Phố Giảng Võ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Thông tin tổng quan về Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Phố Giảng Võ - với chiều dài gần 1,5km, từ phố Nguyễn Thái Học (cạnh trái bến xe Kim Mã), cắt ngang qua ngã tư Phố Giang Văn Minh-Cát Linh đến ngã ba Phố láng Hạ-La Thành thuộc 2 quận Ba Đình và Đống Đa.
Thời Pháp thuộc, hai bên đường ở đây là hồ, ao. Tên đầu tiên của phố là Đại La-Kim Mã, chỉ đoạn từ Nguyễn Thái Học đến phố Cát Linh, được đặt vào năm 1954, tiếp đến là Đê La Thành.
Năm 1964 đường mới mang tên Giảng Võ, có thêm đoạn đường đôi từ phố Cát Linh đến La Thành. Năm 1999, cắt đoạn cuối làm Đường La Thành.
Tư liệu lịch sử cho biết, vào đời Vua Lý Anh Tông (1138-1175) đây là nơi được chọn lập Giảng Võ Trường, là nơi huấn luyện quân sự, võ nghệ. Các địa danh như Đồng Tràng (nơi tập võ và thi võ), Đấu đong, Gò Cờ, Bãi Đạn, Gò Điện Thí minh chứng điều này. Tên phố Giảng Võ gắn với giảng võ đường có từ ngày đó.
Giảng Võ được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc một đoạn của bức tường phía Tây của tòa thành đất vòng giữa bao bọc khu dân cư của kinh thành Thăng Long cũ.
Phần đầu đoạn tường thành là làng Kim Mã, rồi đến làng Giảng Võ, làng Hào Nam. Hai làng Giảng Võ, Hào Nam là hai trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ.
Thời Lý (1010-1225), đây là khu vực điện Giảng Võ. Đến đời Lý Anh Tông (1138-1175) đổi thành Giảng Võ trường. Đến đời Trần (1225-1400), nơi đây chỉ là một trại võ, có dân cư sống xen lẫn.
Trên phố Giảng Võ có đình Giảng Võ thờ Châu Nương, bố là người làng Cổ Pháp (nay là làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh), mẹ người làng Giảng Võ. Châu Nương được bố mẹ cho ăn học, có chí lớn. Về sau bà kết duyên với ông Thái bảo họ Trần làm Đốc bộ Hoan Châu (Nghệ An).
Khi quân Nguyên xâm lược đất nước, Đốc bộ Trần giao cho bà Châu Nương giữ thành, còn mình thì rút ra Diễn Châu để bổ sung quân số. Châu Nương tổ chức chiến đấu giữ thành, quân địch không thể tiến vào được. Sau đó, Đốc bộ Trần đem quân về Hoan Châu giải vây cho vợ.
Giặc tan, hai ông bà trở về Kinh, được vua ban thưởng. Nàng Châu được giao nhiệm vụ giữ kho tàng trong hoàng thành. Đến khi quân Nguyên xâm lược lần thứ ba (cuối năm 1287), triều đình phải rời khỏi Thăng Long. Bà Châu Nương vừa lo sơ tán kho tàng xong thì giặc ập đến và bị giặc giết. Xác bà hóa thành một con rắn biến về phía Võ Trại.
Về sau, Vua Trần phong cho bà là “Quản chưởng quốc khố công chúa, ” dân làng thường tôn bà là “Bà chúa Kho” (thờ bên Bắc Ninh), lệnh cho làng Giảng Võ và 22 làng trong Kinh thành lập đền thờ.
Bà Chúa Kho là thành hoàng làng Giảng Võ. Đình thờ có hình chuôi vồ, đại bái, gồm 3 gian, hậu cung 2 gian. Trong đình trang trí cửa võng, hình đầu rồng, các đồ tế khí như bàn thờ tay ngai, bài vị, kiệu bát cống, câu đối hoành phi...
Ngoài ra, đình còn có nghề đá và bia đá. Tuy bị đốt phá trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng đình đã được tu sửa lại, còn dấu vết của ngôi đình có từ lâu cách đây 600-700 năm. Đình vẫn là một di tích có giá trị về lịch sử, được công nhận di tích lịch sử-văn hóa năm 1994. Đình Giảng Võ thờ bà chúa kho được coi là ngôi đình thiêng của đất Hà Thành.
