Phường Bùi Thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định
Bùi Thị Xuân là 1 phường của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nước Việt Nam.
Phường Bùi Thị Xuân có tổng số diện tích theo km2 50,21 km²,
Tổng số dân vào năm 1999 là 12938 người,
Mật độ dân số đạt 258 người/km².
Vị trí địa lý
Phường Bùi Thị Xuân là một đơn vị hành chính thuộc Thành phố Quy Nhơn, nằm ở hướng Tây Nam thành phố, là địa bàn cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bình Định, phường có vị trí địa lý nằm gọn trong một thung lũng, chạy dài theo trục Bắc-Nam, ba mặt được núi cao bao bọc với thế vừa liên hoàn, vừa chia cắt: phía Đông giáp các phường Quang Trung, Ghềnh Ráng theo đường phân thủy của dãy núi Vũng Chua; phía Tây giáp các xã Phước Mỹ, Phước Thành theo đường phân thủy của dãy núi Hòn Chà; phía Nam giáp với xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên theo đường phân thủy của dãy núi Cù Mông, có Đèo Cù Mông quanh co, hiểm trở; phía Bắc giáp phường Trần Quang Diệu và cách ngã ba Phú Tài 2 km về phía Nam.Trên địa bàn phường có đường Quốc lộ 1.A chạy xuyên qua như xương sống của phường, theo hướng Bắc-Nam với chiều dài 12,6 km. Tổng diện tích toàn phường là 4.980,28 ha, với hơn 2/3 diện tích là đồi núi nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, nhưng lại có những thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế rừng, hình thành các khu-cụm công nghiệp. Là địa bàn tiếp giáp giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, ba mặt được núi cao bao bọc nên phường có địa thế rất thuận lợi trong bố trí chiến lược quốc phòng.
Lịch sử
Phường Bùi Thị Xuân từ khởi đầu đến 1945
Phường Bùi Thị Xuân được hình thành bởi cái gốc trước đây là hai làng Vân Quang và Phú Tài (khu vực 5 và khu vực 6 bây giờ). Theo gia phả dòng họ Phan làng Phú Tài ghi chép lại: “Năm 1736, dưới triều Nguyễn, khi ông Phan Xuân (cháu nội quan Chủ sự Văn Phong – quan trấn thủ đất Quy Ninh) được giao nhiệm vụ trấn thủ đèo Cù Mông, đã đem theo vợ con và gia nhân tới đây khai phá và dựng nhà cửa sinh sống ở đây, sau này hình thành nên làng Phú Tài.” Còn làng Vân Quang đã có từ trước đó. Theo gia phả họ Nguyễn làng Vân Quang ghi lại, họ Nguyễn làng Vân Quang lập nghiệp, sinh sống ở đây đã trên 10 đời (khoảng trên 300 năm), ghi chép này phù hợp với một quá trình di dân lớn trong lịch sử: “Trong khoảng thời gian tấn công ra Nghệ An, Hà Tĩnh (1653-1657) quân Nguyễn đã bắt được nhiều tù binh và nông dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, chúa Nguyễn Phúc Tần lúc bấy giờ đã đưa họ vào khai phá, lập làng ở phủ Quy Nhơn. Trong thiểu số này có tổ tiên của dòng họ Tây Sơn được đưa vào lập làng ở vùng An Khê, đó là ấp Tây Sơn Thượng”.
“Trước tháng 8/1945, dưới chế độ phong kiến, làng Vân Quang và làng Phú Tài thuộc xã Phước Long. Xã Phước Long lúc bấy giờ bao gồm 9 làng: Diêu Trì, Luật Lễ, Vân Hội, Ngọc Châu, Long Vân, Thế Bàng, Thế Thạnh, Phú Tài và Vân Quang thuộc tổng Dương An, phủ Tuy Phước. Sau cách mạng Tháng Tám, tháng 4/1946,9 làng trên hợp thành 3 đơn vị hành chính xã, đó là: Hòa Nghĩa, Từ Tân và Thiết Thạch (làng Phú Tài và Vân Quang thuộc xã Thiết Thạch). Đến tháng 12/1947, Liên hiệp xã lần thứ 2 chính thức hợp nhất 3 xã trên thành xã Phước Long như trước”.
Dưới chế độ Sài Gòn, năm 1958, dân cư bắt đầu đầu tập trung đến định cư dọc theo hai bên Quốc lộ 1.A, hình thành nên thôn Phú Thạnh, hai làng Vân Quang và Phú Tài được sát nhập gọi chung là thôn Phú Tài. Để dễ bề quản lý, chính quyền lúc bấy giờ lại chia nhỏ xã Phước Long thành 2 xã, đó là: Phước Long và Phước Thạnh. Thôn Phú Tài và thôn Phú Thạnh thuộc xã Phước Thạnh.
