Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Tam Điệp, Ninh Bình
Tam Điệp là thành phố công nghiệp nằm ở phía tây nam của tỉnh Ninh Bình. Đây hiện là thành phố đầu tiên và duy nhất của khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng không phải là trung tâm tỉnh lỵ.
Tam Điệp trở thành đô thị loại III năm 2012, và được Quốc hội phê duyệt trở thành thành phố Tam Điệp vào tháng 4 năm 2015. Theo quy hoạch đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, thành phố Tam Điệp sẽ trở thành đô thị loại II.
Bưu điện TP Ninh Bình: (0229)3873708.
UBND TP Tam Điệp: +84.30. 3864016
BVĐK Ninh Bình: 84 30 3871 030
Khách sạn Vissai TP Ninh Bình: 120 65 125
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Taxi Ninh Bình: (0229)3 633 788
Dân số 104. 175 người (thống kê 2015)
Địa giới hành chính:
Phía đông bắc giáp huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Phía đông nam giáp huyện Yên Mô, Ninh Bình
Phía tây nam giáp thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Thạch Thành của tỉnh Thanh Hoá.
Phía tây bắc giáp huyện Nho Quan, Ninh Bình.
Tam Điệp cách trung tâm thành phố Ninh Bình 14 Km, cách thủ đô Hà Nội 105 km.
Tam Điệp có địa hình phức tạp. Vùng đồi núi tập trung nhiều ở rìa phía Tây thành phố thuộc dãy núi Tam Điệp. Một số khu vực phía Bắc có núi nằm xen kẽ đồng bằng, một phần thuộc dãy núi Tràng An. Khu vực núi Tam Điệp chứa đựng nhiều tiềm năng khoáng sản như đá vôi, đất sét, quặng.
Sông lớn nhất qua Tam Điệp là sông Bến Đang chảy dọc rìa phía đông với chiều dài khoảng 10km. Thành phố cũng có một số con suối điển hình như: Suối Tam Điệp dài 2 km, chảy qua các phường Tây Sơn, Trung Sơn rồi đổ vào hồ Yên Thắng. Suối Đền Rồng dài 10 km, chảy từ xã Phú Long Nho Quan qua Quang Sơn, Nam Sơn rồi đổ vào sông Tam Điệp ở Bỉm Sơn.
Tam Điệp có 8 hồ nước gồm hồ Yên Thắng chung với huyện Yên Mô và 7 hồ khác là hồ Mùa Thu, hồ Lồng Đèn, hồ Núi Vá, hồ Mang Cá, hồ Bống, hồ Lỳ và hồ Sòng Cầu.
Về mặt quân sự, Tam Điệp giữ một vị trí quan trọng vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này. Hiện tại, nơi đây là đại bản doanh của Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bàn thị xã là Lữ đoàn 279 - Quân khu 3 ở phường Nam Sơn.
Thời thuộc nhà Hán, đèo Tam Điệp được gọi là Cửu Chân Quan, là cửa ải giữa quận Cửu Chân và quận Giao Chỉ. Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, căn cứ Cấm Khê mất, một số nghĩa quân lui xuống vùng Tam Điệp - Thần Phù để tiếp tục cuộc chiến đấu. Đầu thế kỷ 10, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã dựa vào sự hiểm trở của Tam Điệp để xây dựng và bảo vệ lực lượng ở Thanh Hóa, rồi tiến ra đánh bại quân xâm lược Nam Hán ở thành Đại La và sông Bạch Đằng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, triều đình nhà Trần đã sử dụng bức trường thành Tam Điệp để bảo vệ hậu phương Ái Châu - Diễn Châu và làm chỗ dựa cho căn cứ Thiên Trường - Trường Yên. Năm 1527, nhà Mạc thay nhà Hậu Lê. Nhà Mạc tách lấy hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của thừa tuyên Sơn Nam làm Thanh Hoa ngoại trấn. Vì lúc ấy, nhà Mạc chiếm giữ từ dãy núi Tam Điệp trở ra Bắc để chống lại nhà Hậu Lê. Vua Lê Trang Tông đã đắp lũy ở Tam Điệp để chống quân Mạc.