Nằm ngay đầu phố Giảng Võ, cạnh bến xe Kim Mã là Lăng mộ Phùng Hưng. Lăng có dòng chữ Hán “Phùng Hưng cố lăng”. Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi quý tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Ông là thủ lĩnh cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (602-905), đuổi được người phương Bắc và cầm quyền cai trị một thời gian. Trải qua bao biến đổi, lăng mộ của Phùng Hưng hiện nay chỉ còn là một bệ thờ.
Đi trên phố Giảng Võ bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những cây xà cừ cổ thụ, loại cây to, rợp bóng mát và được trồng gần như nhiều nhất ở Hà Nội. Phố Giảng Võ ngày nay là một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch của Thủ đô. Cuốn theo cơn lốc thị trường, bộ mặt phố có nhiều đổi thay, hai bên đường xuất hiện nhiều cửa hàng điện tử điện máy, quán ăn…
Tuy nhiên, trên con phố có nhịp sống sôi động ấy, dấu ấn của thời kỳ bao cấp vẫn còn hiện diện. Đó là những ngôi nhà tập thể được xây bằng bê tông lắp ghép tấm lớn, dấu ấn của Hà Nội những năm 80 nằm dọc hai bên mặt phố.
Đây là những ngôi nhà được thành phố xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phục vụ cho đối tượng cán bộ công nhân viên hưởng lương từ ngân sách - thành phần chủ yếu của cư dân Hà Nội lúc bấy giờ. Tuy nhiên hiện nay một số khu nhà tập thể này đã bị xuống cấp cần được cải tạo để từng bước xây dựng khu phố trở nên văn minh, hiện đại.
Bên cạnh các khu nhà tập thể cũ là các tòa nhà cao ốc được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Phố Giảng Võ là nơi tọa lạc của các cơ quan của Trung ương và thành phố Hà Nội như Bộ Y tế, Viện chiến lược và chính sách y tế, Đại học Y tế công cộng, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội…
Nhắc đến phố Giảng Võ, không thể không nhắc đến Trung tâm Triển lãm Giảng Võ nằm ở cuối đường Giảng Võ đoạn giao với đường La Thành. Trung tâm Triển lãm Giảng Võ là trung tâm triển lãm lớn nhất miền Bắc.
Hàng năm, tại trung tâm tổ chức rất nhiều triển lãm về hàng hóa, từ hàng tiêu dùng đến hàng công nghiệp nặng và những đêm ca nhạc, live show... của các ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng.
Phố Giảng Võ chạy qua (hoặc cũng có ở) 2 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
Thời Pháp thuộc, hai bên đường ở đây là hồ, ao. Tên đầu tiên của phố là Đại La-Kim Mã, chỉ đoạn từ Nguyễn Thái Học đến phố Cát Linh, được đặt vào năm 1954, tiếp đến là Đê La Thành.
Năm 1964 đường mới mang tên Giảng Võ, có thêm đoạn đường đôi từ phố Cát Linh đến La Thành. Năm 1999, cắt đoạn cuối làm Đường La Thành.
Tư liệu lịch sử cho biết, vào đời Vua Lý Anh Tông (1138-1175) đây là nơi được chọn lập Giảng Võ Trường, là nơi huấn luyện quân sự, võ nghệ. Các địa danh như Đồng Tràng (nơi tập võ và thi võ), Đấu đong, Gò Cờ, Bãi Đạn, Gò Điện Thí minh chứng điều này. Tên phố Giảng Võ gắn với giảng võ đường có từ ngày đó.
Giảng Võ được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc một đoạn của bức tường phía Tây của tòa thành đất vòng giữa bao bọc khu dân cư của kinh thành Thăng Long cũ.
Phần đầu đoạn tường thành là làng Kim Mã, rồi đến làng Giảng Võ, làng Hào Nam. Hai làng Giảng Võ, Hào Nam là hai trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ.
Thời Lý (1010-1225), đây là khu vực điện Giảng Võ. Đến đời Lý Anh Tông (1138-1175) đổi thành Giảng Võ trường. Đến đời Trần (1225-1400), nơi đây chỉ là một trại võ, có dân cư sống xen lẫn.