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 10/1975, chính quyền cách mạng lại nhập 2 xã Phước Long và Phước Thạnh lại thành xã Phước Long, thuộc huyện Phước Vân. Tháng 6/1982, lại chia Phước Long thành 2 xã: Phước Long và Phước Thạnh thuộc huyện Tuy Phước như cũ.
Phường Bùi Thị Xuân sau 1975
Ngày 03/07/1986 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 81-QĐ/HĐBT về mở rộng và đổi tên thị xã Quy Nhơn thành Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình; sát nhập xã Phước Thạnh của huyện Tuy Phước vào thị xã Quy Nhơn và đổi tên thành xã Nhơn Thạnh.
Ngày 12/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 52-HĐBT về việc giải thể xã Nhơn Thạnh để thành lập hai phường lấy tên là: phường Bùi Thị Xuân và phường Trần Quang Diệu thuộc thành phố Quy Nhơn.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, sát nhập, chia tách nhiều lần, người dân phường Bùi Thị Xuân Trải đã phải trải qua quá trình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, đấu tranh chống cường bào áp bức từ bao đời nay, nhưng trong trái tim của mỗi con người luôn ấp ủ và bùng cháy lên những ước mơ, những tấm lòng sẻ chia đầy tình người, tình yêu quê hương, đất nước, thiết tha gắn bó đậm đà và cũng chính từ tinh thần đấu tranh kiên cường đó mà họ ý thức được mình luôn phải làm chủ mảnh đất thân yêu mà cha ông bao đời đã đấu tranh giành lại.
Kinh tế xã hội
Dân số hiện nay của phường là 15.372 nhân khẩu, 3.346 hộ gia đình (số liệu thống kê năm 2011), được chia thành 8 khu vực dân cư. Trong đó: Khu vực 1: 1.765 nhân khẩu, 409 hộ gia đình; Khu vực 2: 2.129 nhân khẩu, 465 hộ gia đình; Khu vực 3: 1.271 nhân khẩu, 292 hộ gia đình; Khu vực 4: 1.706 nhân khẩu, 388 hộ gia đình; Khu vực 5: 1.982 nhân khẩu, 468 hộ gia đình; Khu vực 6: 928 nhân khẩu, 234 hộ gia đình; Khu vực 7: 4.185 nhân khẩu, 823 hộ gia đình; Khu vực 8: 1.406 nhân khẩu, 267 hộ gia đình. Mật độ dân cư tập trung đông nhất xung quanh khu vực chợ Phú Tài (được xây dựng lại năm 2002) thuộc các khu vực 1,2,3,4 và khu vực 7. Tỷ lệ nữ chiếm khoảng 48,5%, tuổi thọ bình quân 70 tuổi, tỷ lệ lao động trẻ chiến tỷ lệ cao.
Từ nét đặc thù của địa phương như đã nêu trên, có thể nói dân cư phường Bùi Thị Xuân đại diện đa vùng miền trên khắp cả nước quy tụ về đây sinh sống, nên phong tục, tập quán, văn hóa cũng rất phong phú, đa dạng và sinh động.
Chùa Vân Nam (chùa Eo Mén)
Chùa Phú Thọ
Chùa Liên Hoa
Suối Mơ,
suối Dứa
Đá Hàn
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Bùi Thị Xuân:
Phường Bùi Thị Xuân có tổng số diện tích theo km2 50,21 km²,
Tổng số dân vào năm 1999 là 12938 người,
Mật độ dân số đạt 258 người/km².
Vị trí địa lý
Phường Bùi Thị Xuân là một đơn vị hành chính thuộc Thành phố Quy Nhơn, nằm ở hướng Tây Nam thành phố, là địa bàn cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bình Định, phường có vị trí địa lý nằm gọn trong một thung lũng, chạy dài theo trục Bắc-Nam, ba mặt được núi cao bao bọc với thế vừa liên hoàn, vừa chia cắt: phía Đông giáp các phường Quang Trung, Ghềnh Ráng theo đường phân thủy của dãy núi Vũng Chua; phía Tây giáp các xã Phước Mỹ, Phước Thành theo đường phân thủy của dãy núi Hòn Chà; phía Nam giáp với xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên theo đường phân thủy của dãy núi Cù Mông, có Đèo Cù Mông quanh co, hiểm trở; phía Bắc giáp phường Trần Quang Diệu và cách ngã ba Phú Tài 2 km về phía Nam.Trên địa bàn phường có đường Quốc lộ 1.A chạy xuyên qua như xương sống của phường, theo hướng Bắc-Nam với chiều dài 12,6 km. Tổng diện tích toàn phường là 4.980,28 ha, với hơn 2/3 diện tích là đồi núi nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, nhưng lại có những thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế rừng, hình thành các khu-cụm công nghiệp. Là địa bàn tiếp giáp giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, ba mặt được núi cao bao bọc nên phường có địa thế rất thuận lợi trong bố trí chiến lược quốc phòng.
