Tỉnh thành VN > Khánh Hòa > Huyện Khánh Sơn > Thị trấn Tô Hạp

Thị trấn Tô Hạp, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa

Thông tin tổng quan về Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa

Tô Hạp là tên gọi của thị trấn huyện lỵ huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà.

Sdt quan trọng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: (84-58) 3822229
Sân bay Cam Ranh: 3.989918
TTYT Khánh Sơn: +84 58 3869 252
Khách Sạn Ngọc Vy Diên Khánh: +84 58 6272 987

Địa lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 16,15 km²
Tổng số dân: 3.810 người (năm 2006)
Phía tây và phía bắc giáp với xã Sơn Hiệp, phía đông bắc giáp với xã Sơn Trung, phía đông giáp với xã Ba Cụm Bắc, phía nam giáp với xã Ba Cụm Nam cùng huyện. Thị trấn này nằm trên tỉnh lộ số 9, cách thị xã Cam Ranh khoảng 40 km về phía tây.

Lịch sử

Tên gọi Tô Hạp có nguồn gốc từ cây tô hạp (Altingia spp.) mọc nhiều ven một con sông chảy qua huyện Khánh Sơn. Sông này cũng được gọi là sông Tô Hạp.
Trước đây, huyện Khánh Sơn và thành phố Cam Ranh ngày nay vốn cùng một đơn vị hành chính và là một phần đất của Khánh Hòa và Ninh Thuận. Trải qua nhiều lần phân định ranh giới cho nên địa giới hành chính cũng có sự thay đổi.
Tháng 3 năm 1951, Ủy ban kháng hành chính Nam Trung bộ ra quyết định tách huyện Ba Ngòi thành 2 đơn vị hành chính: Khu vực đặc biệt Cam Ranh và huyện Khánh Sơn. Năm 1960, tách vùng ở Sông Cạn - Trại Láng trở vào Cà Rôm giao về Ninh Thuận quản lý, đồng thời nhập 2 xã Sơn Bình, Sơn Thượng của huyện Bác Ái vào huyện Khánh Sơn. Năm 1962, tách các xã Sơn Bình, Sơn Thượng, Sơn Lâm, Sơn Thành, Sơn Thái nhập vào huyện Vĩnh Sơn mới thành lập (nay thuộc huyện Khánh Vĩnh).
Tháng 11 năm 1975, nhập các xã Sơn Thành, Sơn Lâm vào huyện Khánh Sơn. Quyết định số 49/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 3 năm 1977, hợp nhất huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn thành huyện Cam Ranh. Tháng 6 năm 1985, tách huyện Cam Ranh thành 2 huyện: Huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn ngày nay.
Khánh Sơn có điều kiện khí hậu được ví như “Đà Lạt thứ hai”

