Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Ân Thi > Xã Bãi Sậy

Xã Bãi Sậy, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên

Bãi Sậy là 1 xã của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện xã Đào Dương Ân Thi: +84 321 3835 604
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Ân Thi: +84 321 3830 206
Taxi Ân Thi: +84 321 3636 363
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 7,11 km²
Tổng số dân: 6032 người, năm 1999
Xã Bãi Sậy nằm ở phía bắc của huyện Ân Thi.
Phía bắc giáp với xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phía đông giáp các xã Thúc Kháng và Thái Dương, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (ranh giới tự nhiên là sông Kẻ Sặt).
Phía nam giáp với xã Thái Dương, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phía tây giáp với xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.

lịch sử

Khởi nghĩa Bãi Sậy
Ngay sau khi quân Pháp hạ thành Hưng Yên được vài ngày, Nguyễn Đình Tính đã bàn bạc với các anh em và em thúc bá là Nguyễn Đình Xuyên khởi binh đánh Pháp. Ông vừa dứt lời, các ông Đề, ông Ba Sành, ông Xuyên lập tức hưởng ứng. Việc các ông bàn, được cụ Tổng Học khuyến khích và khuyên các con gấp rút chuẩn bị lễ ra quân trọng thể rồi gia nhập cuộc khởi nghĩa do quan Tuần huyện Đinh Gia Quế phát động. Vì theo ông muốn đánh thắng quân Pha lang phải có nhiều người đồng tâm, hợp lực.
Huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là nơi trực tiếp phải hứng chịu tai họa khủng khiếp tan vỡ đê Văn Giang, Khoái Châu. Nay triều đình Huế lại đầu hàng giặc nên nhân dân vô cùng căm phẫn, hầu hết các xã đều nổi dậy chống Pháp.
Vào một ngày đầu tháng 3 âm lịch, Nguyễn Đình Tính đã làm lễ Thành hoàng cầu xin khởi binh và âm phù nghĩa quân đánh thắng giặc. Hôm đó, mặt trời vừa lên đến tầm ngọn tre, bốn anh em ông Tính cùng đội nghĩa binh gần 100 người mà nòng cốt là đội chống cướp của xã An Vỹ đã tề tựu trước sân đình. Cửa đình mở rộng, bày hương án cờ và đồ minh khí, lá cờ đại màu đỏ, ba mặt viền ngũ sắc treo trên đỉnh cột cờ. Ba Sành thúc trống ngũ liên mời nam phụ lão ấu ra đình. Nghe tiếng trống lại nghe loa báo tin An Vỹ làm lễ khởi binh đánh Pháp già trẻ trai gái đều ra đình. Trên thềm phía tay trái là bốn anh em ông Tính đều mặc quần áo nâu đầu chít khăn đỏ, lưng thắt đai xanh, bên phải là các kỳ lão trong xã do cụ Tổng học đứng hàng đầu. Dưới sân đình là đội nghĩa binh cũng mặc quần áo nâu mới, trên cánh tay người nào cũng đeo băng đỏ, khí giới cầm chắc trong tay.
Khi dân làng đã tề tựu đông đủ, Nguyễn Đình Tính châm một nắm hương tịnh trọng cắm vào bình hương, vái năm vái rồi quay ra nói với dân làng:
“Thưa các bậc lão trượng, thưa toàn thể cư dân ba thôn Thượng, Trung, Hạ xã An Vỹ, cuối tháng ba năm Nhâm Ngọ (tháng 4/1882) giặc Pháp từ nam Kỳ ra xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, sau đó chúng đánh rộng ra các tỉnh, ngày 26 tháng 2 (18/3/1883) giặc Pháp đã hạ thành Hưng Yên. Các sĩ phu và cư dân Bắc Kỳ đã nổi dậy chống Pháp, ngay trong hạt Khoái Châu cũng đã nhiều nơi nổi dậy. Người An Vỹ ta từ xưa đã theo Vua Rừng Triệu Quang Phục đánh giặc Lương, lại theo Đức Trần Hưng Đạo ba lần đánh giặc Nguyên - Mông, đình làng ta thờ hai vị đó cùng vị Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Tây Cung tiên nữ làm Thành hoàng, nay chúng ta quyết noi gương tiền nhân đã theo các vị Thành hoàng đánh giặc bằng cách gia nhập đội nghĩa binh Bãi Sậy do Đổng Quân vụ Đinh Gia Quế đứng đầu đánh Pháp giành độc lập cho dân tộc. Chúng ta thề quyết đánh giặc Pháp đến giọt máu cuối cùng, đồng bào có quyết đánh không?” Nguyễn Đình Tính vừa dứt lời, tất cả nghĩa quân và nam phụ lão ấu đều vung cao vũ khí và cánh tay lên cao với lời hô “quyết đánh! quyết đánh!”