Lịch sử
Phường Bùi Thị Xuân từ khởi đầu đến 1945
Phường Bùi Thị Xuân được hình thành bởi cái gốc trước đây là hai làng Vân Quang và Phú Tài (khu vực 5 và khu vực 6 bây giờ). Theo gia phả dòng họ Phan làng Phú Tài ghi chép lại: “Năm 1736, dưới triều Nguyễn, khi ông Phan Xuân (cháu nội quan Chủ sự Văn Phong – quan trấn thủ đất Quy Ninh) được giao nhiệm vụ trấn thủ đèo Cù Mông, đã đem theo vợ con và gia nhân tới đây khai phá và dựng nhà cửa sinh sống ở đây, sau này hình thành nên làng Phú Tài.” Còn làng Vân Quang đã có từ trước đó. Theo gia phả họ Nguyễn làng Vân Quang ghi lại, họ Nguyễn làng Vân Quang lập nghiệp, sinh sống ở đây đã trên 10 đời (khoảng trên 300 năm), ghi chép này phù hợp với một quá trình di dân lớn trong lịch sử: “Trong khoảng thời gian tấn công ra Nghệ An, Hà Tĩnh (1653-1657) quân Nguyễn đã bắt được nhiều tù binh và nông dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, chúa Nguyễn Phúc Tần lúc bấy giờ đã đưa họ vào khai phá, lập làng ở phủ Quy Nhơn. Trong thiểu số này có tổ tiên của dòng họ Tây Sơn được đưa vào lập làng ở vùng An Khê, đó là ấp Tây Sơn Thượng”.
“Trước tháng 8/1945, dưới chế độ phong kiến, làng Vân Quang và làng Phú Tài thuộc xã Phước Long. Xã Phước Long lúc bấy giờ bao gồm 9 làng: Diêu Trì, Luật Lễ, Vân Hội, Ngọc Châu, Long Vân, Thế Bàng, Thế Thạnh, Phú Tài và Vân Quang thuộc tổng Dương An, phủ Tuy Phước. Sau cách mạng Tháng Tám, tháng 4/1946,9 làng trên hợp thành 3 đơn vị hành chính xã, đó là: Hòa Nghĩa, Từ Tân và Thiết Thạch (làng Phú Tài và Vân Quang thuộc xã Thiết Thạch). Đến tháng 12/1947, Liên hiệp xã lần thứ 2 chính thức hợp nhất 3 xã trên thành xã Phước Long như trước”.
Dưới chế độ Sài Gòn, năm 1958, dân cư bắt đầu đầu tập trung đến định cư dọc theo hai bên Quốc lộ 1.A, hình thành nên thôn Phú Thạnh, hai làng Vân Quang và Phú Tài được sát nhập gọi chung là thôn Phú Tài. Để dễ bề quản lý, chính quyền lúc bấy giờ lại chia nhỏ xã Phước Long thành 2 xã, đó là: Phước Long và Phước Thạnh. Thôn Phú Tài và thôn Phú Thạnh thuộc xã Phước Thạnh.
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 10/1975, chính quyền cách mạng lại nhập 2 xã Phước Long và Phước Thạnh lại thành xã Phước Long, thuộc huyện Phước Vân. Tháng 6/1982, lại chia Phước Long thành 2 xã: Phước Long và Phước Thạnh thuộc huyện Tuy Phước như cũ.
Phường Bùi Thị Xuân sau 1975
Ngày 03/07/1986 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 81-QĐ/HĐBT về mở rộng và đổi tên thị xã Quy Nhơn thành Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình; sát nhập xã Phước Thạnh của huyện Tuy Phước vào thị xã Quy Nhơn và đổi tên thành xã Nhơn Thạnh.