Vùng đất Tam Điệp là phòng tuyến kháng chiến của triều đại Tây Sơn thế kỷ 17, mảnh đất gắn với tên tuổi của anh hùng Quang Trung trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các địa danh và di tích. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Tam Điệp gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng vua Quang Trung.
Cũng như các vùng miền núi Ninh Bình, Dãy núi đá vôi ở Tam Điệp tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: động Trà Tu, động Tam Giao. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca như bài "Cửu Chân Quan" của Ngô Thì Sĩ và tấm bia khắc bài thơ “Quá Tam Điệp sơn” của vua Thiệu Trị làm năm 1842 khi đi tuần du qua núi Tam Điệp... Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.
Là thị xã miền núi nhưng Tam Điệp có lợi thế với đường quốc lộ 1A và quốc lộ 12B đi qua. Thị xã cũng có một số hồ lớn như hồ Yên Thắng, hồ Đòng Đèn, hồ Mùa Thu, hồ Trại Vông...
Hiện thị xã đang là đô thị loại 4, dự kiến trở thành thành phố đô thị loại 3 và trở thành thành phố Tam Điệp vào năm 2012. Một số công trình đô thị đặc trưng của thị xã: Nhà văn hóa trung tâm thị xã, Khách Sạn Xanh, Siêu thị Viettel, Siêu thị Thế giới di động Ngân Hàng Quân Đội MB, Khu đường đôi trung tâm thị xã, Ngã 3 Quân Đoàn 1, Phố Hàng Bàng (đường Quyết Thắng), Phố Anh Xin (đường Ngô Thì Nhậm), Công viên thị xã, Bảo tàng thị xã, Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 1, Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng, Nhà thể chất Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp, Ngã 4 cổng Nông trường Đồng Giao, Cung văn hóa thiếu nhi, Thiên Hà GALAXY Hotel 8 tầng, Tòa nhà VietinBank Tam Điệp 7 tầng, Khu nhà Vườn - Khu dân cư Mới phường Bắc Sơn, Khu dân cư mới phường Tây Sơn, Ngã 3 chợ Chiều, Tòa nhà AGRIBANK Tam Điệp,...
Ngày 28 tháng 1 năm 1967, thị trấn nông trường Đồng Giao thuộc huyện Yên Mô được thành lập cùng với thị trấn nông trường Bình Minh thuộc huyện Kim Sơn theo quyết định số: 27-NV của Bộ Nội vụ.
Ngày 23 tháng 2 năm 1974, thị trấn Tam Điệp được thành lập trực thuộc tỉnh Ninh Bình, gồm các khu vực cơ quan, xí nghiệp đóng trên đất nông trường Đồng Giao ở dọc quốc lộ 1, nông trường Đồng Giao, nông trường Tam Điệp, hợp tác xã Mùa Thu (xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) và hợp tác xã Quang Sỏi (xã Yên Sơn huyện Yên Mô) theo Quyết định 15-BT.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, thị trấn Tam Điệp trở thành huyện lỵ huyện Tam Điệp được thành lập do sáp nhập huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh (Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Ninh, Khánh Hải, Khánh Lợi, Khánh Tiên, Khánh Thiện). Từ đó, huyện Tam Điệp có 1 thị trấn Tam Điệp và 26 xã: Yên Bình, Yên Sơn, Khánh Thượng, Khánh Dương, Khánh Thịnh, Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Phong, Yên Từ, Yên Thành, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Lâm, Yên Thái, Yên Đồng, Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Ninh, Khánh Hải, Khánh Lợi, Khánh Tiên, Khánh Thiện [8].
Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1982, [9] trên cơ sở tách thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn tách từ huyện Tam Điệp. Khi đó thị xã gồm 3 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, và 4 xã: Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn.
Ngày 09 tháng 4 năm 2007, Nghị định 62/2007/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Tân Bình trên cơ sở điều chỉnh 751,80 ha diện tích tự nhiên và 5. 205 nhân khẩu của xã Yên Bình; thành lập phường Tây Sơn trên cơ sở điều chỉnh 186,55 ha diện tích tự nhiên và 2. 736 nhân khẩu của xã Quang Sơn; 37,71 ha diện tích tự nhiên và 1. 429 nhân khẩu của phường Nam Sơn; 46,76 ha diện tích tự nhiên và 853 nhân khẩu của phường Bắc Sơn [10].
Ngày 31 tháng 7 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 708/QĐ-BXD công nhận thị xã Tam Điệp là đô thị loại III [11].
Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị Quyết số 904/NQ-UBNTQH13 "về việc thành lập phường Yên Bình thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình".
Công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành kinh tế nổi trội của Tam Điệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng.
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một trong những doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lớn nhất tại Việt Nam được thành lập từ ngày 26/12/1955 từ thị trấn nông trường Đồng Giao. Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 10. 000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước dứa cô đặc 5. 000 tấn/năm. Với diện tích canh tác hơn 5. 500 hecta, thâm canh nhiều loại rau quả nhiệt đới như: dứa, cam, quýt, đu đủ, vải nhãn, na, ớt, lạc tiên... Tại đây còn trồng và canh tác nhiều loại cây có sản lượng cao như dưa chuột, ngô rau, măng, đậu co ve và nhiều cây ăn trái có chất lượng cao.
Các hệ thống dịch vụ phát triển mạnh như chợ, ngân hàng, hệ thống ATM, siêu thị
Tam Điệp lấy trục quốc lộ 1A là trục chính Đông Bắc - Tây Nam của đô thị; trục quốc lộ 12B và đường Đồng Giao là trục chính Đông Nam - Tây Bắc của Đô thị.
Quy hoạch đường Đồng Giao từ Quốc lộ 1A đến Công viên động vật hoang dã Quốc gia và rừng Cúc Phương là trục cảnh quan chính của đô thị.
Hướng phát triển: 2 bên trục quốc lộ 1A, tỉnh lộ 480D, quốc lộ 12B một phần xã Quang Sơn, Đông Sơn.
Di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ học núi Ba (phường Bắc Sơn), Di tích khảo cổ học thung Lang (phường Nam Sơn), Di tích khảo cổ học hang Đáo (xã Đông Sơn), Di tích khảo cổ học hang Yên Ngựa (phường Trung Sơn), Di tích khảo cổ học hang Dẹ (phường Nam Sơn), Di tích khảo cổ học núi hang Sáo (xã Quang Sơn), Cụm di tích khảo cổ học hang ốc; Núi ốp thuộc quần thể danh thắng Tràng An (xã Yên Sơn) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa Đa Bút và cư dân văn hóa Đông Sơn, Di tích khảo cổ học hang Khỉ (xã Đông Sơn), Di tích khảo cổ học núi Hai (phường Bắc Sơn). Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng, Sân golf Yên Thắng, Đồi Dù Resort, Đình Quang Hiển, Chùa Quang Sơn và đền Mẫu Thượng, Chùa Lý Nhân, Nhóm di tích phía Tây Nam của Quần thể danh thắng Tràng An
Đặc sản
Ốc nhồi, Dê núi Tam Điệp, gà đồi Tam Điệp, Miến lươn Tam Điệp,....
Tam Điệp trở thành đô thị loại III năm 2012, và được Quốc hội phê duyệt trở thành thành phố Tam Điệp vào tháng 4 năm 2015. Theo quy hoạch đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, thành phố Tam Điệp sẽ trở thành đô thị loại II.
Sdt quan trọng
Bưu điện TP Ninh Bình: (0229)3873708.
UBND TP Tam Điệp: +84.30. 3864016
BVĐK Ninh Bình: 84 30 3871 030
Khách sạn Vissai TP Ninh Bình: 120 65 125
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Taxi Ninh Bình: (0229)3 633 788
Địa hình thời tiết
Diện tích 10. 497,9 haDân số 104. 175 người (thống kê 2015)
Địa giới hành chính:
Phía đông bắc giáp huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Phía đông nam giáp huyện Yên Mô, Ninh Bình
Phía tây nam giáp thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Thạch Thành của tỉnh Thanh Hoá.
Phía tây bắc giáp huyện Nho Quan, Ninh Bình.
Tam Điệp cách trung tâm thành phố Ninh Bình 14 Km, cách thủ đô Hà Nội 105 km.
Tam Điệp có địa hình phức tạp. Vùng đồi núi tập trung nhiều ở rìa phía Tây thành phố thuộc dãy núi Tam Điệp. Một số khu vực phía Bắc có núi nằm xen kẽ đồng bằng, một phần thuộc dãy núi Tràng An. Khu vực núi Tam Điệp chứa đựng nhiều tiềm năng khoáng sản như đá vôi, đất sét, quặng.
Sông lớn nhất qua Tam Điệp là sông Bến Đang chảy dọc rìa phía đông với chiều dài khoảng 10km. Thành phố cũng có một số con suối điển hình như: Suối Tam Điệp dài 2 km, chảy qua các phường Tây Sơn, Trung Sơn rồi đổ vào hồ Yên Thắng. Suối Đền Rồng dài 10 km, chảy từ xã Phú Long Nho Quan qua Quang Sơn, Nam Sơn rồi đổ vào sông Tam Điệp ở Bỉm Sơn.
Tam Điệp có 8 hồ nước gồm hồ Yên Thắng chung với huyện Yên Mô và 7 hồ khác là hồ Mùa Thu, hồ Lồng Đèn, hồ Núi Vá, hồ Mang Cá, hồ Bống, hồ Lỳ và hồ Sòng Cầu.
Lịch sử
Tam Điệp là một vùng đất cổ, những dấu tích người tiền sử ở dãy núi Tam Điệp cho thấy từ xa xưa nơi đây đã là một cái nôi của loài người. Tam Điệp nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở Núi Ba thuộc sơ kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình.Về mặt quân sự, Tam Điệp giữ một vị trí quan trọng vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này. Hiện tại, nơi đây là đại bản doanh của Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bàn thị xã là Lữ đoàn 279 - Quân khu 3 ở phường Nam Sơn.
Thời thuộc nhà Hán, đèo Tam Điệp được gọi là Cửu Chân Quan, là cửa ải giữa quận Cửu Chân và quận Giao Chỉ. Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, căn cứ Cấm Khê mất, một số nghĩa quân lui xuống vùng Tam Điệp - Thần Phù để tiếp tục cuộc chiến đấu. Đầu thế kỷ 10, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã dựa vào sự hiểm trở của Tam Điệp để xây dựng và bảo vệ lực lượng ở Thanh Hóa, rồi tiến ra đánh bại quân xâm lược Nam Hán ở thành Đại La và sông Bạch Đằng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, triều đình nhà Trần đã sử dụng bức trường thành Tam Điệp để bảo vệ hậu phương Ái Châu - Diễn Châu và làm chỗ dựa cho căn cứ Thiên Trường - Trường Yên. Năm 1527, nhà Mạc thay nhà Hậu Lê. Nhà Mạc tách lấy hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của thừa tuyên Sơn Nam làm Thanh Hoa ngoại trấn. Vì lúc ấy, nhà Mạc chiếm giữ từ dãy núi Tam Điệp trở ra Bắc để chống lại nhà Hậu Lê. Vua Lê Trang Tông đã đắp lũy ở Tam Điệp để chống quân Mạc.
Vùng đất Tam Điệp là phòng tuyến kháng chiến của triều đại Tây Sơn thế kỷ 17, mảnh đất gắn với tên tuổi của anh hùng Quang Trung trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các địa danh và di tích. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Tam Điệp gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng vua Quang Trung.
Cũng như các vùng miền núi Ninh Bình, Dãy núi đá vôi ở Tam Điệp tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: động Trà Tu, động Tam Giao. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca như bài "Cửu Chân Quan" của Ngô Thì Sĩ và tấm bia khắc bài thơ “Quá Tam Điệp sơn” của vua Thiệu Trị làm năm 1842 khi đi tuần du qua núi Tam Điệp... Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.
Là thị xã miền núi nhưng Tam Điệp có lợi thế với đường quốc lộ 1A và quốc lộ 12B đi qua. Thị xã cũng có một số hồ lớn như hồ Yên Thắng, hồ Đòng Đèn, hồ Mùa Thu, hồ Trại Vông...
Hiện thị xã đang là đô thị loại 4, dự kiến trở thành thành phố đô thị loại 3 và trở thành thành phố Tam Điệp vào năm 2012. Một số công trình đô thị đặc trưng của thị xã: Nhà văn hóa trung tâm thị xã, Khách Sạn Xanh, Siêu thị Viettel, Siêu thị Thế giới di động Ngân Hàng Quân Đội MB, Khu đường đôi trung tâm thị xã, Ngã 3 Quân Đoàn 1, Phố Hàng Bàng (đường Quyết Thắng), Phố Anh Xin (đường Ngô Thì Nhậm), Công viên thị xã, Bảo tàng thị xã, Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 1, Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng, Nhà thể chất Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp, Ngã 4 cổng Nông trường Đồng Giao, Cung văn hóa thiếu nhi, Thiên Hà GALAXY Hotel 8 tầng, Tòa nhà VietinBank Tam Điệp 7 tầng, Khu nhà Vườn - Khu dân cư Mới phường Bắc Sơn, Khu dân cư mới phường Tây Sơn, Ngã 3 chợ Chiều, Tòa nhà AGRIBANK Tam Điệp,...
Ngày 28 tháng 1 năm 1967, thị trấn nông trường Đồng Giao thuộc huyện Yên Mô được thành lập cùng với thị trấn nông trường Bình Minh thuộc huyện Kim Sơn theo quyết định số: 27-NV của Bộ Nội vụ.
Ngày 23 tháng 2 năm 1974, thị trấn Tam Điệp được thành lập trực thuộc tỉnh Ninh Bình, gồm các khu vực cơ quan, xí nghiệp đóng trên đất nông trường Đồng Giao ở dọc quốc lộ 1, nông trường Đồng Giao, nông trường Tam Điệp, hợp tác xã Mùa Thu (xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) và hợp tác xã Quang Sỏi (xã Yên Sơn huyện Yên Mô) theo Quyết định 15-BT.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, thị trấn Tam Điệp trở thành huyện lỵ huyện Tam Điệp được thành lập do sáp nhập huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh (Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Ninh, Khánh Hải, Khánh Lợi, Khánh Tiên, Khánh Thiện). Từ đó, huyện Tam Điệp có 1 thị trấn Tam Điệp và 26 xã: Yên Bình, Yên Sơn, Khánh Thượng, Khánh Dương, Khánh Thịnh, Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Phong, Yên Từ, Yên Thành, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Lâm, Yên Thái, Yên Đồng, Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Ninh, Khánh Hải, Khánh Lợi, Khánh Tiên, Khánh Thiện [8].
Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1982, [9] trên cơ sở tách thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn tách từ huyện Tam Điệp. Khi đó thị xã gồm 3 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, và 4 xã: Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn.
Ngày 09 tháng 4 năm 2007, Nghị định 62/2007/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Tân Bình trên cơ sở điều chỉnh 751,80 ha diện tích tự nhiên và 5. 205 nhân khẩu của xã Yên Bình; thành lập phường Tây Sơn trên cơ sở điều chỉnh 186,55 ha diện tích tự nhiên và 2. 736 nhân khẩu của xã Quang Sơn; 37,71 ha diện tích tự nhiên và 1. 429 nhân khẩu của phường Nam Sơn; 46,76 ha diện tích tự nhiên và 853 nhân khẩu của phường Bắc Sơn [10].
Ngày 31 tháng 7 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 708/QĐ-BXD công nhận thị xã Tam Điệp là đô thị loại III [11].
Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị Quyết số 904/NQ-UBNTQH13 "về việc thành lập phường Yên Bình thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình".
Kinh tế
Công nghiệp Tam Điệp nổi bật với ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản. Với lợi thế về tài nguyên khoáng sản như đá vôi, đôlômit, đất sét, than bùn... và năng lực sản xuất của các chủ thể kinh tế hiện tại như các nhà máy xi măng Hướng Dương, Tam Điệp, The Vissai, Công ty cổ phần bê tông thép Ninh Bình... , Tam Điệp có lợi thế khá lớn về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với các sản phẩm như: xi măng, gạch gói, thép xây dựng, bê tông đúc sẵn...Công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành kinh tế nổi trội của Tam Điệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng.
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một trong những doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lớn nhất tại Việt Nam được thành lập từ ngày 26/12/1955 từ thị trấn nông trường Đồng Giao. Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 10. 000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước dứa cô đặc 5. 000 tấn/năm. Với diện tích canh tác hơn 5. 500 hecta, thâm canh nhiều loại rau quả nhiệt đới như: dứa, cam, quýt, đu đủ, vải nhãn, na, ớt, lạc tiên... Tại đây còn trồng và canh tác nhiều loại cây có sản lượng cao như dưa chuột, ngô rau, măng, đậu co ve và nhiều cây ăn trái có chất lượng cao.
Các hệ thống dịch vụ phát triển mạnh như chợ, ngân hàng, hệ thống ATM, siêu thị
Giao Thông
Là thành phố miền núi nhưng Tam Điệp có lợi thế là đường quốc lộ 1A, quốc lộ 12B và Đường sắt Bắc Nam đi qua. Với những lợi thế đó Tam Điệp đang phát triển vươn lên trở thành một đô thị trung tâm vùng nam Bắc bộ.Tam Điệp lấy trục quốc lộ 1A là trục chính Đông Bắc - Tây Nam của đô thị; trục quốc lộ 12B và đường Đồng Giao là trục chính Đông Nam - Tây Bắc của Đô thị.
Quy hoạch đường Đồng Giao từ Quốc lộ 1A đến Công viên động vật hoang dã Quốc gia và rừng Cúc Phương là trục cảnh quan chính của đô thị.
Hướng phát triển: 2 bên trục quốc lộ 1A, tỉnh lộ 480D, quốc lộ 12B một phần xã Quang Sơn, Đông Sơn.
Văn hóa du lịch
Phòng tuyến Tam Điệp: Cụm A có các di tích: Đèo Tam Điệp (đèo Ba Dội), Kẽm Đó, luỹ Ông Ninh, đoạn đường Thiên lý cũ và Cụm B có các di tích: có luỹ Quèn Thờ ngoài ra phải kể đến hệ thống núi đá vôi của quần thể di sản thế giới Tràng An nằm trên các phường Tân Bình và xã Yên Sơn.Di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ học núi Ba (phường Bắc Sơn), Di tích khảo cổ học thung Lang (phường Nam Sơn), Di tích khảo cổ học hang Đáo (xã Đông Sơn), Di tích khảo cổ học hang Yên Ngựa (phường Trung Sơn), Di tích khảo cổ học hang Dẹ (phường Nam Sơn), Di tích khảo cổ học núi hang Sáo (xã Quang Sơn), Cụm di tích khảo cổ học hang ốc; Núi ốp thuộc quần thể danh thắng Tràng An (xã Yên Sơn) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa Đa Bút và cư dân văn hóa Đông Sơn, Di tích khảo cổ học hang Khỉ (xã Đông Sơn), Di tích khảo cổ học núi Hai (phường Bắc Sơn). Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng, Sân golf Yên Thắng, Đồi Dù Resort, Đình Quang Hiển, Chùa Quang Sơn và đền Mẫu Thượng, Chùa Lý Nhân, Nhóm di tích phía Tây Nam của Quần thể danh thắng Tràng An
Đặc sản
Ốc nhồi, Dê núi Tam Điệp, gà đồi Tam Điệp, Miến lươn Tam Điệp,....
Xem thêm:
- Nhà đất bán tại Thành phố Tam Điệp
- Bán nhà riêng tại Thành phố Tam Điệp
- Bán đất tại Thành phố Tam Điệp
- Bán căn hộ chung cư tại Thành phố Tam Điệp
- Bán nhà mặt phố tại Thành phố Tam Điệp
- Nhà đất cho thuê tại Thành phố Tam Điệp
- Dự án BĐS tại Thành phố Tam Điệp
- Tin BĐS tại Tỉnh Ninh Bình
- Nhà môi giới BĐS tại Thành phố Tam Điệp
Hình ảnh về Tam Điệp, Ninh Bình
TP Tam Điệp- Ninh Bình
Bảo tàng binh đoàn Quyết Thắng- Tam Điệp- Ninh Bình
Miến lươn- Tam Điệp- Ninh Bình
Dự án bất động sản tại Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình
Hiện chưa có dự án nào tại Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình
Thành phố Tam Điệp có bao nhiêu phường, xã và thị trấn?
Tam Điệp có 5 phường, 4 xã và 0 thị trấn trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình
- Phường Bắc Sơn
- Phường Nam Sơn
- Phường Tân Bình
- Phường Tây Sơn
- Phường Trung Sơn
- Phường Yên Bình
- Xã Đông Sơn
- Xã Quang Sơn
- Xã Yên Sơn
Đường phố trực thuộc Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình
- Đường Chu Văn An
- Đường Đinh Điền
- Đường Dốc Diệm
- Đường Đồng Giao
- Đường Hàng Bàng
- Đường Hàng Mít
- Đường Hồ Xuân Hương
- Đường Hoàng Quốc Việt
- Đường Huỳnh Thúc Kháng
- Đường Lê Đại Hành
- Đường Lê Lợi
- Đường Lê Trọng Tấn
- Đường Lý Thái Tổ
- Phố Lý Thường Kiệt
- Đường Mạc Đĩnh Chi
- Đường Ngô Thì Nhậm
- Đường Ngô Thì Sỹ
- Đường Ngô Văn Sở
- Đường Nguyễn Khuyến
- Đường Núi Vàng
- Đường Phan Bội Châu
- Đường Quang Sơn
- Đường Quang Trung
- Đường Quyết Thắng
- Đường Tạ Uyên
- Đường Thanh Niên
- Đường Thiên Quang
- Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Trần Phú
- Đường Vạn Xuân
- Đường Vũ Phạm Khải
- Đường Xuân Thành
- Đường 1A
- Đường 12A
- Đường 12B
- Đường Quốc lộ 1A
- Đường Quốc Lộ 12B
- Đường Z879
Bản đồ vị trí Tam Điệp
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Thị xã Tam ĐiệpNinh Bình
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Ngô Thì Nhậm | Phường Trung Sơn TX Tam Điệp |
2 | THPT | Thpt Nguyễn Huệ | Phường Bắc Sơn TX Tam Điệp |
3 | THPT | Trường Quân sự -Qđ1 | P. Trung Sơn - TX Tam Điệp - T. Ninh Bình |
4 | THPT | Tt GDTX Tam Điệp | Phường Trung Sơn TX Tam Điệp |
Chi nhánh / cây ATM tại Tam Điệp, Ninh Bình
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Thị xã Tam Điệp - Ninh Bình
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | GPBank | Chi nhánh Số 3 | 19/9 Quốc lộ 1A, P. Trung Sơn, TX. Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
2 | Agribank | Chi nhánh Tam Điệp | Sn 302, Đường Quang Trung, Phường Bắc Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
3 | BIDV | Chi nhánh Tam Điệp | Số 20 Đường Trần Phú, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
4 | VietinBank | Chi nhánh Tam Điệp | Số 28 Đường Đồng Giao, Phường Bắc Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
5 | BIDV | Phòng giao dịch Bắc Sơn | 264 Đường Quang Trung - Trung Sơn- Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
6 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Tam Điệp | Tổ 9, phường Trung Sơn, TX. Tam Điệp, Ninh Bình |
7 | Agribank | Phòng giao dịch Nam Sơn | Đường Quang Trung, Phường Nam Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
8 | Agribank | Phòng giao dịch Ngặt Kéo | Đường Thung Lang, Phường Nam Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
9 | Agribank | Phòng giao dịch Ngặt Khéo | Phường Nam Sơn, TX. Tam Điệp, Ninh Bình |
10 | VietinBank | Phòng giao dịch Quang Trung | Số 513, Đường Quang Trung, Phường Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
11 | VietinBank | Phòng giao dịch Số 05 | Tổ 17, Phường Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
12 | Vietcombank | Phòng giao dịch Tam Điệp | Số 54 Đường Đồng Giao, Tổ 9, Phường Bắc Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
13 | MBBank | Phòng Giao dịch Tam Điệp | Tòa nhà Khách sạn Xanh, Phường Bắc Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
14 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Tam Điệp | Số 51 đường Quang Trung, phường Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
15 | Agribank | Phòng giao dịch Trung Sơn | Đường Quyết Thắng, Phường Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
16 | Agribank | Phòng giao dịch Yên Bình | Đường Tôn Thất Tùng, Phường Tân Bình, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
Cây ATM ngân hàng ở Thị xã Tam Điệp - Ninh Bình
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Vietcombank | 241 Quang Trung | 241 Quang Trung, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
2 | SHB | ATM 11290101 Phường Bắc Sơn | Số nhà 16, đường Trần Phú, phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình |
3 | MBBank | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1, Phường Trung Sơn, TX. Tam Điệp, Ninh Bình |
4 | PGBank | Chi nhánh Tx. Tam Điệp | Tổ 10A, P. Bắc Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
5 | Techcombank | Công ty CPXK Đồ Hộp Đồng Giao | TX. Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
6 | VietinBank | Công ty Giầy ADORA | Khu công nghiệp Tam Điệp, Xã Quang Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
7 | VietinBank | Công ty TNHH May Phoenix | Khu công nghiệp Tam Điệp, Xã Quang Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
8 | Vietcombank | KCN Tam Điệp | KCN Tam Điệp, Tx. Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
9 | VietinBank | Nhà máy bao bì-Xi măng Duyên Hà | Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
10 | VietinBank | Nhà máy giầy da xuất khẩu | KCN TX Tam Điệp, Phường Trung Sơn, TX. Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
11 | BIDV | PGD Bắc Sơn | Số 300, đường Quang Trung - Trung Sơn- Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
12 | SHB | PGD SHB Tam Điệp | Số 16, đường Trần Phú, Phường Bắc Sơn, Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình |
13 | BIDV | PGD Tam Điệp | Tổ 10, Đường Trần Phú, Phường Bắc Sơn, TX. Tam Điệp, Ninh Bình |
14 | MBBank | PGD Tam Điệp | Phường Bắc Sơn, TX. Tam Điệp, Ninh Bình |
15 | SHB | Phòng GD Tam Điệp | Số 16, Đường Trần Phú, Phường Bắc Sơn, Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
16 | PGBank | Phòng giao dịch Tam Điệp | 799 Tổ 9, Quang Trung, P. Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
17 | MSB | Tam Điệp | Số 616, tổ 11, phường Bắc Sơn, Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
18 | Agribank | Tổ 1A - Bắc Sơn | Tổ 1A, phường Bắc Sơn, TX. Tam Điệp, Ninh Bình |
19 | BIDV | Trụ sở Chi nhánh Tam Điệp | Số 20, đường Trần Phú - Bắc Sơn- Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
20 | VietinBank | Trụ sở công ty xi măng Tam Điệp | Xã Quang Sơn, TX. Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
21 | VietinBank | Trụ Sở Chi nhánh Tam Điệp | Số 28 Đường Đồng Giao, Phường Bắc Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
22 | VietinBank | ĐGD số 05 | Tổ 17, Phường Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình |
23 | PGBank | Điểm Giao Dịch Số 05 Tổ 9 | P. Trung Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình |
Ghi chú về Tam Điệp
Thông tin về Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tam Điệp, Ninh Bình
Từ khóa tìm kiếm:
Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tam Điệp, Ninh Bình