Tỉnh thành VN > Bình Định > Huyện Tây Sơn

Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định

Thông tin tổng quan về Tây Sơn, Bình Định

Huyện Tây Sơn là một huyện ở phía Tây tỉnh Bình Định. Huyện lỵ là thị trấn Phú Phong.
Diện tích tự nhiên là 708 km²,
Dân số 136.000 người.
Mật độ dân số 179 người/km2

Các số điện thoại quan trọngUBND Huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định: 056.3880165

Vị trí địa lý

Về địa hình, phía Tây Huyện Tây Sơn giáp với huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) phía Đông Tây Sơn giáp thị xã An Nhơn, phía Nam Huyện Tây Sơn giáp với huyện Vân Canh, phía Bắc Tây Sơn giáp với huyện Phù Cát. Hiện nay Huyện Tây Sơn có 15 xã, thị trấn là: Tây Giang, Tây Thuận, Bình Tường, Tây Phú, Vĩnh An, Bình Nghi, Tây Xuân, Bình Hòa, Bình Tân, Bình Thành,Tây Bình, Bình Thuận, Tây An, Tây Vinh và thị trấn Phú Phong. Có sông Đồng Hưu,sông Quéo, sông Kôn chảy qua, có Quốc lộ 19 nối liền từ Quy Nhơn lên Tây nguyên.

Lịch sử

Tây Sơn thời Phong kiến
Xưa kia Tây Sơn là vùng đất thuộc huyện Tượng Lâm, và là địa bàn cư trú của người Chăm, thuộc vương quốc Chămpa cổ. Nhà Lê lập phủ Hoài Nhân (tức Hoài Nhơn) năm 1471 gồm 3 huyện Phù Ly, Bồng Sơn, Tuy Viễn thuộc Thừa tuyên Quảng Nam. Bình Khê thuộc huyện Tuy Viễn. Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhân thành phủ Qui Nhân (Qui Nhơn) năm 1602. Năm 1832 nhà Nguyễn đổi tên phủ Hoài Nhơn (cũng là phủ Qui Nhơn) thành tỉnh Bình Định. Bình Khê lúc này vẫn thuộc huyện Tuy Viễn. Sau khi di dân khai phá tháng 5/1877,lập thêm 28 làng phía tây và đông sông Ba. Nhà Nguyễn thành lập ba tổng Tân Phong, Thuận Đức và An Khê thuộc Nha Kinh lý An Khê. Nhà Nguyễn tháng 9/1888, cắt 18 làng thuộc hai tổng Mỹ Thuận (thuộc Tuy Viễn) và Phú Phong nhập vào nha Kinh lý An Khê thành lập huyện Bình Khê gồm 3 tổng: Mỹ Thuận, Phú Phong, Vĩnh Thạnh. Lập tổng Trường Định khoảng năm 1937. Bình Khê từ đó có 4 tổng: Phú Phong, Vĩnh Thạnh, Trường Định và Thuận Truyền với 47 làng. Do có sự điều chỉnh địa giới giữa An Nhơn và Bình Khê nên đầu năm 1946 có thêm 3 làng: Mỹ Đức, Bính Đức, Nhơn Thuận, tổng cộng Bình Khê có 50 làng.
Tây Sơn kháng chiến chống Pháp
Trong những năm 1923-1925, để phục vụ cho mục đích quân sự và khai thác tài nguyên của các tỉnh Tây nguyên, thực dân Pháp đã xây dựng đường 19 nối liền cảng Qui Nhơn với Tây nguyên dài trên 200km xuyên qua Tây Sơn. Thời Mỹ-ngụy đường 19 được mở rộng nâng cấp và được xem là một trong những con đường chiến lược quan trọng nhất ở Miền Nam. Ngoài ra để phục vụ cho việc giao lưu, nhân dân địa phương đã xây dựng các con đường đất nối liền các làng với Phú Phong như: Gò Găng-Kiên Mỹ, Cây Dừa-Phú Phong. Trải qua các thời kỳ kháng chiến Tây Sơn được xem là địa bàn chiến lược quan trọng của tỉnh Bình Định.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) tạo cho nhân dân Tây Sơn cũng như đồng bào trong tỉnh và cả nước một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ, tinh thần phấn khởi và khí thế cách mạng của người làm chủ đất nước. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp Là một huyện vừa là hậu phương, vừa là tiến tuyến, Tây Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện, động viên nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương.
Tổng Phú Phong sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945 được gọi là tổng Tây Sơn, tổng Thuận Truyền gọi là tổng Võ Cự Công, tổng Trường Định gọi là tổng Hương Sơn, tổng Vĩnh Thạnh giữ nguyên tên.
Bình Định nhập xã lần thứ nhất tháng 3/1946. Huyện Bình Khê từ 50 làng hợp thành 21 xã.
Bình Định lập 4 huyện miền núi tháng 4/1947: Kim Sơn, An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh. Bình Khê đầu năm 1948 nhập xã lần thứ hai, còn 10 xã.
Tây Sơn kháng chiến chống Mỹ
Từ cuối năm 1955 đến đầu 1958, ngụy quyền Sài Gòn lập Nha hành chính ở các huyện miền núi, đổi tên xã Bình Quang (nguyên thuộc huyện Bình Khê) thành xã Vĩnh Quang nhập vào Nha Vĩnh Thạnh; tháng 5 năm 1958 cải biến nha hành chính Vĩnh Thạnh thành quận Vĩnh Thạnh.
Tháng 7 năm 1963, ngụy quyền Sài Gòn lập xã Phùng Thiện thuộc quận Vĩnh Thạnh gồm các thôn Tiên Thuận, Thượng Sơn (nguyên thuộc xã Bình Giang, quận Bình Khê), một phần xã Vĩnh An (thuộc quận Vĩnh Thạnh), 2 thôn Định Quang, Định Bình (thuộc xã Vĩnh Quang, quận Vĩnh Thạnh), phần còn lại của xã Vĩnh An nhập vào xã Bình Giang (thuộc Bình Khê); xã Vĩnh Bình (nguyên thuộc quận Vĩnh Thạnh) nhập vào xã Bình Tường (thuộc quận Bình Khê).
Từ tháng 4/1965 đến tháng 6/1970, ngụy quyền Sài Gòn cải biến quận Vĩnh Thạnh thành cơ sở phái viên hành chính Vĩnh Thạnh trực thuộc quận Bình Khê, rồi bãi bỏ, lại tái lập rồi bãi bỏ cơ sở phái viên hành chính, đặt các xã của Huyện Vĩnh Thạnh trực thuộc huyện Bình Khê.
Sau ngày thống nhất đất nước, quận đổi thành huyện. Bình Khê và Vĩnh Thạnh tháng 11/1975, hợp nhất thành huyện Tây Sơn. Huyện Vĩnh Thạnh tách khỏi Tây Sơn tháng 8/1981. Xã Bình Hiệp chia thành 2 xã Bình Tân và Bình Thuận tháng 2/1986. Xã Bình An tháng 8/1987 chia thành 3 xã: Tây Vinh, Tây Bình, Tây An; xã Bình Phú thành 2 xã: Tây Xuân và Tây Phú, xã Bình Giang thành 2 xã: Tây Giang và Tây Thuận. Tây Sơn hiện nay có 14 xã và một thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Phú Phong.
Ngày 31/3/1975 là ngày giải phòng hoàn toàn huyện nhà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ là thời kỳ đầy gian khổ, hy sinh và ác liệt nhất và đây cũng là giai đoạn thu nhiều thắng lợi vẻ vang.
Huyện Tây Sơn trong hai cuộc kháng chiến đã được Nhà nước phong tặng 2.180 Huân, Huy chương các loại. Trong đó:Huân chương độc lập: Hạng nhất: 01, Hạng nhì: 09, Hạng ba: 16; Huân chương kháng chiến: Hạng nhất: 483, Hạng nhì: 333, Hạng ba: 382; Huychương kháng chiến:Hạng nhất: 476, Hạng nhì: 525,86 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Anh hùng lực lượng vũ trang: Võ Lai, Nguyễn Thị Hồng Bông.