Kinh tế


Khánh Sơn là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Khánh Hòa. Từ Ba Ngòi, Cam Ranh lên tới trung tâm của huyện Khánh Sơn chỉ có hơn 30km. Nơi đây có thung lũng Tô Hạp, một vùng đất phì nhiêu chạy dài theo con sông Tô Hạp. Khánh Sơn có nhiều ngọn núi cao như dốc Gạo, Hòn Gầm, Hòn Dung, Hòn Xanh. Ngoài con sông Tô Hạp bắt nguồn từ Hòn Xanh ở phía Đông chảy ngược về hướng Tây, Khánh Sơn còn có sông Cua Ró, có suối Cây Chay, suối Đá Nhảy, suối Lớn, suối Nhỏ và nhiều suối khác nhỏ hơn không có tên. Dân cư sinh sống tại đây có người Chu-ru, người Raglai, nhưng hiện nay phần lớn là dân tộc Raglai… Đồng bào Chu-ru số đông đã di cư đi nơi khác, một số sang huyện Khánh Vĩnh ở phía Bắc, số khác chuyển vào Ninh Thuận ở phía Nam để sinh sống. Tuy có nhiều núi cao, rừng rậm nhưng đất ở Khánh Sơn, đặc biệt là vùng thung lũng Tô Hạp khá màu mỡ. Ở trên độ cao hàng trăm mét so với mặt biển, khí hậu ở đây càng đi lên càng thấy mát mẻ, thích hợp với sự sinh trưởng của cây thông và rất gần với không khí mát mẻ của Đà Lạt. Từ Cam Ranh đi lên chỉ hơn chục km, ta sẽ gặp những vạt thông nối tiếp nhau. Càng đi lên, thông càng dày, cao vút. Chỉ tính diện tích thông tự nhiên, vùng này đã có hàng ngàn hécta. Lâm trường Khánh Sơn ngày nay có nhiệm vụ chủ yếu là bảo quản, phát triển thông và chế biến nhựa thông. Đây cũng là vùng đất của cổ tích, thần thoại, đến nay còn để lại nhiều di tích rất lý thú đối với các nhà khảo cổ học, dân tộc học và các ngành văn hóa, nghệ thuật. Đáng chú ý là truyền thuyết về Tảng Đá Hú, có liên quan đến nguồn gốc dân tộc Raglai và đàn đá Khánh Sơn. Chuyện kể rằng từ thời rất xưa, thuở mới khai thiên lập địa, Trời và Đất còn ở rất gần nhau nhưng lại là hai kẻ thù của nhau, luôn xảy ra những cuộc xô xát. Trời - tiếng Raglai gọi là Cây Gơrâm - có tướng giúp Trời đánh giặc, còn Đất chỉ có hai vợ chồng "ông trồng cây, ông xây núi" là Cây Mơxiri và Mô Vila làm bạn với chim muông, cây cỏ. Hàng năm, Cây Gơrâm và Cây Mơxiri, Mô Vila đánh nhau bất phân thắng bại, đánh mệt thì tạm giải hòa, ít lâu sau, cuộc chiến lại nổ ra: Trời làm mưa gió, sấm sét, bão bùng dâng nước ngập lụt, Đất thì dâng núi cao, chĩa gươm giáo, bắn cung tên lên Trời dữ dội để uy hiếp nhà Trời. Con cháu của Cây Mơxiri, Mô Vila ngày càng đông đúc nhưng vì cùng một dòng học nên không được phép lấy nhau. Vì đánh mãi không thắng được Đất, Trời phải tìm cách đánh lén. Nhân một buổi Cây Mơxiri, Mô Vila phải đi xây núi, trồng cây phía biển vắng nhà, Trời bèn tung sấm sét đánh ngay vào giữa bữa ăn trưa của con cháu Đất. May mà con cháu Cây Mơxiri, Mô Vila không ai bị chết, chỉ bị sét đánh văng ra bốn phía. Nghe tiếng sấm sét, Cây Mơxiri, Mô Vila hối hả chạy về, quân nhà Trời rút chạy, Đất đi tìm con cháu thì thấy đứa bị văng vào bếp, đứa ra ruộng bo bo, đứa dưới gốc cau, đứa nằm trong bụi dây mấu. Nhân đó ông Cây Mơxiri, Mô Vila bèn lấy tên các vật đã che chở cho con cháu ông để đặt thành họ cho chúng luôn. Từ đấy về sau, người Raglai, con cháu ông có bốn họ: Pinăng (cau), Catơ (bobo), Pupurơ (tro), Chơmơle (mấu). Các họ khác nhau được làm sui gia, dựng vợ gả chồng với nhau, và bốn họ của đại gia đình dân tộc Raglai ngày càng đông vui, hòa thuận, đánh thắng giặc trời, giặc ngoại xâm, xây dựng cuộc sống ấm no, yên lành trên vùng rừng núi quê hương mình. Bộ đàn đá được công bố lần này do ông Bo Bo Ren, người dân tộc Raglai ở Khánh Sơn đào được và cất giấu trong hang đá hàng chục năm nay đem dâng hiến cho Nhà nước. Bộ đàn gồm 12 thanh đá được đẽo gọt với độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau, tạo nên những âm thanh khác nhau. Ông Bo Bo Ren tự xếp 12 thanh đá này thành 2 bộ, mỗi bộ gồm 6 thanh, bộ A có thanh nặng nhất là 9kg, thanh nhẹ nhất 5kg. Bộ B thanh nặng nhất là 28,1kg, thanh nhẹ nhất là 10,5kg. Tổng trọng lượng của bộ A 50,5kg và tổng trọng lượng bộ B lên tới 110,8kg. Về niên đại, qua bước đầu nghiên cứu về dân tộc, địa chất, khảo cổ học, dự đoán bộ đàn đá này đã được chế tác ít nhất cũng cách đây khoảng từ 2.000 đến 5.000 năm. Ở mỗi thanh đều có vết mòn nhẵn ở một chỗ nhất định, trừ một thanh có 2 điểm cách nhau vài cm. Điều lý thú là khi gõ vào mỗi thanh ở bất cứ điểm nào đó cũng cho một âm thanh riêng của thanh đó rất đồng nhất, trừ thanh có 2 vết mòn nhẵn ở 2 điểm âm thanh có độ cao khác nhau. Điểm gõ vang nhất ở mỗi thanh chính là những vết đã mòn nhẵn chứng tỏ những người chế tác ra nó đã có sự tính toán, cân nhắc khá chính xác và bộ đàn đã có quá trình sử dụng rất lâu, trước khi ông Bo Bo Ren phát hiện nên mới có được độ mòn nhẵn như vậy. Các nhà nghiên cứu về âm nhạc, về nhạc khí đã xếp đàn đá Khánh Sơn vào loại nhạc cụ "roi", tức là loại nhạc cụ tự rung như cồng, chiêng, đàn tơ-rưng… và bộ đàn này kết thành một nhạc khí tổng hợp nhiều "roi" theo một thang âm cố định, rất phù hợp với thang âm của bộ đàn đá Ndút Liêng Krak đang cất giữ ở Paris, đã được phát hiện từ năm 1949 ở Đắc Lắc. Với bộ đàn đá này, có thể tấu lên các điệu dân ca quen thuộc của các dân tộc ở Tây Nguyên, có thể biểu diễn những bản nhạc mới sáng tác theo phong cách Tây Nguyên, có thể phối hòa âm theo truyền thống riêng của Tây Nguyên mà vẫn phù hợp với yêu cầu hiện đại.

