Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Ân Thi > Xã Đa Lộc

Xã Đa Lộc, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Đa Lộc, Ân Thi, Hưng Yên

Đa Lộc là 1 xã của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện xã Đào Dương Ân Thi: +84 321 3835 604
UBND Đa Lộc: 0321 3830 423
BVĐK Huyện Ân Thi: +84 321 3830 206
Taxi Ân Thi: +84 321 3636 363
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 6,07 km²
Tổng số dân: 5.057 người, năm 1999
Xã Đa Lộc nằm ở phía đông của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp với xã Văn Nhuệ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Phía đông giáp với xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và xã Minh Tân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Phía nam giáp với xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ và xã Tiền Phong, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Phía tây giáp các xã Hồ Tùng MậuNguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.

lịch sử

Dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Đảng ủy xã Đa Lộc đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn- Công ty Cổ phần Văn hóa và Giáo dục Việt Nam cùng tiến hành triển khai sưu tầm, biên soạn và xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã giai đoạn 1930-2010. Cuốn sách dày 271 trang, khổ 16x 224 gồm 8 chương.
Chương I: Đa Lộc vùng đất con người và truyền thống lịch sử, văn hóa;
Chương II: Nhân dân Đa Lộc dưới sự lãnh đạo của Đảng tham gia đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945;
Chương III: Nhân dân Phạm Hồng Thái tham gia xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954;
Chương IV: Nhân dân Phạm Hồng Thái khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội 1954-1965
Chương V: Đảng bộ và nhân dân xã Phạm Hồng Thái vừa sản xuất, vừa chiến đấu; chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước 1965-1975;
Chương VI: Đảng bộ xã Đa Lộc lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh; cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội; bước đầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 1976-1985;
Chương VII: Đảng bộ xã Đa Lộc lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới; phát triển kinh tế- xã hội 1986- 1995;
Chương VIII: Nhân dân Đa Lộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phát triển kinh tế- xã hội 1996-2010.
Lịch sử Đảng bộ xã Đa Lộc đã phản ánh một cách trung thực khách quan và toàn diện chặng đường lịch sử đầy gian khổ khó khăn nhưng rất đỗi vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tiến trình các sự kiện lịch sử diễn ra trên quê hương từ năm 1930-2010. Qua đó khơi dậy truyền thống tốt đẹp của quê hương, góp phần bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ hôm nay và mai sau trên mảnh đất anh hùng, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà Đảng và Nhà nước trao tặng.