Trên phố Giảng Võ có đình Giảng Võ thờ Châu Nương, bố là người làng Cổ Pháp (nay là làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh), mẹ người làng Giảng Võ. Châu Nương được bố mẹ cho ăn học, có chí lớn. Về sau bà kết duyên với ông Thái bảo họ Trần làm Đốc bộ Hoan Châu (Nghệ An).
Khi quân Nguyên xâm lược đất nước, Đốc bộ Trần giao cho bà Châu Nương giữ thành, còn mình thì rút ra Diễn Châu để bổ sung quân số. Châu Nương tổ chức chiến đấu giữ thành, quân địch không thể tiến vào được. Sau đó, Đốc bộ Trần đem quân về Hoan Châu giải vây cho vợ.
Giặc tan, hai ông bà trở về Kinh, được vua ban thưởng. Nàng Châu được giao nhiệm vụ giữ kho tàng trong hoàng thành. Đến khi quân Nguyên xâm lược lần thứ ba (cuối năm 1287), triều đình phải rời khỏi Thăng Long. Bà Châu Nương vừa lo sơ tán kho tàng xong thì giặc ập đến và bị giặc giết. Xác bà hóa thành một con rắn biến về phía Võ Trại.
Về sau, Vua Trần phong cho bà là “Quản chưởng quốc khố công chúa, ” dân làng thường tôn bà là “Bà chúa Kho” (thờ bên Bắc Ninh), lệnh cho làng Giảng Võ và 22 làng trong Kinh thành lập đền thờ.
Bà Chúa Kho là thành hoàng làng Giảng Võ. Đình thờ có hình chuôi vồ, đại bái, gồm 3 gian, hậu cung 2 gian. Trong đình trang trí cửa võng, hình đầu rồng, các đồ tế khí như bàn thờ tay ngai, bài vị, kiệu bát cống, câu đối hoành phi...
Ngoài ra, đình còn có nghề đá và bia đá. Tuy bị đốt phá trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng đình đã được tu sửa lại, còn dấu vết của ngôi đình có từ lâu cách đây 600-700 năm. Đình vẫn là một di tích có giá trị về lịch sử, được công nhận di tích lịch sử-văn hóa năm 1994. Đình Giảng Võ thờ bà chúa kho được coi là ngôi đình thiêng của đất Hà Thành.
Nằm ngay đầu phố Giảng Võ, cạnh bến xe Kim Mã là Lăng mộ Phùng Hưng. Lăng có dòng chữ Hán “Phùng Hưng cố lăng”. Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi quý tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Ông là thủ lĩnh cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (602-905), đuổi được người phương Bắc và cầm quyền cai trị một thời gian. Trải qua bao biến đổi, lăng mộ của Phùng Hưng hiện nay chỉ còn là một bệ thờ.
Đi trên phố Giảng Võ bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những cây xà cừ cổ thụ, loại cây to, rợp bóng mát và được trồng gần như nhiều nhất ở Hà Nội. Phố Giảng Võ ngày nay là một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch của Thủ đô. Cuốn theo cơn lốc thị trường, bộ mặt phố có nhiều đổi thay, hai bên đường xuất hiện nhiều cửa hàng điện tử điện máy, quán ăn…
Tuy nhiên, trên con phố có nhịp sống sôi động ấy, dấu ấn của thời kỳ bao cấp vẫn còn hiện diện. Đó là những ngôi nhà tập thể được xây bằng bê tông lắp ghép tấm lớn, dấu ấn của Hà Nội những năm 80 nằm dọc hai bên mặt phố.
Đây là những ngôi nhà được thành phố xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phục vụ cho đối tượng cán bộ công nhân viên hưởng lương từ ngân sách - thành phần chủ yếu của cư dân Hà Nội lúc bấy giờ. Tuy nhiên hiện nay một số khu nhà tập thể này đã bị xuống cấp cần được cải tạo để từng bước xây dựng khu phố trở nên văn minh, hiện đại.
Bên cạnh các khu nhà tập thể cũ là các tòa nhà cao ốc được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Phố Giảng Võ là nơi tọa lạc của các cơ quan của Trung ương và thành phố Hà Nội như Bộ Y tế, Viện chiến lược và chính sách y tế, Đại học Y tế công cộng, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội…
Nhắc đến phố Giảng Võ, không thể không nhắc đến Trung tâm Triển lãm Giảng Võ nằm ở cuối đường Giảng Võ đoạn giao với đường La Thành. Trung tâm Triển lãm Giảng Võ là trung tâm triển lãm lớn nhất miền Bắc.
