Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Hải Lăng, Quảng Trị
Hải Lăng là huyện cực Nam của tỉnh Quảng Trị, trung tâm Huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 20 km về phía Nam. Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Đa Krông; phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế; phía Bắc giáp thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong.
Hải Lăng có 19 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 42.692,53 ha, dân số là 86.223 người (trong đó, dân số thành thị là 2.865 người, dân số nông thôn là 83.360 người).
Cán bộ và nhân dân Hải Lăng được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ; 20 tập thể và 07 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 221 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 3.513 liệt sĩ; 2.072 thương binh; 1.390 gia đình có công cách mạng; 01 nghĩa trang liệt sĩ trung tâm huyện và 11 nghĩa trang xã là nơi yên nghĩ trên 8.000 liệt sĩ trong cả nước; 17 nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ. Hải Lăng còn là quê hương của các danh nhân lịch sử và văn hóa như: Đặng Dung, tiến sĩ Bùi Dục Tài, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Văn Hiển, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Trừng, Trần Hoàn...
Bệnh viện Đa Khoa Hải Lăng: 053 3873 208
Trung tâm y tế Hải Lăng: 053 3670 135
Địa bàn huyện có hệ thống sông dày đặc gồm sông Thạch Hãn, sông Nhùng, Bến Đá, Thác Ma, Ô Lâu chảy theo hướng tây nam-đông bắc, ngoài ra còn có sông Vĩnh Định chảy theo hướng tây bắc-đông nam đưa nước ra 2 cửa biển là cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế) và cửa Việt Yên (Triệu Phong).
Tính từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn toàn huyện đã kiên cố hóa được hơn 275km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí đầu tư gần 66,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hỗ trợ trên 40 tỷ đồng, số còn lại là vốn của địa phương và do người dân đóng góp. Trong đó, có nhiều xã thực hiện tốt chương trình bê- tông hóa giao thông nông thôn với khối lượng thực hiện lớn như: xã Hải Thượng bê-tông hóa được 24km, Hải Lâm 16km, Hải Chánh 16,5km, Hải Tân 22,5km, Hải Trường 15,5km, Hải Ba 17km, Hải Vĩnh 29km….Việc bê-tông hóa đường giao thông nông thôn đã góp phần quan trọng giúp bà con nhân dân thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản, đặc biệt là giải quyết được những khó khăn về sinh hoạt trong mùa mưa lụt ở các xã vùng trũng như: Hải Thành, Hải Hòa, Hải Tân, Hải Thiện, Hải Chánh, Hải Ba, Hải Dương, Hải Quế…
Toàn huyện có 75 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 71 di tích xếp hạng cấp Tỉnh và 04 di tích xếp hạng cấp Quốc gia là: Đình làng Câu Nhi, xã Hải Tân, vụ thảm sát Mỹ Thủy, xã Hải An, Nhà thờ Long Hưng và Ngã ba Long Hưng; hiện nay, đang đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đối với Di tích Dũng sỹ Phường Sắn, đề nghị xếp hạng di tích cấp Tỉnh đối với di tích Nhà rường cổ Hội Kỳ, xã Hải Chánh và khu mộ cổ họ Nguyễn Đức- thôn An thơ, xã Hải Hòa.
Nơi đây còn được biết đến bởi phong phú nét văn hóa ẩm thực như: bánh ướt làng Phương Lang, rượu gạo Kim Long, nước mắm Mỹ Thuỷ, canh ám làng Lam Thuỷ, mắm đam Trà Trì, cháo bánh canh Diên Sanh… Ngoài ra, còn có nhiều nét văn hóa, văn nghệ phong phú như: hò đập bắp ở Thượng Xá, nhạc cổ truyền bả trạo Phú Hải, xã Hải Ba... và các trò chơi dân gian như: bưng đá làng Hưng Nhơn, bắt lươn làng Trường Phước, chọi gà làng Diên Sanh, hội cù Đơn Quế và đua thuyền, vật, đẩy gậy…
- Tiến sĩ Bùi Dục Tài thi đỗ năm 1502 (thời vua Lê Hiển Tông).
- Nguyễn Văn Hiển, năm thi đỗ: 1847.
- Lê Mạnh Thát sinh năm 1943 biết khoảng 15 thứ tiếng hiện là chủ tịch IOC phật giáo Liên Hiệp Quốc...
Hải Lăng có 19 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 42.692,53 ha, dân số là 86.223 người (trong đó, dân số thành thị là 2.865 người, dân số nông thôn là 83.360 người).