Các địa điểm nổi tiếng huyện Tây Sơn

Khu du lịch Hầm Hô,
Bảo tàng Quang Trung
Thác Đổ:
Thôn Phú Mỹ xã Tây Phú
Lễ hội Đống Đa
Hồ Thuận Ninh
Di tích điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Cụm tháp Dương Long
Di tích lịch sử Gò Đá Đen
Di tích lịch sử Bến Trường Trầu
Từ đường Võ Văn Dũng
Di tích Gò Lăng
Di tích Lăng Mai Xuân Thưởng
Khu chứng tích Gò dài
Di tích nghệ thuật kiến trúc Chăm-Tháp Thủ Thiện
Đền thờ đô đốc Bùi Thị Xuân
Võ Tây Sơn
Hồi Đống Đa
Đặc sản:Chim mía Phú Phong,Bánh hỏi, Dé bò

Hình ảnh về Tây Sơn, Bình Định


Lễ hội Đống Đa

Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn

Khu Du lịch sinh thái (KDLST) Hầm Hô

Dự án bất động sản tại Huyện Tây Sơn, Bình Định

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Tây Sơn, Bình Định

Huyện Tây Sơn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Vị trí Tây Sơn

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Tây SơnBình Định

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Nguyễn HuệTT Phú Phong, Huyện Tây Sơn
2THPTThpt Quang TrungTT Phú Phong, Huyện Tây Sơn
3THPTThpt Tây SơnXã Tây An, Huyện Tây Sơn
4THPTThpt Võ LaiXã Tây Giang, Huyện Tây Sơn

Chi nhánh / cây ATM tại Tây Sơn, Bình Định

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Tây Sơn - Bình Định

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Tây SơnSố 09 Quang Trung, Thị Trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Tây SơnSố 175, đường Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định
3BIDVPhòng giao dịch Phú PhongSố 376 Đ. Quang Trung - Phú Phong- Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Tây Sơn - Bình Định

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1BIDVPGD Phú PhongSố 376 Đường Quang Trung - Phú Phong- Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định
2PGBankPhòng giao dịch Phú Phong286 Quang Trung, TT Phú Phong, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định
3BIDVPhòng Giao dịch Phú Phong - BIDV286 Quang Trung, Thị trấn Phú Phong, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định
4AgribankSố 09 Quang TrungSố 09 Quang Trung, Thị Trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định
5AgribankSố 59 Phan Đình PhùngSố 59 Phan Đình Phùng, Thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định

Ghi chú về Tây Sơn

Thông tin về Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tây Sơn, Bình Định