Tỉnh thành VN > Khánh Hòa > Huyện Diên Khánh > Xã Diên Phú

Xã Diên Phú, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa

Thông tin tổng quan về Diên Phú, Diên Khánh, Khánh Hòa

Diên Phú là 1 xã của huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: (84-58) 3822229
UBND Diên Khánh: 058 3850 304
Sân bay Cam Ranh: 3.989918
TTYT Diên Khánh: 058 850628
Khách Sạn Ngọc Vy Diên Khánh: +84 58 6272 987

Địa lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 6,44 km²
Tổng số dân: 8774 người
Tọa độ: 12°16′42″B 109°07′31″Đ
Nằm trong vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là nắng nóng, ít có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 26,30C. Độ ẩm tương đối trung bình năm 81,8%. Lượng mưa bình quân năm là 1.880mm. Hướng gió chính thường xuất hiện trong nhiều tháng là Bắc, Đông – Bắc và Đông – Nam, tốc độ bình quân 2,5 m/s. Bão ít xảy ra và không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Lịch sử

Diên Khánh trước kia là vùng đất của phủ Diên Ninh thuộc dinh Thái Khang. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Lúc bấy giờ huyện Phước Điền (tức huyện Diên Khánh sau này) thuộc phủ Diên Khánh. Năm 1832, trấn Bình Hòa đổi thành tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ và 4 huyện. Phủ Diên Khánh gồm có 2 huyện Phước Điền và Vĩnh Xương (huyện Hoa Châu nhập vào huyện Phước Điền).
Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, Pháp tiến hành thay đổi về mặt hành chính. Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ Ninh Hòa, Diên Khánh và 2 huyện Vạn Ninh, Vĩnh Xương. Phủ Diên Khánh có 3 tổng: tổng Trung Châu (Bắc sông Cái), tổng Vĩnh Phước (Tây-Nam sông Cái), tổng Ninh Phước (Đông-Nam sông Cái).
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946, chính quyền cách mạng quyết định xóa bỏ phủ Diên Khánh thành lập huyện Diên Khánh như ngày nay.
Trong chiến tranh Việt Nam, địa bàn huyện Diên Khánh có những thay đổi, nhiều lần nhập, tách với các xã của huyện Vĩnh Xương và Cam Ranh. Từ năm 1950-1954, nhập 2 huyện Vĩnh Xương và Diên Khánh thành huyện Vĩnh Khánh. Thời Việt Nam Cộng Hòa huyện có lúc tạm thời chia làm 4 đơn vị: 2 huyện miền núi Vĩnh Sơn, Vĩnh Khánh (1961-1975) và 2 huyện đồng bằng là Cửu Long và Hương Giang, đồng thời nhập 1 số xã của Vĩnh Xương (Vĩnh Phương, Vĩnh Lương, Vĩnh Hải, Vĩnh Ích) cho Diên Khánh (1961-1975). Từ 1965-1975, tách xã Diên An, Diên Toàn cho huyện Vĩnh Trang.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 4-1975 nhập thêm 7 xã của huyện Vĩnh Xương đổi thành huyện Khánh Xương. Tháng 3 năm 1977, tách 7 xã của huyện Vĩnh Xương nhập vào Nha Trang, huyện trở lại địa giới cũ gồm đồng bằng Diên Khánh và huyện miền núi Khánh Vĩnh. Ngày 23-10-1978, Chính phủ ra Quyết định số 268-CP thành lập thị trấn Diên Khánh, Tháng 6 năm 1985, huyện Diên Khánh lại tách làm 2 huyện: Khánh Vĩnh và huyện Diên Khánh ngày nay.
Tháng 4 năm 2007, tách hai xã Suối TânSuối Cát để cùng với một số xã thuộc thị xã Cam Ranh thành lập huyện Cam Lâm.