Kinh tế

Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu: mía, đay, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, cá. Ngoài ra còn có các ngành cơ khí sửa chữa.
Nông nghiệp
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, số lượng, chủng loại và cơ cấu giống cây vụ đông được chuẩn bị khá phong phú, đầy đủ, nguồn cung dồi dào. Giá các mặt hàng nông sản hiện nay đang ở mức có lợi cho người sản xuất, nhiều sản phẩm vụ đông dự báo có thị trường tiêu thụ tốt như: Khoai tây, ngô, đậu tương, lạc, rau đậu; trong đó giá ngô và đậu tương tăng cao hơn 20-30% so với cùng kỳ. Một số loại cây trồng vụ đông sớm, rau màu xuất khẩu được thương lái thu mua tại đầu ruộng và doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm như: dưa chuột, ngô ngọt, các loại bí…
Đến ngày 30.11, nông dân các địa phương gieo trồng được 14.489 ha rau màu vụ đông, đạt 99,9% kế hoạch, trong đó cây ngô gieo trồng được 4.417 ha, đậu tương 1.327 ha, khoai lang 585 ha, các loại rau màu khác như bí xanh, bí đỏ, khoai tây, cà chua, dưa chuột, lạc, rau xanh... gieo trồng được 8.161 ha. Một số địa phương hoàn thành vượt kế hoạch như các huyện Phù Cừ đạt 118%, Yên Mỹ đạt 109%, Văn Giang 110%...
Qua kiểm tra đồng ruộng, cây vụ đông đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó ngô ngoài bãi đang trong giai đoạn chín sáp, một số diện tích gieo sớm bắt đầu cho thu hoạch; ngô nếp trong đồng đang ở giai đoạn chín sữa, sắp cho thu hoạch. Cây đậu tương ngoài bãi, trong đồng đang chắc hạt; cây bí xanh, bí đỏ đang ở giai đoạn cuối kỳ thu hoạch quả. Cây dưa chuột đang cho thu hoạch rộ; nhiều loại rau màu sớm đang cho thu hoạch, giá bán khá cao; cây khoai tây và một số loại cây vụ đông ưa lạnh khác đang phát triển nhanh thân, lá, củ, quả.
Những ngày đầu tháng 12 này, mặc dù tiết trời lạnh, sương mù dày đặc, song trên các khu ruộng thâm canh rau màu của xã Hoàn Long (Yên Mỹ) nông dân nhộn nhịp chăm sóc, thu hoạch rau màu, thương lái đưa xe đến tận đầu ruộng thu gom sản phẩm cho nông dân. Chị Hà Thị Thuận, thôn Đại Hạnh phấn khởi cho biết: Gia đình tôi có 6 sào ruộng chuyên canh các loại rau màu như cải ngọt, cà, đỗ... Trước đây thường phải thu hoạch mang ra chợ bán, thu nhập thấp, không ổn định. Năm nay trong xã có nhiều hộ đứng ra thu gom sản phẩm cho nông dân, giá bán ổn định, nông dân không phải mất công mang ra chợ bán. Trung bình 1 sào trồng rau xanh, gia đình tôi có thu nhập hơn 10 triệu đồng/năm. Chị Hà Thị Duyến, thôn Trấn Đông là một trong những hộ đứng ra thu gom và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong xã chia sẻ: Trước thực trạng nông dân khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, gia đình tôi và một số hộ trong xã đã liên hệ với một số siêu thị và các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận để ký hợp đồng cung cấp và tiêu thụ các loại rau, củ. Trung bình một ngày gia đình tôi thu mua từ 2 - 3 tấn rau, củ cho nông dân trong xã, tuy nhiên số lượng thu mua có thể cao hơn phụ thuộc và nguồn cung của các hộ dân, song hầu hết sản phẩm của nông dân trong xã được chúng tôi thu gom và tiêu thụ, nông dân chỉ việc trồng, chăm sóc và thu hoạch. Ông Trần Văn Luyến, Phó Chủ nhiệm HTX DVNN xã Hoàn Long cho biết: xã có trên 250 mẫu đất canh tác chuyên canh rau màu, trước đây nông dân sản xuất theo hình thức tự sản tự tiêu, năm nay xã có 4 cơ sở lớn và nhiều cơ sở nhỏ lẻ hình thành đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Các cơ sở thu gom đã góp phần giải bài toán đầu ra cho sản phẩm của nông dân, khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Qua tổng hợp tiến độ sản xuất, đến ngày 30.11, toàn tỉnh thu hoạch được 2.118 ha rau màu vụ đông, trong đó diện tích bí xanh, bí đỏ là 838 ha, dưa chuột 160 ha, ngô 5 ha, rau các loại 1.120 ha. Hầu hết các diện tích rau màu sớm cho thu hoạch bán được giá, nông dân phấn khởi. Điển hình như bí các loại đầu vụ giá bán khá cao 5.000-7.000 đồng/kg, trung bình 1 sào cho thu nhập khoảng 3-3,5 triệu đồng, một số diện tích trồng muộn thu nhập kém hơn do ảnh hưởng của bão số 8. Trên đồng ruộng xã Tam Đa (Phù Cừ), nông dân tích cực chăm sóc, thu hoạch dưa chuột bao tử cung cấp kịp thời về sản lượng cũng như chất lượng cho các đơn vị thu gom. Anh Phạm Văn Lanh, thôn Cự