Tỉnh thành VN > Lào Cai > Huyện Bát Xát

Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai

Thông tin tổng quan về Bát Xát, Lào Cai

Huyện Bát Xát là một huyện biên giới thuộc tỉnh Lào Cai ở phía Bắc của Việt Nam.
Diện tích: 1.050 km²
Dân số: 70.015 người (2009)
Huyện Bát Xát có 01 thị trấn Bát Xát-và 22 xã là xã A Lù, xã Bản Qua, xã A Mú Sung, xã Bản Vược, xã Bản Xèo, xã Cốc San, xã Cốc Mỳ, xã Dền Thàng, xã Dền Sáng, xã Mường Vi, xã Mường Hum, xã Ngải Thầu, xã Nậm Chạc, xã Nậm Pung, xã Quang Kim, xã Pa Cheo, xã Phìn Ngan, xã Toòng Sành, xã Sàng Ma Sáo, xã Trịnh Tường, xã Trung Lèng Hồ, xã Y Tý. Huyện có 14 dân tộc sinh sống.

Sdt quan trọng

Bưu điện Bát Xát: +84 20 3883 028
UBND Bát Xát: 020.3883007
BVĐK Bát Xát: 020 3883051
Nhà nghỉ Thu Mỷ: 020 3501320
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Lào Cai: (84-20) 3830093

Địa hình thời tiết

Huyện Bát Xát nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai, phía tây bắc và đông bắc Bát Xát giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây Bát Xát giáp với huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía nam Bát Xát là huyện Sa Patp Lào Cai, phía đông nam Bát Xát là tp Lào Cai.
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai, có địa bàn rất quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng-an ninh
Bát Xát nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành 2 khu vực khí hậu khác nhau:
Vùng cao: Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn nên khí hậu vùng núi cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm,nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất 16,6C, thấp nhất 14,3C.

Lịch sử

Tỉnh mới hợp nhất Hoàng Liên Sơn năm 1976 huyện Bát Xát có 47 hợp tác xã với 3.000 hộ, trên 17 nghìn khẩu, 35 HTX đạt trên 5 tấn/1ha.
Tháng 2/1979 chiến tranh biên giới ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc trong huyện. Thị trấn huyện lỵ và nhiều khu dân cư bị tàn phá, diện tích canh tác cây công nghiệp dự kiến cho sản lượng trên 2500 tấn mía cây, 300 tấn thảo quả, 30 tấn xuyên khung trong diện tích cho thu hoạch bị bỏ hoang hoá.
Thị trấn huyện lỵ Bát Xát tháng 5/1979 được chuyển từ Bản Vược về Bản Xèo, địa phương bước vào thời kỳ khó khăn gian khổ thực hiện 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kinh tế giao thông

Đường Cao tốc Hà Nội-Lào Cai đi qua địa bàn của huyện như qua địa bàn xã Quang Kim, đường Kim thành-Ngòi Phát.
Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên là 106189,7 ha, chiếm 16,6% diện tích cả cả Tỉnh trong đó: Đất Nông nghiệp chiếm 8.568,4 ha, Đất Lâm nghiệp chiếm 46.412,2 ha, Đất chuyên dùng là 5.048,52 ha, Đất khu dân cư là 316,6 ha và Đất chưa sử dụng là 45.856 ha.
Bát Xát là huyện có tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích rừng là 46.412,2 ha chiếm 33.7% tổng diện tích rừng của toàn tỉnh. Rừng ở Bát Xát chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại rải rác ở Y Tý, Trung Lèng Hồ. Hệ sinh thái ở Bát Xát còn tương đối tốt, nhiều động thực vật quý hiếm còn tồn tại đặc biệt là ở vùng cao Trung Lèng Hồ và Nậm Pung.
Bát xát nằm trong vùng sinh khoáng của Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn Huyện có một số tài nguyên khoáng sản quý, trữ lượng lớn:
Mỏ đồng Sin Quyền với trữ lượng là 53,5 triệu tấn, hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1.03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu được vàng trữ lượng 34,7 tấn, đất hiếm là 333.134 tấn, lưu huỳnh là 843.100 tấn, bạc là 25 tấn.
Quặng sắt có 16 điểm mỏ kéo dài từ xã Bản Vược đến A Mú Sung dọc bờ sông Hồng. Các điểm mỏ có quy mô nhỏ nhưng chất lượng tốt.
A-pa-tít: Bát Xát có 2 trong 3 phân vùng mỏ Apatit, Phân vùng Bát Xát –Lũng Pô gồm các khu mỏ ở Nậm Chạc, Trịnh Tường và Bản Vược. Và khu vực Bát Xát-Ngòi Bo gồm các khu mỏ Mắc Nhạc Sơn, Ngòi Đun-Đồng Hồ, Làng Mòn.
Trên địa bàn huyện còn có một số mỏ đá vôi, sét xi măng, sét gạch ngói trữ lượng lớn chất lượng tốt phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra trên địa bản huyện còn có một số mỏ khoáng sản như Cao lin, Grafit, đất hiếm.