Cán bộ và nhân dân Hải Lăng được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ; 20 tập thể và 07 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 221 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 3.513 liệt sĩ; 2.072 thương binh; 1.390 gia đình có công cách mạng; 01 nghĩa trang liệt sĩ trung tâm huyện và 11 nghĩa trang xã là nơi yên nghĩ trên 8.000 liệt sĩ trong cả nước; 17 nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ. Hải Lăng còn là quê hương của các danh nhân lịch sử và văn hóa như: Đặng Dung, tiến sĩ Bùi Dục Tài, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Văn Hiển, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Trừng, Trần Hoàn...
Số điện thoại quan trọng
Thông tin điện tử huyện Hải Lăng: 053 3873 293Bệnh viện Đa Khoa Hải Lăng: 053 3873 208
Trung tâm y tế Hải Lăng: 053 3670 135
Điều kiện tự nhiên
Địa hình có 3 vùng rõ rệt. Phía tây là vùng gò đồi bát úp và núi thấp, ở giữa là vùng đồng bằng với gò cát nội đồng gần 2.000 ha, thấp hơn là vùng ruộng trũng có cao độ âm so mặt nước biển từ 0,8 - 1m, cuối cùng là vùng cát ven biển bãi ngang. Đặc trưng của địa hình Hải Lăng nghiêng từ Tây sang Đông. Vùng đồi núi và ven biển bị chia cắt bởi các sông, suối, một số khu vực đồng bằng có địa hình thấp trũng do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất cũng gặp những khó khăn nhất định. Có thể chia địa hình ra 3 vùng: Vùng đồi núi (55% diện tích tự nhiên), vùng đồng bằng (32%), vùng cồn cát, bãi cát ven biển (12%).Địa bàn huyện có hệ thống sông dày đặc gồm sông Thạch Hãn, sông Nhùng, Bến Đá, Thác Ma, Ô Lâu chảy theo hướng tây nam-đông bắc, ngoài ra còn có sông Vĩnh Định chảy theo hướng tây bắc-đông nam đưa nước ra 2 cửa biển là cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế) và cửa Việt Yên (Triệu Phong).
Kinh tế - Xã hội
Bước ra khỏi chiến tranh, quân và dân Hải Lăng luôn phát huy truyền thống anh hùng, năng động và sáng tạo để tái thiết và xây dựng quê hương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh qua từng năm. Sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 8 vạn tấn, chiếm gần 1/3 sản lượng của toàn tỉnh, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 60%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch phát triển khá mạnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư khá đồng bộ; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế thường xuyên được quan tâm chăm lo. Đến nay thu nhập bình đầu người đạt 25,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,3%, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh của lực lượng vũ trang được củng cố và tăng cường...Tính từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn toàn huyện đã kiên cố hóa được hơn 275km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí đầu tư gần 66,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hỗ trợ trên 40 tỷ đồng, số còn lại là vốn của địa phương và do người dân đóng góp. Trong đó, có nhiều xã thực hiện tốt chương trình bê- tông hóa giao thông nông thôn với khối lượng thực hiện lớn như: xã Hải Thượng bê-tông hóa được 24km, Hải Lâm 16km, Hải Chánh 16,5km, Hải Tân 22,5km, Hải Trường 15,5km, Hải Ba 17km, Hải Vĩnh 29km….Việc bê-tông hóa đường giao thông nông thôn đã góp phần quan trọng giúp bà con nhân dân thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản, đặc biệt là giải quyết được những khó khăn về sinh hoạt trong mùa mưa lụt ở các xã vùng trũng như: Hải Thành, Hải Hòa, Hải Tân, Hải Thiện, Hải Chánh, Hải Ba, Hải Dương, Hải Quế…
Văn hóa - Du lịch
Hải Lăng là nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa lâu đời như: 02 di tích lịch sử Chàm ở Hải Xuân, Hải Ba; miếu Ngô Văn Sở ở Hải Vĩnh; di tích Phú Long là nơi đầu tiên diễn ra hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (6/1937), là căn cứ cách mạng trong thời kỳ giành chính quyền tháng Tám 1945; ngã ba Long Hưng ghi lại chiến công của một đại đội quân giải phóng đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của Mỹ-Nguỵ trong 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị “đỏ lửa” năm 1972.Toàn huyện có 75 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 71 di tích xếp hạng cấp Tỉnh và 04 di tích xếp hạng cấp Quốc gia là: Đình làng Câu Nhi, xã Hải Tân, vụ thảm sát Mỹ Thủy, xã Hải An, Nhà thờ Long Hưng và Ngã ba Long Hưng; hiện nay, đang đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đối với Di tích Dũng sỹ Phường Sắn, đề nghị xếp hạng di tích cấp Tỉnh đối với di tích Nhà rường cổ Hội Kỳ, xã Hải Chánh và khu mộ cổ họ Nguyễn Đức- thôn An thơ, xã Hải Hòa.
Nơi đây còn được biết đến bởi phong phú nét văn hóa ẩm thực như: bánh ướt làng Phương Lang, rượu gạo Kim Long, nước mắm Mỹ Thuỷ, canh ám làng Lam Thuỷ, mắm đam Trà Trì, cháo bánh canh Diên Sanh… Ngoài ra, còn có nhiều nét văn hóa, văn nghệ phong phú như: hò đập bắp ở Thượng Xá, nhạc cổ truyền bả trạo Phú Hải, xã Hải Ba... và các trò chơi dân gian như: bưng đá làng Hưng Nhơn, bắt lươn làng Trường Phước, chọi gà làng Diên Sanh, hội cù Đơn Quế và đua thuyền, vật, đẩy gậy…
Danh nhân
Hải Lăng là quê hương của các danh nhân lịch sử và văn hóa như:- Tiến sĩ Bùi Dục Tài thi đỗ năm 1502 (thời vua Lê Hiển Tông).
- Nguyễn Văn Hiển, năm thi đỗ: 1847.
- Lê Mạnh Thát sinh năm 1943 biết khoảng 15 thứ tiếng hiện là chủ tịch IOC phật giáo Liên Hiệp Quốc...
Xem thêm:
Hình ảnh về Hải Lăng, Quảng Trị
Hội đua thuyền truyền thống trên hồ Khe Chè-Hải Lăng.
Đình làng Câu Nhi-Hải Tân.
Chợ Diên Sanh.
Dự án bất động sản tại Huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Huyện Hải Lăng có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Hải Lăng có 23 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị
- Thị trấn Hải Lăng
- Thị trấn Diên Sanh
- Xã Hải An
- Xã Hải Ba
- Xã Hải Chánh
- Xã Hải Chính
- Xã Hải Định
- Xã Hải Dương
- Xã Hải Hòa
- Xã Hải Hưng
- Xã Hải Khê
- Xã Hải Lâm
- Xã Hải Phong
- Xã Hải Phú
- Xã Hải Quế
- Xã Hải Quy
- Xã Hải Sơn
- Xã Hải Tân
- Xã Hải Thành
- Xã Hải Thiện
- Xã Hải Thọ
- Xã Hải Thượng
- Xã Hải Trường
- Xã Hải Vĩnh
- Xã Hải Xuân
Đường phố trực thuộc Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị
Bản đồ vị trí Hải Lăng
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Hải LăngQuảng Trị
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Hải Lăng | Thị Trấn Hải Lăng-Huyện Hải Lăng |
2 | THPT | Thpt Nam Hải Lăng | Xã Hải Chánh-Huyện Hải Lăng |
3 | THPT | Thpt Nguyễn Bỉnh Khiêm | Thị trấn Hải Lăng-Huyện Hải Lăng |
4 | THPT | Thpt Trần Thị Tâm | Xã Hải Quế -Huyện Hải Lăng |
5 | THPT | Tt GDTX Hải Lăng | Thị trấn Hải Lăng-Huyện Hải Lăng |
Chi nhánh / cây ATM tại Hải Lăng, Quảng Trị
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Hải Lăng - Quảng Trị
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Hải Lăng | Số 01 Đường Hùng Vương, Khóm 5, Thị Trấn Hải Lăng, Hải Lăng, Quảng Trị |
2 | Vietcombank | Phòng giao dịch Hải Lăng | Số 10 Đường Hùng Vương, Thị Trấn Hải Lăng, Hải Lăng, Quảng Trị |
3 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Hải Lăng | Số 08, đường Hùng Vương, khóm 5, thị Trấn Diên Sanh, Hải Lăng, Quảng Trị |
4 | Agribank | Phòng giao dịch Hội Yên | Thôn Hội Yên, Xã Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị |
5 | Agribank | Phòng giao dịch Nam Hải Lăng | Thôn Lương Điền, Xã Hải Sơn, Hải Lăng, Quảng Trị |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Hải Lăng - Quảng Trị
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | PGBank | Chi nhánh Hải Lăng | TT Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị |
2 | Vietcombank | Hùng Vương, TT Hải Lăng | Hùng Vương, TT Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị |
3 | Agribank | Số 01 Hùng Vương | Số 01 Đường Hùng Vương, Khóm 5, Thị Trấn Hải Lăng, Hải Lăng, Quảng Trị |
4 | Agribank | Thôn Hội Yên - Hải Quế | Thôn Hội Yên, Xã Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị |
5 | Agribank | Thôn Lương Điền - Hải Sơn | Thôn Lương Điền, Xã Hải Sơn, Hải Lăng, Quảng Trị |
Ghi chú về Hải Lăng
Thông tin về Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hải Lăng, Quảng Trị
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hải Lăng, Quảng Trị