Kinh tế

Xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao:
Mô hình nuôi gà Đông Tảo: gà Đông Tảo có giá thành rất cao, thông thường gà con mua về làm giống có giá thành từ 300 – 400.000 đồng/con, còn gà thịt thì cũng dao động từ 2-4 triệu đồng/con. Tuy nhiên do thị trường các nơi tiêu thụ mạnh nên đã khuyến khích người nuôi đầu tư. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt. Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6 kg. Để nuôi gà Đông Tảo có hiệu quả cao thì việc áp dụng phương pháp chăn nuôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp chăn nuôi sẽ giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí, đảm bảo gà phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn nên khâu chăm sóc không tốn quá nhiều chi phí đầu tư.gà Đông Tảo có giá thành cao hơn rất nhiều nhưng chi phí thức ăn thấp nên đã khuyến khích một số hộ dân ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đầu tư thả nuôi. Đây được xem là hướng đi mới của nghề chăn nuôi gia cầm ở địa phương.
Mô hình nuôi rắn mối: Nuôi rắn mối khỏe mạnh cần đáp ứng được yêu cầu về chuồng trại và nguồn thức ăn. Chuồng nuôi rắn mối phải thoáng mát, sạch sẽ. Trong chuồng nên trải một lớp rơm khô hoặc lá chuối khô để rắn mối nằm, tránh giẫm đạp lên nhau. Một điều quan trọng là chuồng trại phải có ánh nắng chiếu vào buổi sáng, để rắn mối ra phơi nắng, giúp chúng dễ tiêu hóa và phòng tránh được nhiều bệnh tật. Về thức ăn thì món khoái khẩu của rắn mối là dế mèn, trứng kiến, mối, cào cào... Tuy nhiên, do nguồn thức ăn này không dồi dào nên mỗi ngày có thể cho rắn mối ăn vào buổi trưa, còn buổi sáng thì cho chúng ăn cơm trộn với lòng đỏ trứng gà. Rắn mối là loài động vật sạch sẽ vì thế không nên cho chúng ăn những đồ ôi thiu. Bà Hoa cũng cho biết rắn mối mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 10 - 15 con, nhưng tỷ lệ rắn mối con sống được chỉ khoảng 50%. Sau khi rắn mối ra đời, người nuôi tách riêng sang chuồng khác, cho ăn cháo cá, cháo thịt hoặc dế con mới nở, khoảng một tháng thì rắn mối con trở nên cứng cáp. Giá con giống hiện tại là 26.000 đồng/cặp bố mẹ, còn giá rắn mối thịt là 360.000 - 420.000/kg.
Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm đã được nâng cấp rõ rệt. Từ năm 2011 – 2014 đã đầu tư tổng kinh phí trên 11,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp từ việc hiến đất và vật kiến trúc trên 1 tỷ đồng. Bà con ở thôn 1 đã đóng góp hệ thống chiếu sáng điện đường dài 1km và triển khai nhân rộng thôn 2 dài 2km. Đây chính là tín hiệu rất vui cho sự chuyển mình từ phong trào xây dựng nông thôn mới gà Đông Tảo con mới nở.
Trước khi xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới, thực trạng trên địa bàn xã hệ thống giao thông chưa được đầu tư đồng bộ nhất là các tuyến đường trong xóm, cơ sở hạ tầng các trường học chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, cơ sở văn hóa thôn còn tạm bợ, lao động chưa qua đào tạo nghề còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao, vệ sinh môi trường rác thải chưa thu gom tập trung …Khi đề án xây dựng nông thôn mới được phê duyệt xã mới đạt 8/19 tiêu chí. Xã Diên Phú đã xác định rõ mục tiêu xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn của Đảng, Nhà nước góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bắt tay vào công việc đã triển khai, các giống lúa có hiệu quả ML 202, ML 214, ML 211 được đẩy mạnh thâm canh luôn được chính quyền xã quan tâm; xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả như nuôi chình lồng, gà Đông Tảo, rắn mối, rau sạch, trồng sen kết hợp nuôi cá nước ngọt, mây tre đan…
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm, toàn xã có 1.853/2.317 hộ sử dụng nước sạch, nước máy hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 79%, toàn xã không còn nhà tranh tre dột nát, đảm bảo 99% nhà ở theo quy định và 100% hộ sử dụng điện an toàn, tỷ lệ hộ nghèo 35/2.317 hộ đạt 1,5%, công tác thu gom rác thải và sử dụng nước sạch đúng theo tiêu chuẩn quốc gia.