. Tiếng trống, tiếng chiêng cùng tiếng hô vang lên thể hiện ý chí sắt đá của người An Vỹ quyết tâm đánh Ở xã Đa Hòa, tổng Mễ Sở có vợ chồng ông Nguyễn Túc là con ông Nguyễn Bá Giỏi sinh trong một gia đình có năm anh em trai. Nguyễn Túc là người giỏi võ nghệ, nhà ở ngay trên bờ Sông Hồng. Vì là xã ở ngoài đê, chỉ cấy được vụ chiêm và trồng vụ rau màu Đông - Xuân nên ông sinh sống bằng nghề đánh cá. Bà Túc tên là Nguyễn Thị Biên quê ở làng Giồng Gầu, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thôn Kiêu Kỵ thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Bà là người xinh đẹp, lại có võ nghệ, có tài cưỡi ngựa, múa gươm và giao du rất rộng. Cả hai ông bà đều có khí phách giang hồ, giao du rộng bàn bè nhiều nên dù cả hai người gắng sức làm cũng chỉ đủ ăn. Nhưng ông bà lại rất hài lòng vì có nhiều bạn bè, các ông đều có chung một chí hướng cùng nhau trừng trị bọn địa chủ, ác bá, bênh vực người nghèo, nên được nhiều người yêu quý. Có những tay anh chị nổi tiếng một vùng cũng đều quy phục.
Hai vợ chồng ở với nhau đầy năm thì giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai (1882), sau đó chúng hạ thành Hưng Yên lần thứ hai (1883). Hai ông bà và chiến hữu đều căm giận bọn giặc Pha lang cướp nước và vua quan nhà Nguyễn ươn hèn đầu hàng giặc, chỉ tiếc là hai ông bà không đủ sức chống lại chúng. Lúc đó quan Tuần huyện Đông Yên Đinh Gia Quế, vợ chồng Quyền Túc liền đem bốn mươi thủ hạ đến theo.giặc Pháp xâm lược.
Cây Đề cổ thụ có tới trên 300 tuổi ở trước đình thôn Phù Sa thượng, xã Đại Tập, Khoái Châu là vọng gác tiền tiêu của Lãnh binh Dương Văn Điển, khi đó đóng quân ở làng Phù sa thượng giữa năm 1883 đến năm 1891.
Xã Ông Đình, tổng yên Cảnh có đốc binh Vũ Đức Thàng là người giỏi võ nghệ, căm thù giặc Pháp xâm lược và bọn quan lại bán nước làm tay sai cho Pháp. Dưới quyền ông còn có các Đốc binh Vũ Đăng Vận, Đốc binh Thường, Đốc binh Nguyễn Văn Đá, Tổng Duyệt (Nguyễn Trọng Duyệt). Các ông tập hợp hầu hết trai tráng trong xã Ông Đình và các xã trong vùng vào nghĩa quân. Người già, phụ nữ thì rào làng, đắp lũy, xay giã gạo, nấu ăn tiếp thế cho nghĩa quân. Đốc Thàng là người hành động kiên quyết, ông cho quân phá kho thóc của nhà mẹ vợ rất giàu, nhưng không chịu ủng hộ nghĩa quân để làm quân lương và chia cho người nghèo. Xã Ninh Tập, tổng Ninh Tập có Đội Xuân. Nhân dân hầu hết các thôn xã Đông Tào, đều theo nghĩa quân. Xã An Cảnh có các ông Giới, Sào, Cài chỉ huy nghĩa quân.
Tại huyện Kim Động, phong trào tham gia nghĩa quân Bãi Sậy rất lớn, đồng nhất, mạnh nhất là xã An Xá.
Xã An Xá, tổng An Xá, huyện Kim Động tiếp giáp với phía nam của phủ Khoái Châu. Xã An Xá cách Thọ Bình khoảng 10 km về phía đông - nam. Xã có phó lý Vũ Văn Cợp là con ông Cai Già (cai đắp đê), cùng em ruột là Hai Cống đứng lên chiêu mộ quân đánh Pháp. Gia đình ông là gia đình giàu có, quyền thế ở xã An Xá. Chủ ruột ông làm chánh tổng, một ông chú làm bá hộ. Ông thi đỗ đệ nhất trường, đệ nhị trường vào đến tam trườn thị bị trượt. Chán con đường khoa cử, ông chạy chân phó lý. Vào thời đó xã An Xá có 647 mẫu công điền và tư điền thì chú cháu, anh em ông Cợp chiếm 415 mẫu, riêng Ông Cợp có 74 mẫu. Khi thành Hưng Yên mất, ông khoảng 30,31 tuổi. Vốn căm thù giặc Pháp, ông làm phó lý nhà giàu nhưng không keo kiệt, thường giúp đỡ người nghèo. Ông là người có võ nghệ, nên khi ông hô hào khởi nghĩa đánh Pháp là đông đảo người trong xã, trong tổng tham gia. Quân số tới trên 200 người, được trang bị nhiều súng bắn nhanh, súng kíp. Dòng họ ông không những có nhiều người gia nhập nghĩa quân, mà còn cung cấp nhiều thóc gạo, trâu bò, tiền bạc để nuôi quân và vận động những người hàng xã, hàng tổng tham gia. Quân Pháp sợ ông như sợ cọp, nên gọi ông là Đốc Cọp.
Đề Tập tên thật là Võ Văn Tập, quê ở xã Yên Lã, chỉ huy một đội quân trên 200 người hoạt động ở Kim Động, Khoái Châu, Tiên Lữ. Ông đánh nhiều trận lớn trên đường 39, đường đê Sông Hồng gây kinh hoàng cho quân Pháp.
