn kết đánh bắt trên biển. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp của huyện Thăng Bình trong năm 2014 đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 5,6%.
Thăng Bình có đa dạng các nguồn tài nguyên, nhất là ưu điểm về đất đai và lao động để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Trong 5 năm qua (2010 - 2015), huyện đã thu hút được 15 doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp với tổng số vốn 458 tỷ đồng. Năm 2015, Thăng Bình đã nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện lên 25 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động tại địa phương...
Văn hóa - xã hội
Đã từ rất lâu người dân Thăng Bình đã tiếp thu, chọn lọc, hội tụ những nét văn hóa độc đáo từ các vùng miền, các dân tộc tạo nên những nét văn hóa đặc trưng mang đậm yếu tố tín ngưỡng văn hóa dân gian truyền thống của con người Xứ Quảng nói chung và của người dân Thăng Bình nói riêng như: Cộ Bà Chợ Được, nghệ thuật hát Bả Trạo, hát tuồng, lễ hội đua thuyền, lễ hội Cầu Ngư của cư dân vùng sông nước.... Cứ 2 năm 1 lần, huyện Thăng Bình tổ chức lễ hội văn hóa thể thao các xã miền biển và trung du miền núi phù hợp với đặc điểm, truyền thống của từng vùng với nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.Bên cạnh các Lễ hội dân gian truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng, ở Thăng Bình còn rất nhiều những di tích văn hóa, di tích lịch sử. Thời đại Chiêm Thành, Quảng Nam còn lại nhiều di tích, gồm các thành quách, tháp cổ, tượng đá như: Thành cổ Trà Kiệu, các Tháp cổ Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Khương Mỹ... Ở Thăng Bình có Tháp Đồng Dương nay là Khu phế tích Phật viện Đồng Dương, ao vuông (Bình Định); có mộ người Chiêm ở Trà Sơn (Bình Trung), Hưng Mỹ (Bình Triều), Giếng Tiên (Bình Đào), có bờ đập Hời ở Lạc Câu (Bình Dương);.... và nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng nằm rải rác khắp các địa phương trong huyện như: Bia Văn thánh, Đình làng Hà Lam, Lạc Câu, Hưng Thạnh Đông, Hưng Thạnh Tây, Phước Ấm, Địa đạo Bình Giang, Căn cứ địa cách mạng Linh Cang - Cao Ngạn, Chiến khu rừng Bồng, tượng đài Hà Lam - Chợ Được, Lăng mộ Tiểu La - Nguyễn Thành,…
Trong 4 năm (2012-2015) toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đã xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh; xây dựng cánh đồng mẫu, mô hình nuôi bồ câu, làm nấm; giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi...
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng được nâng lên. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị bệnh. Đến nay, toàn huyện có 1 Trung tâm y tế thực hiện 2 chức năng là điều trị và dự phòng; 1 bệnh viện đa khoa tư nhân; 2 phòng khám khu vực vùng Tây, 100% xã, thị trấn có trạm y tế. Đã xây dựng được 12/21 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 2,5 bác sỹ/1 vạn dân, 11 giường bệnh/1 vạn dân (không kể giường bệnh tuyến xã), tăng gấp 1,5 lần số bác sỹ và 1,53 lần số giường bệnh so với năm 2000. Y tế dự phòng được chú trọng, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống dịch bệnh được triển khai rộng khắp, nhiều loại dịch bệnh được phát hiện kịp thời và khống chế, đẩy lùi.
Giáo dục
Giáo dục & đào tạo có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 81 trường học (25 trường Mẫu giáo, Mầm non, 30 trường Tiểu học, 21 trường THCS, 05 trường THPT), 1 trung tâm giáo dục thường xuyên (tăng 12 trường so với năm 2000) với 2.751 giáo viên. Ngoài ra còn có 1 Trường Trung cấp cảnh sát giao thông của Bộ Công an đóng trên địa bàn huyện; 22/22 xã, thị trấn đã có trung tâm học tập cộng đồng. Có 41 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 49 trường học được tầng hóa. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, học sinh giỏi các cấp học hằng năm đều tăng. Huyện đã hoàn thành công tác PCGD Tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005; hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2014.Du lịch
Tiềm năng về du lịch lịch sử - cách mạng rất lớn, toàn huyện có 03 di tích cấp Quốc gia (Phật viện Đồng Dương xã Bình Định Bắc, Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được, địa điểm cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được) và 24 di tích cấp tỉnh. Gần kề Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, đây là hai di sản văn hóa Thế giới của Việt Nam, nên Thăng Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Có đường bờ biển dài 25km đi qua các xã Bình Minh, Bình Dương, Bình Hải, Bình Nam; có Hồ Cao Ngạn, Hồ Đông Tiển, đập Phước Hà, khu du lịch sinh thái Hố Thác; có sông Trường Giang….tạo nên một thế mạnh cho du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng.Danh nhân
- Nhà cách mạng Tiểu La Nguyễn Thành- Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
- Nhà báo Nguyễn Công Khế (Cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên)
- Nhà Báo Đặng Việt Hoa (Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên)
- Nhà Báo Võ Văn Ba - (Trưởng ban Giáo dục Báo Thanh Niên)
Xem thêm:
- Nhà đất bán tại Huyện Thăng Bình
- Bán nhà riêng tại Huyện Thăng Bình
- Bán đất tại Huyện Thăng Bình
- Bán căn hộ chung cư tại Huyện Thăng Bình
- Bán nhà mặt phố tại Huyện Thăng Bình
- Nhà đất cho thuê tại Huyện Thăng Bình
- Dự án BĐS tại Huyện Thăng Bình
- Tin BĐS tại Tỉnh Quảng Nam
- Nhà môi giới BĐS tại Huyện Thăng Bình
Hình ảnh về Thăng Bình, Quảng Nam
Di tích Quốc gia Phật viện Đồng Dương.
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia-Lễ hội Cộ Bà Chợ Được.
Vẻ đẹp Hồ Cao Ngạn.
Dự án bất động sản tại Huyện Thăng Bình, Quảng Nam
Vinpearl Nam Hội An
Địa chỉ: Xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Khu đô thị An Bình
Địa chỉ: Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Bình Nguyên Quảng Nam
Địa chỉ: Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Huyện Thăng Bình có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Thăng Bình có 21 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
- Thị trấn Hà Lam
- Xã Bình An
- Xã Bình Chánh
- Xã Bình Đào
- Xã Bình Định Bắc
- Xã Bình Định Nam
- Xã Bình Dương
- Xã Bình Giang
- Xã Bình Hải
- Xã Bình Lãnh
- Xã Bình Minh
- Xã Bình Nam
- Xã Bình Nguyên
- Xã Bình Phú
- Xã Bình Phục
- Xã Bình Quế
- Xã Bình Quý
- Xã Bình Sa
- Xã Bình Trị
- Xã Bình Triều
- Xã Bình Trung
- Xã Bình Tú
Đường phố trực thuộc Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
- Đường Duy Tân
- Đường Hương An
- Đường Huỳnh Thúc Kháng
- Đường Nguyễn Duy Hiệu
- Đường Nguyễn Hiền
- Đường Nguyễn Hoàng
- Đường Nguyễn Thuật
- Đường Nguyễn Văn Trỗi
- Đường Phạm Phú Thứ
- Đường Phan Tình
- Đường Thái Phiên
- Đường Thanh Niên
- Đường Tiểu La
- Đường Trần Phú
- Đường Trần Thị Lý
- Đường Võ Chí Công
- Đường Xuân Diệu
- Đường 3/2
- Đường 27
- Đường 129
- Đường Quốc lộ 1A
- Đường Quốc Lộ 14E
Vị trí Thăng Bình
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Thăng BìnhQuảng Nam
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Lý Tự Trọng | Huyện Thăng Bình, Quảng Nam |
2 | THPT | Thpt Nguyễn Thái Bình | Huyện Thăng Bình, Quảng Nam |
3 | THPT | Thpt Thái Phiên | Huyện Thăng Bình, Quảng Nam |
4 | THPT | Thpt Tiểu La | Huyện Thăng Bình, Quảng Nam |
5 | THPT | Tt. Gdtx-Hn Thăng Bình | Huyện Thăng Bình, Quảng Nam |
Chi nhánh / cây ATM tại Thăng Bình, Quảng Nam
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Thăng Bình - Quảng Nam
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Thăng Bình | Quốc Lộ 1A, Thị Trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
2 | Agribank | Phòng giao dịch Bình Quý | Thôn Quý Thạnh, Xã Bình Quý, Thăng Bình, Quảng Nam |
3 | Agribank | Phòng giao dịch Chợ Được | Thôn Chợ Được, Xã Bình Triều, Thăng Bình, Quảng Nam |
4 | DongABank | Phòng giao dịch Hà Lam | 155 Tiểu La, Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
5 | VietinBank | Phòng giao dịch Hà Lam | Số 129 Tiểu La, Thị Trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
6 | Agribank | Phòng giao dịch Kế Xuyên | Thôn Kế Xuyên, Xã Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam |
7 | Vietcombank | Phòng giao dịch Thăng Bình | Tổ 5, Thị Trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
8 | VietABank | Phòng giao dịch Thăng Bình | 19 Tiểu La, thị trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình, Quảng Nam |
9 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Thăng Bình | Số 49 Nguyễn Hoàng, khu phố 4, thị Trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Thăng Bình - Quảng Nam
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Vietcombank | 93 Tiểu La, Thăng Bình | 93 Tiểu La, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam |
2 | Vietcombank | Bình Minh, Thăng Bình | Bình Minh, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam |
3 | DongABank | Cây Xăng Hà Lam | Quốc lộ 1A, Thị trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình, Quảng Nam |
4 | PGBank | Chi nhánh Thăng Bình | TT Hà Lam, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam |
5 | MBBank | Công Ty May Hòa Thọ | Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
6 | MBBank | Nhà Máy May Bình Phục | Xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam |
7 | DongABank | PGD Hà Lam | Tổ 5 QL 14E, Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
8 | VietinBank | PGD Hà Lam | Số 129 Tiểu La, Thị Trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
9 | VietABank | Phòng giao dịch Thăng Bình | 19 Tiểu La, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
10 | Agribank | Quốc Lộ 1A - Hà Lam | Quốc Lộ 1A, Thị Trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
11 | Agribank | Thị Trấn Hà Lam | Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam |
12 | MBBank | Trung đoàn 143 | Trung đoàn 143, Xã Bình An, Thăng Bình, Quảng Nam |
13 | MBBank | Trường Trung Cấp Cảnh Sát Giao Thông | Xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam |
14 | BIDV | Vinpearl Nam Hội An | Xã Bình Minh - Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam |
Ghi chú về Thăng Bình
Thông tin về Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thăng Bình, Quảng Nam
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thăng Bình, Quảng Nam