Phú cho biết: vụ đông năm nay gia đình tôi trồng 3 sào dưa bao tử, đến thời điểm này gia đình thu hoạch được trên 3 tạ quả/sào, ước thu cả vụ đạt 1 tấn quả/sào, với giá bán trung bình 5 - 6 nghìn đồng/kg, 1 sào dưa bao tử cho thu nhập 4 - 6 triệu đồng. Được biết, vụ đông năm nay xã Tam Đa gieo trồng được 270 mẫu rau màu, trong đó diện tích dưa chuột bao tử gieo trồng được 80 mẫu. Toàn bộ diện tích dưa chuột bao tử được hội nông dân xã ký hợp đồng với doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam thu mua. Để tạo thuận lợi cho nông dân thu hoạch, hội nông dân xã phối hợp với công ty đặt 14 điểm thu gom sản phẩm cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Tráng, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Thời điểm này, nông dân trong tỉnh cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng rau màu vụ đông, nhiều diện tích rau màu đang được nông dân thu hoạch. Qua khảo sát ở các địa phương, việc thu hoạch và tiêu thụ rau màu vụ đông năm nay có nhiều thuận lợi, tư thương, các đơn vị, công ty đã chủ động ký hợp đồng với nông dân, đến thời kỳ thu hoạch tổ chức thu gom tại đầu ruộng tạo thuận lợi cho nông dân sản xuất, thu hoạch. Mặc dù mang lại hiệu quả khá cao, song sản xuất vụ đông năm nay có không ít khó khăn, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, giá lao động cao, công làm đất, xăng dầu, điện… đều tăng nhanh và ở mức cao trong khi giá sản phẩm cây vụ đông tăng nhẹ, gây khó khăn cho nông dân trong đầu tư thâm canh cây vụ đông, giảm hiệu quả sản xuất.
Để các loại cây rau màu vụ đông sinh trưởng, phát triển thuận lợi, bảo đảm năng suất, tăng thu nhập, giai đoạn này các địa phương cần tăng cường cử cán bộ kỹ thuật xuống trực tiếp cơ sở chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Trong đó cần bảo đảm đủ nước cho cây vụ đông mới trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Thu hoạch kịp thời các cây đã đến kỳ thu hoạch theo đúng yêu cầu kỹ thuật, chú trọng công tác bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện tốt hợp đồng đã kí với các doanh nghiệp hoặc thương lái thu mua sản phẩm. Phòng Nông nghiệp và PTNT, các phòng, ban liên quan phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn kiểm tra, nghiệm thu, tổng hợp diện tích cây vụ đông đã trồng và thanh toán kinh phí ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đến hộ nông dân theo qui định. Cán bộ BVTV tăng cường bám sát đồng ruộng, dự tính, dự báo kịp thời các đối tượng sâu, bệnh hại để chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng cho những diện tích mới trồng, không sử dụng hóa chất BVTV trên diện tích sắp thu hoạch để bảo đảm an toàn VSTP. Các đơn vị thủy nông phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tưới, tiêu nước kịp thời, hiệu quả cho diện tích cây vụ đông.
Đặc biệt là xuất hiện nghề nuôi gà tây: Xã Đa Lộc (Ân Thi) là địa phương có nghề nuôi gà tây từ trước những năm 1945, từ đó đến nay, nghề chăn nuôi gà tây vẫn được người dân địa phương duy trì. Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia. Người nuôi đã tiếp cận được một số tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi mới, nhiều giống gà tây mới năng suất, chất lượng cao đã được nhà nông đưa vào sản xuất, các hộ gia đình không chỉ thuần nuôi gà tây thương phẩm mà còn phát triển nuôi gà sinh sản, đầu tư mua máy ấp nở trứng gia cầm cung ứng con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Năm 2010 vừa qua, tổng lượng đàn gà tây toàn xã đạt trên 10 nghìn con các loại, trong đó có hơn 600 con là gà bố mẹ sinh sản, nuôi tập trung nuôi chủ yếu ở 2 thôn Bình Nguyên và Trắc Điền, giá trị sản lượng ước trên 6 tỷ đồng. Năm 2011 này dự kiến địa phương sẽ đưa ra thị trường hơn 50 nghìn con gà tây giống chất lượng tốt và 50 -70 tấn gà tây thương phẩm. Đáng chú ý mặc dù là vùng chuyên nuôi gà tây lâu năm, nhưng địa phương chưa năm nào để xảy ra dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh lớn khác, công tác tiêm phòng, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi an toàn bền vững luôn được địa phương quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, người chăn nuôi có ý thức tuân thủ chặt chẽ qui trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, nên các sản phẩm chăn