Ngày 12/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 52-HĐBT về việc giải thể xã Nhơn Thạnh để thành lập hai phường lấy tên là: phường Bùi Thị Xuân và phường Trần Quang Diệu thuộc thành phố Quy Nhơn.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, sát nhập, chia tách nhiều lần, người dân phường Bùi Thị Xuân Trải đã phải trải qua quá trình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, đấu tranh chống cường bào áp bức từ bao đời nay, nhưng trong trái tim của mỗi con người luôn ấp ủ và bùng cháy lên những ước mơ, những tấm lòng sẻ chia đầy tình người, tình yêu quê hương, đất nước, thiết tha gắn bó đậm đà và cũng chính từ tinh thần đấu tranh kiên cường đó mà họ ý thức được mình luôn phải làm chủ mảnh đất thân yêu mà cha ông bao đời đã đấu tranh giành lại.
Kinh tế xã hội
Dân số hiện nay của phường là 15.372 nhân khẩu, 3.346 hộ gia đình (số liệu thống kê năm 2011), được chia thành 8 khu vực dân cư. Trong đó: Khu vực 1: 1.765 nhân khẩu, 409 hộ gia đình; Khu vực 2: 2.129 nhân khẩu, 465 hộ gia đình; Khu vực 3: 1.271 nhân khẩu, 292 hộ gia đình; Khu vực 4: 1.706 nhân khẩu, 388 hộ gia đình; Khu vực 5: 1.982 nhân khẩu, 468 hộ gia đình; Khu vực 6: 928 nhân khẩu, 234 hộ gia đình; Khu vực 7: 4.185 nhân khẩu, 823 hộ gia đình; Khu vực 8: 1.406 nhân khẩu, 267 hộ gia đình. Mật độ dân cư tập trung đông nhất xung quanh khu vực chợ Phú Tài (được xây dựng lại năm 2002) thuộc các khu vực 1,2,3,4 và khu vực 7. Tỷ lệ nữ chiếm khoảng 48,5%, tuổi thọ bình quân 70 tuổi, tỷ lệ lao động trẻ chiến tỷ lệ cao.
Từ nét đặc thù của địa phương như đã nêu trên, có thể nói dân cư phường Bùi Thị Xuân đại diện đa vùng miền trên khắp cả nước quy tụ về đây sinh sống, nên phong tục, tập quán, văn hóa cũng rất phong phú, đa dạng và sinh động.
Chùa Vân Nam (chùa Eo Mén)
Chùa Phú Thọ
Chùa Liên Hoa
Suối Mơ,
suối Dứa
Đá Hàn
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Bùi Thị Xuân:
Xem thêm:
- Nhà đất bán tại Thành phố Quy Nhơn
- Bán nhà riêng tại Thành phố Quy Nhơn
- Bán đất tại Thành phố Quy Nhơn
- Bán căn hộ chung cư tại Thành phố Quy Nhơn
- Bán nhà mặt phố tại Thành phố Quy Nhơn
- Nhà đất cho thuê tại Thành phố Quy Nhơn
- Dự án BĐS tại Thành phố Quy Nhơn
- Tin BĐS tại Tỉnh Bình Định
- Nhà môi giới BĐS tại Thành phố Quy Nhơn
Hình ảnh về Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định
Chùa Vân Nam (chùa Eo Mén)
Đình Phú Tài phường Bùi Thị Xuân
Quang cảnh phường Bùi Thị Xuân
Trụ sở Ủy ban nhân dân phường Bùi Thị Xuân
Tượng phật thích ca tại chùa Liên Hoa
Dự án bất động sản tại Phường Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn - Bình Định
Hiện chưa có dự án nào tại Phường Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn - Bình Định
Phường Bùi Thị Xuân gần với xã, phường nào?
- Phường Bùi Thị Xuân
- Phường Đống Đa
- Phường Ghềnh Ráng
- Phường Hải Cảng
- Phường Lê Hồng Phong
- Phường Lê Lợi
- Phường Lý Thường Kiệt
- Phường Ngô Mây
- Phường Nguyễn Văn Cừ
- Phường Nhơn Bình
- Phường Nhơn Phú
- Phường Quang Trung
- Phường Thị Nại
- Phường Trần Hưng Đạo
- Phường Trần Phú
- Phường Trần Quang Diệu
- Xã Nhơn Châu
- Xã Nhơn Hải
- Xã Nhơn Hội
- Xã Nhơn Lý
- Xã Phước Mỹ
Bản đồ vị trí Bùi Thị Xuân
Chi nhánh / cây ATM tại Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định
Cây ATM ngân hàng ở Phường Bùi Thị Xuân - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VietinBank | CT CPKN Tiến Đạt | Tổ7 KV10, phường Bùi Thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định |
2 | Agribank | UBND phường Bùi Thị Xuân | Phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn, Bình Định |
Ghi chú về Bùi Thị Xuân
Thông tin về Phường Bùi Thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Bùi Thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Bùi Thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định