Hàng năm, tại trung tâm tổ chức rất nhiều triển lãm về hàng hóa, từ hàng tiêu dùng đến hàng công nghiệp nặng và những đêm ca nhạc, live show... của các ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng.
Phố Giảng Võ chạy qua (hoặc cũng có ở) 2 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
Xem thêm:
Hình ảnh về Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Đường phố Giảng Võ
Dự án bất động sản tại Phố Giảng Võ, Đống Đa - Hà Nội
Phố Giảng Võ gần với đường phố nào?
- Đường Hàng Bột
- Phố Hàng Cháo
- Đường Hàng Đẫy
- Phố Hào Nam
- Đường Hồ Ba Mẫu
- Đường Hồ Đắc Di
- Phố Hồ Giám
- Đường Hồ Văn Chương
- Đường Hoàng An
- Phố Hoàng Cầu
- Đường Hoàng Mai
- Phố Hoàng Ngọc Phách
- Phố Hoàng Tích Trí
- Đường Huỳnh Thúc Kháng
- Phố Khâm Thiên
- Phố Khương Thượng
- Phố Kim Hoa
- Đường Kim Liên
- Đường Kim Liên Mới
- Đường La Thành
- Đường Láng
- Phố Láng Hạ
- Đường Láng Thượng
- Đường Lê Duẩn
- Đường Lê Trực
- Đường Lê Văn Lương
- Đường Linh Quang
- Đường Linh Quang A
- Đường Linh Quang B
- Phố Lương Định Của
- Đường Lương Sử A
- Đường Lương Sử B
- Phố Lương Sử C
- Đường Lý Văn Phúc
- Phố Mai Anh Tuấn
- Đường Nam Đồng
- Đường Nam Thành Công
- Đường Ngô Sĩ Liên
- Đường Ngô Tất Tố
- Đường Nguyễn Chí Thanh
- Đường Nguyễn Công Hoan
- Đường Nguyên Hồng
- Đường Nguyễn Hy Quang
- Đường Nguyễn Khuyến
- Đường Nguyễn Lương Bằng
- Phố Nguyễn Ngọc Doãn
- Đường Nguyễn Ngọc Nại
- Đường Nguyễn Như Đổ
- Phố Nguyễn Phúc Lai
- Đường Nguyễn Thái Học
- Đường Nguyễn Trãi
- Đường Nguyễn Văn Tuyết
- Đường Ô Chợ Dừa
- Đường Ô Đồng Lâm
- Đường Phạm Ngọc Thạch
- Đường Phan Huy Thông
- Đường Phan Phú Tiên
- Đường Phan Văn Trị
- Phố Pháo Đài Láng
- Phố Phố 224
- Phố Phan Phù Tiên
- Đường Phố Thanh Miến
- Phố Phố Vọng
- Phố Phương Mai
- Phố Quốc Tử Giám
- Đường Tam Khương
- Đường Tây Sơn
- Phố Thái Hà
- Phố Thái Thịnh
- Phố Thái Thịnh 2
Vị trí Giảng Võ
Chi nhánh / cây ATM tại Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Phố Giảng Võ - Quận Đống Đa - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | SouthernBank | Chi nhánh Giảng Võ | 205 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội |
2 | ACB | Phòng giao dịch Giảng Võ | 211 Giảng Võ, P. Cát Linh, Đống Đa, Thành phố Hà Nội |
3 | VPBank | Phòng giao dịch Giảng Võ | Số 209 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội |
4 | VietinBank | Phòng giao dịch Tràng An | Số 191 Giảng Võ, Đống Đa, Thành phố Hà Nội |
Cây ATM ngân hàng ở Phố Giảng Võ - Quận Đống Đa - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | SouthernBank | Chi nhánh Giảng Võ | 205 Giảng Võ, Đống Đa, Thành phố Hà Nội |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Giảng Võ | 267-269 Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội |
Ghi chú về Giảng Võ
Thông tin về Phố Giảng Võ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phố Giảng Võ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Phố Giảng Võ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội