Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Ân Thi > Xã Hồng Vân

Xã Hồng Vân, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Hồng Vân, Ân Thi, Hưng Yên

Hồng Vân là 1 xã của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện xã Đào Dương Ân Thi: +84 321 3835 604
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Ân Thi: +84 321 3830 206
Taxi Ân Thi: +84 321 3636 363
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 4,53 km²
Tổng số dân: 4.989 người (1999)
Xã Hồng Vân nằm ở phía nam của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp với xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi. Phía đông giáp với xã Tiền Phong, huyện Ân Thi. Phía nam giáp các xã Hạ Lễ (ranh giới tự nhiên là sông Sậy) và Hồng Quang (một phần ranh giới tự nhiên là sông Sậy), huyện Ân Thi. Phía tây giáp các xã Vũ XáNhân La, huyện Kim Động.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.

lịch sử

ào thời Lê Sơ, đời vua Lê Thánh Tông hiệu Hồng Đức ( 1460 – 1497 ) khuyến khích lập điền trang, thái ấp. Năm Hồng Đức thứ 11 ( 1471 ) có 12 cụ đã đứng lên chiêu dân lập ấp, dựng làng lấy tên làng là làng Hóp ở vị trí cánh đồng Sối, Hóp ( Đỗi 15,16 bây giờ ), cách Làng hiện nay 1,5 – 1,6 km. Đến năm Hồng Đức thứ 20 ( 1480 ) Vua mới có chỉ, công nhận Làng và đổi tên cho Làng là Chè Nhang. Thời kỳ này đất nước thanh bình, cuộc sống của dân Làng bình dị làm ăn cũng như những làng quê khác. Một sự biến bất ngờ, bi thương đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của dân Làng – Đó là vào đời vua Lê Hiển Tông hiệu Cảnh Thống ( 1498 – 1504 ) có vợ là hoàng hậu Trang Thuận Nguyễn Thị Hoàng người ở Bình Lăng, Thiên Thi, Hưng Yên, vào năm Cảnh Thống thứ 4 ( 1502 ) trong 1 lần về thăm quê khi đi qua địa phận của Làng thì bất ngờ 1 Công chúa của Nhà Vua bị tử nạn. Do quá đau buồn, thương con gái yêu, Vua ra lệnh tru di cả Làng, xóa tên Làng trên bản đồ Đất nước. Lập “Quán Đỏ” để xử tội dân làng mặc dầu chưa điều tra ra nguyên nhân cái chết của Công chúa. Một sự oan sai vô cùng lớn, những câu hát chua xót “ Ai đem người ngọc về thung thăng nơi này, để Làng ra cái bể dâu” còn vọng mãi tới bây giờ. Như vậy làng Chè Nhang ( Hóp ) đã bị diệt vong sau 31 năm tồn tại
May cho dân Làng, đến đời vua Lê Túc Tông hiệu Thái Trinh ( 6/6/1504 – 7/12/1504 ) mặc dầu chỉ ở ngôi được 6 tháng do lâm bênh nặng qua đời nhưng Lê Túc Tông như lịch sử đã ghi nhận ham học hỏi, thân người hiền, vui điều thiện, đúng là một vị Vua giỏi giữ nghiệp thái bình, khi lên ngôi đã mở ân xá khoan hồng, đại xá cho thiên hạ. Làng lúc này cũng được hưởng lợi, được Nhà chức trách mở lượng khoan hồng lập “ Quán Trắng” minh oan cho Làng. Sau khi được minh oan, dân làng gom góp những người còn may mắn sống sót và chiêu các dân ở nơi khác đến lập lại Làng và di chuyển Làng về vị trí hiện nay, năm Nguyên Hòa thứ nhất ( 1533 ) đời vua Lê Trang Tông ( 1533 – 1548 ) Vua ra chỉ cho lấy lại tên làng là Chè Nhang. Đây là thời kỳ cực thịnh phát triển nhất của Làng, do kinh tế phát triển nên các công trình văn hóa đình, đền, chùa, nghè, miếu được xây dựng hàng loạt, đồng bộ theo tín ngưỡng và 1 số còn tồn tại đến ngày nay. Đến Triều Nguyễn, đời vua Minh Mạng ( 1820 – 1840 ) năm Minh Mạng thứ 6 ( 1826 ) Vua ra chỉ đổi tên Làng là Trà phương và có tên đến hôm nay.

Kinh tế

Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu: mía, đay, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, cá. Ngoài ra còn có các ngành cơ khí sửa chữa.
Xã Hồng Vân có tổng diện tích đất tự nhiên là 444 ha, trong đó đất nông nghiệp gần 300 ha. Cơ cấu đất nông nghiệp gồm trên 90% đất cấy lúa, trên 8% diện tích nuôi thả cá, còn lại là diện tích trồng cây ăn quả lâu năm và rau màu. Với lợi thế về điều kiện đất đai, sản xuất nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã. Việc giao đất tới hộ gia đình giúp người dân thêm gắn bó với đồng ruộng, có cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Xã Hồng Vân (Ân Thi, Hưng Yên) đang đổi thay từng ngày từ một vùng quê thuần nông, chiêm trũng. Đường giao thông đã được bê tông hoá, nhà cửa san sát, trường học khang trang…
Xã Hồng Vân có tỉnh lộ 200 và tỉnh lộ 200D chạy qua.

Văn hóa Du lịch

Đền làng Trà phương: Di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Làng
Đình làng Trà Phương: Nơi thờ Thành Hoàng làng, gia tiên của 18 dòng họ.
Chùa Trà phương tên tự là Long Duyên.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
Nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi, hạt sen, bún thang lươn, gà Đông Tảo, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Hồng Vân:

Hình ảnh về Hồng Vân, Ân Thi, Hưng Yên

Hình ảnh Hồng Vân, Ân Thi, Hưng Yên
Đền làng Trà phương- Hồng Vân- Ân Thi- Hưng Yên
Hình ảnh Hồng Vân, Ân Thi, Hưng Yên
Chùa Trà phương tên tự là Long Duyên- Hồng Vân- Ân Thi- Hưng Yên
Hình ảnh Hồng Vân, Ân Thi, Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Hồng Vân, Ân Thi - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Hồng Vân, Ân Thi - Hưng Yên

Xã Hồng Vân gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Hồng Vân

Ghi chú về Hồng Vân

Thông tin về Xã Hồng Vân, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hồng Vân, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hồng Vân, Ân Thi, Hưng Yên