Văn hóa Du lịch


Qua khảo sát thống kê về tài nguyên du lịch, trên địa bàn huyện Diên Khánh có 260 di tích bao gồm: 40 đình, 47 chùa, 53 miếu, 01 dinh, 01 am, 02 lăng, 114 nhà thờ Họ, số còn lại là các giáo xứ, nhà thờ đạo, Bia Quân giới. Các di tích được phân bổ hầu khắp ở địa bàn 17/19 xã, thị trấn. Trong đó có 05 di tích cấp Quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là: Văn Miếu, Thành Cổ, Đền Trần Quí Cáp, Miếu Trịnh Phong và Am Chúa. Có 41 di tích lịch sử - văn hóa đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận.
Về nhà cổ có 20 nhà nhưng số nhà vẫn còn nguyên theo kiến trúc cổ khoảng 14 nhà.
Về lễ hội trên địa bàn Diên Khánh tập trung các lễ hội lớn như: Lễ hội Am chúa, Suối Đỗ, Dinh Thái Tử, Văn Miếu… Ngoài ra, ở các địa phương còn tổ chức cúng tại các Đình, Miếu vào dịp Thanh minh (hay còn gọi là cúng xuân, lễ cúng thu (sau khi thu hoạch xong vụ 8) mà các cụ lão ngày xưa vẫn thường gọi “Xuân, Thu nhị kỳ”. Riêng các nhà thờ họ tộc, đa số việc cúng, tế cũng tổ chức vào dịp Thanh minh (mùng 10/3 âm lịch) hàng năm.
Ngoài du lịch văn hóa, Diên Khánh còn nổi tiếng với nhiều điểm Du lịch sinh thái như: Điểm du lịch sinh thái Suối Tiên, Suối Đỗ, Suối Bạch Đằng, Am chúa, Suối lạnh và Hồ Cây Sung - Láng Nhớt, điểm du lịch sinh thái Nhân Tâm ở xã Diên Xuân, điểm du lịch Memento Country Home ở xã Diên Hòa
Mục tiêu phát triển Du lịch của huyện Diên Khánh được xác định với 2 loại hình du lịch chủ yếu đó là: Du lịch Văn hóa và Du lịch sinh thái.
+ Tuyến phía Đông huyện: Tour Diên An, Diên Toàn tham quan các công trình kiến trúc (Đình, Chùa, Miếu…) thắng cảnh đồng quê, các cơ sở sản xuất thủ công nông thôn và các cơ sở chăm sóc cộng đồng.
+ Tuyến phía Bắc huyện: Tour Diên Điền, Diên Sơn và Bắc thị trấn tham quan các công trình kiến trúc Đình, Chùa, các di tích lịch sử - văn hóa Miếu Cây Ké, Chùa Phú Lộc, Chùa Thiên Quang, Văn Miếu Diên Khánh, kiến trúc nhà cổ, chợ đồng quê và các cơ sở chế sản phẩm sau thu hoạch tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp…
+ Tuyến trung tâm và phía Tây huyện: bao gồm các công trình kiến trúc: Thành Diên Khánh, Đền Trần Quí Cáp, Miếu Trịnh Phong và các công trình kiến trúc Đình, Chùa, nhà cổ, phố nhà nông… tại xã Diên Lạc, Diên Hòa.
- Quy hoạch và phát triển các điểm du lịch sinh thái như: Suối Tiên, Nhân Tâm, Memento Country Home, khu nhà cổ với vườn sinh thái, khu di tích Hòn Dữ - Đá Đen.
- Phát triển loại hình du lịch văn hóa trọng điểm:
+ Thành Cổ Diên Khánh: Do ngân sách tỉnh và Trung ương trùng tu, tôn tạo theo qui hoạch, tiếp tục đề xuất trình Trung ương phê duyệt.
+ Văn Miếu: Tiếp tục đề xuất mở rộng giai đoạn 2 với tổng diện tích 2 ha đã được Nghị quyết HĐND huyện thông qua qui hoạch.
+ Suối Đỗ: Đã hoàn thành đường giao thông, sắp đến nâng cấp, nhựa hóa và kêu gọi đầu tư khai thác.
+ Di tích Am Chúa: Tiếp tục phát huy giá trị di tích mang yếu tố tâm linh, thờ Mẫu, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Kiến nghị tỉnh đầu tư giai đoạn 2.
+ Đầu tư các điểm du lịch sinh thái tại Suối Tiên, Diên Hòa, Diên Xuân bằng nguồn vốn của tư nhân.
Đặc sản Khánh Hòa
Tổ yến, trầm hương, Bún cá hay bánh căn,bánh canh Nha Trang, bong bóng cá, vi cá, nước mắm, khô cá thu, nhum, bánh Xoài Cam Lâm... Đặc biệt là một số món như bún cá Diên Khánh, bánh ướt, Nai khô
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Diên Phú:

Hình ảnh về Diên Phú, Diên Khánh, Khánh Hòa

Hình ảnh Diên Phú, Diên Khánh, Khánh Hòa
Sông quê Diên Phú- Diên Khánh- Khánh Hòa
Hình ảnh Diên Phú, Diên Khánh, Khánh Hòa
Lúa trổ bông Diên Phú- Diên Khánh- Khánh Hòa
Hình ảnh Diên Phú, Diên Khánh, Khánh Hòa
Đặc sản món rắn mối Diên Phú- Diên Khánh- Khánh Hòa

Dự án bất động sản tại Xã Diên Phú, Diên Khánh - Khánh Hòa

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Diên Phú, Diên Khánh - Khánh Hòa

Xã Diên Phú gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Diên Phú

Ghi chú về Diên Phú

Thông tin về Xã Diên Phú, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Diên Phú, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Diên Phú, Diên Khánh, Khánh Hòa