Văn hóa du lịch

Bát Xát là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa, truyên thống lịch sử, di sản văn hóa. Huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh sống riêng như người H’Mông, người Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang, Người Dáy trồng bông dệt vải, người Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa như: Lễ hội Gầu tào của người H’Mông, suối tình của người Dao, lễ tết nhảy, hội xuống đồng của người Dáy.
Bát xát có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, đó là các di chỉ khảo cổ ở Bản Qua, Bản Vược, Cốc San, Bản Vền. Các di chỉ này từ thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đến thời kỳ đồ đồng của văn hóa Đông Sơn.
Ngoài ra Bát Xát còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Quần thể hang động Mường Vi, Suối tình Dền Sáng, phong cảnh Mường Hum… và một số đặc sản như rượu San Lùng–Loại rượu ngon có hạng từ thời Pháp thuộc đã mệnh danh là rượu ngon nhất Đông Dương, cá suối Pia Ngò và đặc biệt, Bát Xát có điểm nước nóng thuộc xã Cốc San. Nước có nhiệt độ 120C, kiểu nước Bicacbonat Canxi-Magê.
Động Mường Vi, đường Sa Pa-Mường Hum, Mường Hum-Y Tý những điểm du lịch hấp dẫn đang thu hút khách của huyện Bát Xát.
Đặc sản
Rượu Bản Phố: Loại rượu nấu bằng hạt ngô ủ với một loại men lá và hạt cây hồng mi.
Chè Bản Liền, Mận tam hoa Na Hối, Kẹo mạch nha hoa, Nấm chân chim, Thắng cố ngựa, Phở chua, phở trộn, Khẩu nhục, Mèn mén, Lợn cắp nách, gà thả đồi, rượu Cao Lương, chè Phú Nhuận, nộm hoa chuối rừng, cá suối nướng, vịt bầu lam ống nứa, bánh tro, xôi 7 màu, thịt gà canh kiệu, rượu đao, măng đắng chấm mẻ, canh lá đắng, cơm lam, bánh dày và canh khoai sọ tím bùi, ngậy thơm nức, ... ...
nhiều đặc sản như rượu San Lùng, thảo quả Y Tý, măng tre Bát Độ Quang Kim, gạo Séng Cù Mường Vi… niềm tự hào của Bát Xát.

Hình ảnh về Bát Xát, Lào Cai

Hình ảnh Bát Xát, Lào Cai
Ruộng bậc thang Bát Xát- Lào Cai
Hình ảnh Bát Xát, Lào Cai
Biển mây ở Y Tý- Bát Xát- Lào Cai
Hình ảnh Bát Xát, Lào Cai
Nhưng đồi hoa tam giác mạch- Bát Xát- Lào Cai
Hình ảnh Bát Xát, Lào Cai
Đặc sản gạo Séng Cù Mường Vi- Bát Xát- Lào Cai

Dự án bất động sản tại Huyện Bát Xát, Lào Cai

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Bát Xát, Lào Cai

Huyện Bát Xát có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Bát Xát

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Bát XátLào Cai

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Số 1 Bát XátThị trấn Bát Xát -H Bát Xát
2THPTThpt Số 2 Bát XátXã Bản Vượt - H Bát Xát
3THPTTrung tâm Gdtx Bát XátThị trấn Bát Xát -H Bát Xát

Chi nhánh / cây ATM tại Bát Xát, Lào Cai

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Bát Xát - Lào Cai

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Bát XátTổ 4, Đường Hùng Vương, Thị Trấn Bát Xát, Bát Xát, Lào Cai
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Bát XátSố 477, đường Hùng Vương, thị trấn Bát Xát, Bát Xát, Lào Cai

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Bát Xát - Lào Cai

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankSố 116D - Hùng VươngSố 116D, đường Hùng Vương, Thị trấn Bát Xát, Bát Xát, Lào Cai
2AgribankTổ 4 - Hùng VươngTổ 4, đường Hùng Vương, Thị trấn Bát Xát, Bát Xát, Lào Cai
3SacombankXã VượtHuyện Bát Xát, Lào Cai
4AgribankĐường Hùng VươngĐường Hùng Vương, Thị trấn Bát Xát, Tỉnh Lào Cao, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai

Ghi chú về Bát Xát

Thông tin về Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bát Xát, Lào Cai