nuôi xuất ra từ đây có thể coi là an toàn dịch bệnh và vệ sinh thú y. Anh Đoàn Văn Hợi (thôn Bình Nguyên) là chủ trang trại chuyên chăn nuôi gà tây từ hơn 20 năm nay. Gia đình anh thường xuyên nuôi hơn 300 gà bố mẹ và hàng nghìn con gà tây lấy thịt khác, mỗi năm sau khi trừ mọi chi phí đầu tư vẫn còn lãi thuần 200 - 250 triệu đồng. Toàn bộ gà hậu bị, gà bố mẹ đều được anh tiêm vắc xin phòng đủ các bệnh cơ bản: H5N1, tả, sưng gan... trước khi cung ứng ra thị trường. Theo anh Hợi, gà tây là giống gia cầm khoẻ, thể trọng lớn, dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh, thích ứng rộng với các điều kiện sinh thái, có thể nuôi theo nhiều hình thức: Chăn thả, nuôi công nghiệp (cho ăn toàn bộ bằng thức ăn công nghiệp) và nuôi bán công nghiệp (cho ăn công nghiệp kết hợp các chất hữu cơ: rau, bèo, cám, cỏ), mỗi cách nuôi có ưu điểm, nhược điểm riêng, nhưng trung bình hiệu suất đầu tư đạt 40 - 70% tuỳ từng cách nuôi. Nghề nuôi gà tây của gia đình anh đã qua 3 đời, hiện thế hệ thứ 4, con gái lớn của anh tiếp tục đầu tư, học kinh nghiệm từ ông, cha, các cụ để phát triển chăn nuôi gà tây.Anh Nguyễn Văn Mỹ, thôn Trắc Điền, người nuôi gà tây từ những năm 1966 - 1967 đến nay cho biết: Nuôi gà tây theo lối bán công nghiệp là hiệu quả nhất, vì các loại phụ phẩm hữu cơ: cỏ, lá rau đặc biệt là bèo tây trên đồng ruộng rất sẵn, với định lượng khẩu phần ăn 30% bèo tây thái nhỏ và 70% thức ăn công nghiệp, có thể bảo đảm sau 6 tháng từ 1 con gà tây mới ấp nở có thể tăng trọng lên 14 - 15kg, trừ mọi chi phí đầu tư vẫn còn có giá trị tương đương gần 50kg gạo bắc thơm 7 tại thời điểm, đủ lương thực cho cả gia đình 4 người ăn trong suốt tháng.
Xã Đa Lộc là địa phương vùng sâu vùng xa của huyện Ân Thi, không có lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ như nhiều địa phương khác trong tỉnh. Để bảo đảm đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì trọng tâm phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa, chất lượng, hiệu quả cao và khai thác các tiềm năng lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính là hướng đi hoàn toàn đúng của đảng bộ và chính quyền sở tại. Trong đó cần ưu tiên đầu tư, mở rộng gia tăng nhanh đàn gà tây giống bố mẹ và gà thịt nuôi thương phẩm, vì gà tây khá dễ nuôi so với các loại gia cầm khác, hiệu quả chăn nuôi cao, tiềm năng thị trường còn rất lớn, hầu hết người dân giàu kinh nghiệm, có truyền thống chăn nuôi gà tây. Để đạt được các mục tiêu này, địa phương cần bằng nhiều giải pháp đồng bộ: Tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá chất lượng sản phẩm, con giống; hỗ trợ xây dựng mô hình, trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới chăn nuôi an toàn, sinh học theo tiêu chuẩn VietGap, ưu đãi vốn vay tín dụng cho các chủ trang trại chăn nuôi lớn…
Từ hiệu quả chăn nuôi gà tây ở Đa Lộc và tiềm năng thị trường sản phẩm, có thể nhân rộng mô hình sản xuất ra toàn tỉnh, tận dụng thu vớt các loại bèo tây trên các trục thủy nông cho phát triển chăn nuôi gà tây rất hiệu quả vừa tăng thu nhập trong chăn nuôi vừa giảm chi phí đầu tư thu vớt rau bèo khơi thông dòng chảy
Xã Đa Lộc có tỉnh lộ 200D chạy qua.

Văn hóa Du lịch

Đức Thánh Mẫu - mẹ thân sinh ra Đức Thánh Chèm. Bà là Hoàng Thị Kha, một người con gái thuộc dòng dõi trâm anh, dung mạo đoan trang, người vùng Đa Lộc, huyện Ân Thi, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (Nay thuộc xã Đa Lộc – huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên).
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
Nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi, hạt sen, bún thang lươn, gà Đông Tảo, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Đa Lộc:

Hình ảnh về Đa Lộc, Ân Thi, Hưng Yên


Một con đường tai Đa Lộc- Ân Thi- Hưng Yên

Nhà văn hóa thôn Đa Lộc- Ân Thi- Hưng Yên

Gà tây Đa Lộc- Ân Thi- Hưng Yên

Rau vụ đông Đa Lộc- Ân Thi- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Đa Lộc, Ân Thi - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Đa Lộc, Ân Thi - Hưng Yên

Xã Đa Lộc gần với xã, phường nào?

Vị trí Đa Lộc

Ghi chú về Đa Lộc

Thông tin về Xã Đa Lộc, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Đa Lộc, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đa Lộc, Ân Thi, Hưng Yên