Tắc Nho quê ở Bãi Giữa, tổng Đức Triêm, lấy vợ ở xã Mễ Sở. Ông có vài chục nghĩa quân, hoạt động chủ yếu trên dòng Sông Hồng. Từ tổng Đức Triêm (Kim Động) đến tổng Mễ Sở. Tắc Nho là người hào hiệp, sống chan hòa với mọi ngươi ở cá thôn Mễ Sợ, Phú Thị, Đa Hòa, nhưng ông rất căm ghét bọn quan lại và cường hào, ác bá. Dân tổng Mễ Sở nhiệt tình giúp đỡ ông như cụ Buồm giữ kho vũ khí, ông Phích quê ở thôn Phú Thị làm trương tuần nhưng lại báo trước các cuộc càn quét của địch cho ông biết, canh gác bảo vệ Tắc Nho.
Tại huyện Ân Thi, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trở thanh phong trào. Tại xã Mễ Xá, tổng Nhân Vũ có ông Nguyễn Hữu Đức, đỗ cử nhân, nhưng ông không ra làm quan cho triều đình, mà ở nhà dạy học. Ông vẫn liên lạc với thông gia của mình là Tán tương quân vụ Nguyễn Thiện Thuật mới được điều động từ Hưng Hóa về làm Tổng đốc Hải Yên để bàn kế hoạch cứu nước.
Khi Đinh Gia Quế phát cao cờ “Nam Đạo Cần Vương - Bình Tây phạt tội”, ông hưởng ứng ngay. Ông thường cùng Đinh Gai Quế bàn việc quân cơ.
Con trai ông là Nguyễn Hữu Hạnh cũng tham gia cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và trở thanh người liên lạc tin cẩn giữa Đổng quân vụ Đinh Gia Quế với Tán tương quân vụ Nguyễn Thiện Thuật.
Ba tổng Huệ Lai, Đỗ Xá, Phù Vệ ở Bắc Ân Thi[color=g reen][/color] gia nhập đội quân thường trực và chiến đấu tại thôn xã giống như lực lượng Dân binh do Điện tiền Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão xây dựng thời Trần chống quân Nguyên - Mông.
Trong số chỉ huy nghĩa quân ở ba tổng trên có nhiều người xuất sắc trở thành chỉ huy một cánh quân, một đội, một toán, một xã xuất sắc như ở làng Huệ Lai có ông Thương Bằng và ba con trai là cả San, Quản Vân, Quản Vát. Ở La Mát có Nguyễn Đình Tuyển sau trở thành Chánh đề đốc đứng sau Đề Ban, Nguyễn Văn Thiệp (sau được phong là Đề đốc), Đố Quanh, Đốc Sàng, Quản Khán, Quản Pháp, Cai Mai, ông Điếu (ông Điếu là là người dũng cảm, mưu lược, bị quân Pháp bắt hai lần đều giết lính áp giải trốn thoát. Lần thứ ba chúng bắt được ông liền giết ngay). Ở Sa Lung có Phạm Văn Tư sau được phong là Đốc binh. Ở Kim Lũ có Lê Huy Triệu, Phù Ủng là xã có vị trí thuận lợi cho nghĩa quân xuất kích đi đánh Sặt, Bình Giang, Mỹ Hào, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Lang Tài, Gia Bình. Đề Ban đóng đại bản doanh ở đình (đền) Phủ Ủng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão. Ở Phần Hà có Quản Hạnh; ở Chú Xá có Lãnh Thu, Lãnh Thu, Đốc Thúc, Đỗ Văn Chàng, Thư Hồ. Ở Linh Đạo có Đốc Kiều, quản Năng; ở Cao Trai có Quản Kiểm, Hình, Đích (sau ba ông Quản Kiểm, Hình, Đích được cử sang Trung Quốc đi giữa đường bị Pháp bắn chết). Ở An Xá có Tổng Hậu, cai bạ Trần Đình Nô, cai bạ Nguyễn Văn Hộ, Lý đội Trần Văn Cách. Ở Ngọc Nhuế, có Độ Cận, Quản Cừ, Quản Biểu, Quản Huống, Quản Trí. Ở Đào Xá có Lãnh Tảo, Đốc Nhỡ. Ở Đỗ Mỹ (Duy Mỹ) có Lý Chi (sau bị Pháp giết ở Yên Lạc). Xã Tiên Kiều có Tả quân Trần Triệu Quát, Hữu quân Chánh Đề đốc Trần Thiện Tuyển (Lãnh Ba), ông Đốc Khuy, con gái là Đốc Huệ, cùng con rể. Ở An Khải có ông Mãnh.
Ở An Đạm có Phí Văn Thoá, Phí Văn Thoả. Ở Cựu Thuỵ có Đốc Thanh; ở Đặng Xá có Cai Con. Ông Tên thật là Đặng Phúc Hoa, sở dĩ gọi là Cai Con do cha ông là Đặng Phúc Huy cũng là cai. Để phân biệt, dân làng gọi cụ Cai Huy là Cai Già hay Cai Cựu, còn Đặng Phúc Hoa là Cai Con. Cả hai cha con cùng tham gia nghĩa quân và ủng hộ nhiều lương thực, thực phẩm và tiền bạc.
Vấn đề cấp thiết đặt ra cho nghĩa quân Ân Thi là lương thực, vũ khí. Trong nghĩa quân có nhiều người chuyên lo công việc lương thực như bà Vũ Thị Hội ở xã Phù Ủng, được phong là Đốc vận quân lương.
Vấn đề vũ khí được Đề Ban hết sức quan tâm, ngoài vũ khí tự tạo như dao, kiếm, đoản đao, súng kíp, Phạm Văn Ban còn tổ chức nhiều trận đánh táo bạo vào đồn địch lấy súng đạn của giặc. Ông còn tập trung tất cả thợ rèn giỏi nghiên cứu chế tạo súng theo mẫu súng 1874, súng remington, súng lục của quân Pháp; “ví như lò rèn của nghĩa quân Đề Ban ở làng Nhân Đồng (tổng Huệ Lai, Ân Thi). Đề Ban lại có một nghĩa quân rất giỏi nghề đẽo báng súng bằng gỗ quê ở làng Bối Khê (tổng Huệ Lai)chuyên việc chữa các báng súng trường. Ông này được mệnh danh là “Cai binh”.

Kinh tế- Giao thông

Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu: mía, đay, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, cá. Ngoài ra còn có các ngành cơ khí sửa chữa.
Xã Bãi Sậy có quốc lộ 38 và tỉnh lộ 387 chạy qua.

Văn hóa Du lịch

Các vị đỗ đại khoa:
Phạm Quang Chiếu, người Bãi Sậy, đỗ Hoàng giáp năm 1676 và Đào Duy Điển, người xã Bãi Sậy, đỗ Tiến sĩ năm 1757.
Giáo sư, viện sĩ Phạm Huy Thông là một nhà thơ, nhà sử học, nhà bác học, nhà yêu nước và hoạt động xã hội.
Di tích: Họ Phạm làng Đào Quạt, Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi, hạt sen, bún thang lươn, gà Đông Tảo, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...

Hình ảnh về Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên

Hình ảnh Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên
Khởi nghĩa Bãi Sậy- Hưng Yên
Hình ảnh Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên
Giáo sư
Hình ảnh Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên
viện sĩ Phạm Huy Thông- Bãi Sậy- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Bãi Sậy, Ân Thi - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Bãi Sậy, Ân Thi - Hưng Yên

Xã Bãi Sậy gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Bãi Sậy

Ghi chú về Bãi Sậy

Thông tin về Xã Bãi Sậy, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bãi Sậy, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên