Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Cam Lộ, Quảng Trị
Cam Lộ là một huyện nằm tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du của tỉnh Quảng Trị. Cam Lộ có tổng diện tích đất tự nhiên là 367,4 km2, chiếm 8% diện tích tỉnh Quảng Trị; phía bắc giáp huyện Gio Linh; phía Nam giáp huyện Triệu Phong; phía Đông giáp thành phố Đông Hà; phía Tây giáp huyện Đakrông. Cam Lộ là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi ngang qua: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Đường 9, tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đường xuyên Á từ Lào về cảng Cửa Việt.
Dân số 46.300 người (2003), gồm các dân tộc: Kinh, Bru - Vân Kiều. Huyện Cam Lộ gồm thị trấn Cam Lộ (huyện lị) và 8 xã.
Trung tâm Y tế Cam Lộ: 053 3871 373
Năm 1803, sau khi đánh bại Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long lấy các huyện: Hải Lăng, Đăng Xương, Minh Linh để lập ra doanh Quảng Trị và phía tây đặt đạo Cam Lộ, lỵ sở đóng tại làng Nghĩa An, tổng An Lạc (Thuộc vùng đất xã Cam An ngày nay).
Năm 1831 vua Minh Mạng đổi đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ. Trong triều đại này, năm 1829 (Minh Mạng thứ 10) thành Vĩnh Ninh cũng được xây dựng tại làng Cam Lộ (Nay là di tích Khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam)
Năm 1851 vua Tự Đức đổi đạo Cam Lộ thành bảo Cam Lộ. Cũng thời kỳ này (1883 -1885) Sơn phòng Tân Sở được xây dựng tại Vùng Cùa. Vào niên hiệu Đồng Khánh (1886-1888) huyện Cam Lộ có 3 tổng: Tổng An Lạc gồm các xã Cam An, Cam Thanh và Thị xã Đông Hà ngày nay; tổng Cam Đường (đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi tên thành tổng Cam Vũ) gồm các xã Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Thành, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ; tổng Mai Lộc bao gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa.
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, ngày 17/5/1958 chính quyền cho lập quận Cam Lộ.
Trong Chiến tranh Việt Nam, huyện Cam Lộ là một đơn vị hành chính có tổ chức Đảng, các đoàn thể và chính quyền cách mạng.
Ngày 11/3/1977 huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh được sáp nhập lại thành huyện Bến Hải, trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.
Ngày 19/8/1991 huyện Cam Lộ được lập lại trên cơ sở tách 8 xã nguyên thuộc huyện Cam Lộ được sát nhập vào thị xã Đông Hà năm 1981, với dân số 44.232 người và diện tích 346/9 km2.
Ngay từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (năm 1992) đã xác định: “Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đưa huyện nhà từng bước đi lên, chúng ta phải nỗ lực toàn diện với quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, tranh thủ thuận lợi, vừa phục hồi kinh tế, vừa củng cố và xây dựng đổi mới, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo...”.
Từ những định hướng cơ bản đó, nhiều chủ trương, nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị được ra đời và đi vào cuộc sống. Năm 2014 này, qua hơn 20 năm nỗ lực, huyện Cam Lộ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 12,3%; Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,6 triệu đồng; Thu Ngân sách địa phương đạt hơn 215 tỉ đồng…
Các lĩnh vực Nông - lâm nghiệp - thủy sản; Công nghiệp – Xây dựng; Thương mại – Dịch vụ đều phát triển vượt bậc, các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được quan tâm. Đến nay, toàn huyện có 90,3% gia đình văn hóa; 98% làng văn hóa; 44,4% xã điển hình văn hóa…
Dân số 46.300 người (2003), gồm các dân tộc: Kinh, Bru - Vân Kiều. Huyện Cam Lộ gồm thị trấn Cam Lộ (huyện lị) và 8 xã.
Số điện thoại quan trọng
Thông tin điện tử huyện Cam Lộ: 053 3871 544Trung tâm Y tế Cam Lộ: 053 3871 373
Lịch sử
Thời Trần - Lê (thế kỷ XIV - XVI) đã có người Việt vào cư trú ở Cam Lộ dọc theo bờ sông Hiếu và tên Cam Lộ cũng xuất hiện từ đó, được gọi là nguồn Cam Lộ. Nguồn Cam Lộ có 2 châu Sa Bôi và Thuận Bình. Đến thời các Chúa Nguyễn, chính sách khẩn hoang lập làng được đẩy mạnh hơn đã phát triển khu cư trú về phía nam sông Hiếu đến vùng gò đồi và một số làng được thành lập ở Cùa đầu thế kỷ XVII.Năm 1803, sau khi đánh bại Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long lấy các huyện: Hải Lăng, Đăng Xương, Minh Linh để lập ra doanh Quảng Trị và phía tây đặt đạo Cam Lộ, lỵ sở đóng tại làng Nghĩa An, tổng An Lạc (Thuộc vùng đất xã Cam An ngày nay).
Năm 1831 vua Minh Mạng đổi đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ. Trong triều đại này, năm 1829 (Minh Mạng thứ 10) thành Vĩnh Ninh cũng được xây dựng tại làng Cam Lộ (Nay là di tích Khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam)
Năm 1851 vua Tự Đức đổi đạo Cam Lộ thành bảo Cam Lộ. Cũng thời kỳ này (1883 -1885) Sơn phòng Tân Sở được xây dựng tại Vùng Cùa. Vào niên hiệu Đồng Khánh (1886-1888) huyện Cam Lộ có 3 tổng: Tổng An Lạc gồm các xã Cam An, Cam Thanh và Thị xã Đông Hà ngày nay; tổng Cam Đường (đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi tên thành tổng Cam Vũ) gồm các xã Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Thành, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ; tổng Mai Lộc bao gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa.
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, ngày 17/5/1958 chính quyền cho lập quận Cam Lộ.
Trong Chiến tranh Việt Nam, huyện Cam Lộ là một đơn vị hành chính có tổ chức Đảng, các đoàn thể và chính quyền cách mạng.
Ngày 11/3/1977 huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh được sáp nhập lại thành huyện Bến Hải, trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.
Ngày 19/8/1991 huyện Cam Lộ được lập lại trên cơ sở tách 8 xã nguyên thuộc huyện Cam Lộ được sát nhập vào thị xã Đông Hà năm 1981, với dân số 44.232 người và diện tích 346/9 km2.
Kinh tế - Xã hội
Hơn 20 năm trước khi mới thành lập, Cam Lộ không có tiềm năng, thế mạnh; cơ sở vật chất thiếu thốn; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh kém; trình độ dân trí không đồng đều; đói nghèo cao; hậu quả chiến tranh nặng nề; đời sống vật chất, tinh thần nhiều khó khăn… Nhưng sau 20 năm xây dựng, Cam Lộ có những bước phát triển vượt bậc.Ngay từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (năm 1992) đã xác định: “Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đưa huyện nhà từng bước đi lên, chúng ta phải nỗ lực toàn diện với quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, tranh thủ thuận lợi, vừa phục hồi kinh tế, vừa củng cố và xây dựng đổi mới, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo...”.
Từ những định hướng cơ bản đó, nhiều chủ trương, nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị được ra đời và đi vào cuộc sống. Năm 2014 này, qua hơn 20 năm nỗ lực, huyện Cam Lộ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 12,3%; Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,6 triệu đồng; Thu Ngân sách địa phương đạt hơn 215 tỉ đồng…
Các lĩnh vực Nông - lâm nghiệp - thủy sản; Công nghiệp – Xây dựng; Thương mại – Dịch vụ đều phát triển vượt bậc, các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được quan tâm. Đến nay, toàn huyện có 90,3% gia đình văn hóa; 98% làng văn hóa; 44,4% xã điển hình văn hóa…
Di tích lịch sử - văn hóa
Chợ phiên Cam Lộ, Di tích Tân Sở, Cầu Xoài Vĩnh Đại, Miếu Cây xoài Tam Hiệp, Khu chính Phủ Lâm Thời cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Miếu An Mĩ, Nhà Tằm Tân Tường. Nhiều nơi tại Cam Lộ, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết của cư dân người tiền sử sinh sống từ 1,5 vạn đến 3 vạn năm về trước.Xem thêm:
Hình ảnh về Cam Lộ, Quảng Trị
Tân Sở dấu tích của kinh thành kháng chiến xưa.
Sản xuất lúa ở Cam Lộ luôn đảm bảo an ninh lượng thực.
Chợ phiên Cam Lộ.
Dự án bất động sản tại Huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Huyện Cam Lộ có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Cam Lộ có 8 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
- Thị trấn Cam Lộ
- Xã Cam An
- Xã Cam Chính
- Xã Cam Hiếu
- Xã Cam Nghĩa
- Xã Cam Thanh
- Xã Cam Thủy
- Xã Cam Tuyền
- Xã Thanh An
Đường phố trực thuộc Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Bản đồ vị trí Cam Lộ
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Cam LộQuảng Trị
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Lê Thế Hiếu | Xã Cam Chính-Huyện Cam Lộ |
2 | THPT | Thpt Cam Lộ | Thị trấn Cam Lộ-Huyện Cam Lộ |
3 | THPT | Thpt Tân Lâm | Xã Cam Thành-Huyện Cam Lộ |
4 | THPT | Tt GDTX Cam Lộ | Thị trấn Cam Lộ-Huyện Cam Lộ |
Chi nhánh / cây ATM tại Cam Lộ, Quảng Trị
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Cam Lộ - Quảng Trị
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Cam Lộ | Km 12 Quốc Lộ 9, Thị Trấn Cam Lộ, Cam Lộ, Quảng Trị |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Cam Lộ | Số 265, đường 2/4, thị Trấn Cam Lộ, Cam Lộ, Quảng Trị |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Cam Lộ - Quảng Trị
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Khu phố 3 - Cam Lộ | Khu phố 3, Thị trấn Cam Lộ, Cam Lộ, Quảng Trị |
2 | MBBank | Tiểu Đoàn 4 | Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 19 - Quốc lộ 9, Cam Lộ, Quảng Trị |
Ghi chú về Cam Lộ
Thông tin về Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Cam Lộ, Quảng Trị
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Cam Lộ, Quảng Trị