Văn hóa Du lịch


Văn hoá truyền thống đầy bản sắc dân tộc được thể hiện qua bộ "Đàn Đá Khánh Sơn" và "Văn hoá Cồng Chiêng" đặc trưng của vùng cao nguyên miền Trung.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Khánh Sơn từng là căn cứ cách mạng với những mặt trận ác liệt như: "Thung lũng tử thần", căn cứ Tô Hạp, sân bay Tà Nía.
Khánh Sơn có nhiều loại lâm sản có giá trị. Đặc biệt có nhựa cây Tô Hạp được dùng làm gia vị rất quí, nhựa thông ba lá (loại cây mọc thành rừng ở Khánh Sơn). Chè Khánh Sơn thơm ngon nổi tiếng và cây cà phê gần đây đã trở thành cây chủ lực giúp huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm đem lại một đời sống ấm no hơn cho cộng đồng dân cư.
Đặc sản Khánh Hòa
Tổ yến, trầm hương, Bún cá hay bánh căn,bánh canh Nha Trang, bong bóng cá, vi cá, nước mắm, khô cá thu, nhum, bánh Xoài Cam Lâm, bún cá Diên Khánh, bánh ướt, Nai khô...đặc biệt là Sầu riêng Khánh Sơn, Mía tím, chuối Khánh Sơn, măng cụt,.. .

Hình ảnh về Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa

Hình ảnh Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa
Thị trấn Tô Hạp- Khánh Sơn- Khánh Hòa
Hình ảnh Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa
Cầu treo Tô Hạp- Khánh Sơn- Khánh Hòa
Hình ảnh Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa
Bưu điện Khánh Sơn Thị trấn Tô Hạp- Khánh Sơn- Khánh Hòa
Hình ảnh Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa
Trung tâm Thị trấn Tô hạp- Khánh sơn- Khánh Hòa
Hình ảnh Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa
Đặc sản sầu riêng Thị trấn Tô hạp- Khánh sơn- Khánh Hòa

Dự án bất động sản tại Thị trấn Tô Hạp, Khánh Sơn - Khánh Hòa

Hiện chưa có dự án nào tại Thị trấn Tô Hạp, Khánh Sơn - Khánh Hòa

Thị trấn Tô Hạp gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Tô Hạp

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Thị trấn Tô Hạp - Huyện Khánh Sơn - Khánh Hòa

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTCấp2,3 Khánh SơnKhóm 3 đường Lê Duẩn, thị trấn Tô Hạp, Khánh Sơn, KH
2THPTTt GDTX Khánh SơnThị trấn Tô Hạp, Huyện Khánh Sơn , KH

Chi nhánh / cây ATM tại Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Thị trấn Tô Hạp - Huyện Khánh Sơn - Khánh Hòa

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Khánh SơnSố 43 Lê Duẩn, Thị Trấn Tô Hạp, Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Khánh SơnĐường Lê Duẩn, thị trấn Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa

Cây ATM ngân hàng ở Thị trấn Tô Hạp - Huyện Khánh Sơn - Khánh Hòa

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankSố 43 Lê DuẩnSố 43 Lê Duẩn, Thị Trấn Tô Hạp, Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa

Ghi chú về Tô Hạp

Thông tin về Thị trấn Tô Hạp, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Tô Hạp, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa