Tỉnh thành VN > Ninh Bình > Huyện Yên Mô

Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình

Thông tin tổng quan về Yên Mô, Ninh Bình

Yên Mô là một huyện vùng trũng phía nam của tỉnh Ninh Bình nằm bên dãy núi Tam Điệp.

Sdt quan trọng


Bưu điện TP Ninh Bình: (0229)3873708.
UBND Yên Mô: 030 3869005 - 0303 869006
BVĐK huyện Yên Mô: 0303.869.018
Khách sạn Vissai TP Ninh Bình: 120 65 125
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Taxi Ninh Bình: (0229)3 633 788

Địa hình thời tiết

Diện tích: 144,1 km²
Dân số: 169.223 nghìn người (năm 2006)
Phía tây giáp thành phố Tam Điệp, phía nam giáp hai huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp huyện Kim Sơn, phía đông bắc giáp huyện Yên Khánh.
Yên Mô nằm bên dãy núi Tam Điệp, có địa hình không bằng phẳng, có vùng đồng bằng, vùng chiêm trũng và vùng bán sơn địa.
Huyện Yên Mô nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Do địa hình ngăn cách nên có những đặc điểm khí hậu riêng. Dãy núi Tam Điệp nằm ở phía nam chắn gió mùa đông bắc mùa đông tràn về nên nhiệt độ xuống thấp đột ngột tạo nên hiện tượng khô hanh kéo dài từ tháng 10 ănm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè gió tây nam tràn sang rất nóng.

Lịch sử


Huyện Yên Mô được hình thành từ rất sớm. Theo kết quả khảo cổ, vùng đất cổ Yên Mô đã có con người sinh sống cách ngày nay hành vạn năm. Thời nhà Trần gọi là Mô Độ, thời thuộc Minh Yên Mô thuộc châu Trường Yên. Thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1469) Yên Mô thuộc phủ Trường Yên. Đầu thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn vẫn gọi là Yên Mô, gồm 8 tổng với 59 xã, thôn, phường, trang, trại. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), cắt tổng Thần Phù thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá về huyện Yên Mô thuộc Phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Yên Mô gòm 9 tổng với 65 xã, thôn: Tổng Yên Mô 10 xã, thôn; tổng Khánh Đàm (Yên Khánh): 9 xã thôn; Tổng Bạch Liên: 9 xã, thôn; Tổng Thổ Mật: 6 xã, thôn; Tổng Thần Phù: 8 xã, thôn; Tổng Yên Vân: 4 xã, thôn
Năm 1948 – 1949 hợp nhất các xã quy mô nhỏ thành lập 8 xã có quy mô lớn: Yên Sơn, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Yên Thái, Yên Mạc, Yên Nhân, Yên phong, Yên Lạc.
Năm 1956 sau cải cách ruộng đất chia tách 8 xã thành lập 15 xã mới: Yên Sơn, Yên Bình, Yên Thắng, Yên Hoà, Yên Thành, Yên Đồng, Yên Thái, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên từ, Yên Phong, Yên Phú, Yên Lạc. Tháng 5 – 1961, xã Yên Lạc sáp nhập vào huyện Yên Khánh, ba xã Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng thuộc huyện Yên Khánh sáp nhập vào huyện Yên Mô. Huyện Yên Mô vào thời điểm 1961 gồm 17 xã.
Tháng 1- 1967 thành lập thị trấn nông trường Đồng Giao trực thuộc huyện Yên Mô. Tháng 2 – 1974 giải thể thị trấn nông trường Đồng Giao, thành lập thị trấn Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình.
Ngày 27/4/1977 huyện hợp nhất với 10 xã của huyện Yên Khánh thành huyện mới lấy tên là huyện Tam Điệp, với huyện lị là thị trấn Tam Điệp, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1982 thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn tách khỏi huyện Tam Điệp để trở thành thị xã Tam Điệp.
Quyết định số 59/CP ngày 4-7-1994 đổi tên huyện Tam Điệp thành lập lại huyện Yên Khánh, tách 10 xã thuộc huyện Yên Khánh trước đây để thành lập lại huyện Yên Khánh, huyện Tam Điệp đổi tên thành huyện Yên Mô, gồm 15 xã. Năm 1997 thành lập Thị trấn Yên Thịnh. Năm 2000, tách thôn Hưng Hiền thuộc xã Yên Mỹ thành lập xã Yên Hưng; tách xã Khánh Thượng thành lập 2 Xã Khánh Thượng và Mai Sơn.
Ngày 28-11-2012, Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ sáp nhập toàn bộ 397,97 ha diện tích tự nhiên, 3.288 nhân khẩu của xã Yên Phú và 159,76 ha diện tích tự nhiên, 1.233 nhân khẩu của xã Khánh Thịnh về thị trấn Yên Thịnh quản lý.
Qua nhiều biến đổi về hành chính, hiện tại, huyện Yên Mô gồm 17 xã, 1 thị trấn: Yên Thắng, Khánh Thượng, Yên Hoà, Yên Đồng, YênThái, Yên Lâm, Yên Mỹ, Yên Mạc, Yên Nhân, Yên Từ, Yên Phong, Yên Phú, Khánh Thịnh, Khánh Dương, Yên Hưng, Mai Sơn và Thị Trấn Yên Thịnh.

Kinh tế

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển khá. Huyện đã quy hoạch, đưa cụm công nghiệp Mai Sơn với quy mô 20 ha đi vào hoạt động, thu hút hàng chục doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh tại đây. Các xã, thị trấn đều đã quy hoạch các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, nề, mộc, chế biến nông sản, huyện đang cùng nhà đầu tư chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất giầy da xuất khẩu Adora, đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới như thảm cói, đan bèo, tết bện lúa non xuất khẩu, may mặc.... Đến nay toàn huyện đã có 11 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề cấp tỉnh, tạo việc làm cho 5.400 lao động địa phương.
hương mại, dịch vụ là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tại thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Phong, Mai Sơn... đã hình thành các khu vực kinh doanh, dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, vui chơi, giải trí. Các điểm dịch vụ được hình thành và phát triển rộng khắp từ các xã đồng bằng đến các xã miền núi, đảm bảo thuận tiện trong việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân
Sản xuất nông nghiệp được tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao giá trị, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.
Yên Mô đã xây dựng quy hoạch làng nghề sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch như làng nghề thảm cói Nộn Khê (Yên Từ), Đông Đoài, Ngọc Lâm (Yên Lâm), Hồng Phong (Yên Mạc), làng nghề thêu ren Hà Thanh (Yên Nhân), xóm 5 Yên Mỹ), làng gốm mỹ nghệ Bạch Liên (Yên Thành).
Yên Mô có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2,3 ở Ninh Bình: Chợ Bến - Thôn Lam Sơn - Xã Khánh Thượng, Chợ Bút - Thôn Đông Sơn - Xã Yên Mạc, Chợ Chấp - Thôn Hưng Hiền - Xã Yên Mỹ, Chợ Lồng - Xã Yên Phong - Xã Yên Phong, Chợ Ngò - Phố Trung Yên Thị Trấn Yên Thịnh, Chợ Nuốn Khê - Thôn Nộn Khê - Xã Yên Từ, Chợ Tu - Xóm 1 - Xã Yên Thắng.

Giao Thông

Yên Mô có 3 km quốc lộ 1A chạy qua xã Mai Sơn, quốc lộ 12B chạy dài từ Kim Sơn qua trung tâm huyện nối với Tam Điệp và các tỉnh Tây Bắc. Trên địa bàn huyện cũng có 2 tỉnh lộ là 480 và tỉnh lộ 480B. Phía đông huyện Yên Mô là sông Vạc, chảy xuyên qua huyện là kênh Nhà Lê nối với các tỉnh Bắc Trung Bộ. Yên Mô còn có hệ thống hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng mang lại nhiều giá trị.
Đường thuỷ định hướng phát triển đến năm 2020 thì Yên Mô có các cảng đường thủy sau: Cảng Bút, Cảng Lạc Hiền, Cảng Cầu Rào, Các bến cảng sông khác: bến Cầu Tràng, bến Đức Hậu, bến Phương Nại, bến Cầu Hội, bến Chợ Tu, bến Chợ Bến, bến cầu Ghềnh, bến cầu Lồng, Bến cầu Giang Khương, bến cầu Đằng, Bến Trinh Nữ, bến Khương Thượng. Và một số bến đò: 2 Bến đò Vạc, Bến đò Bâu, 2 Bến đò Đức Hậu 2,

Văn hóa du lịch

Yên Mô là quê hương của nhiều danh nhân tiêu biểu như: Trần Triệu Cơ, Ninh Tốn, Vũ Phạm Khải, Phạm Thận Duật, Tạ Uyên, Vũ Xuân Hồng,...
Đại Nam nhất thống chí có nói đến "Trường Yên thất hào", bảy người Ninh Bình nổi danh đời Lê. Đó là Hiển trung đại phu Hoàng Trọng Cung người huyện Yên Khánh, Tham nghị Nguyễn Tử Dự người Giá Hộ (Hoa Lư), Thừa chính Nguyễn Đoan Tước người Phúc Am (thành phố Ninh Bình), Thị độc Ninh Tốn, người Côi Trì (Yên Mỹ, Yên Mô), Hiến phó sứ Nguyễn Đình Chí, người Bồ Xuyên (Yên Thành, Yên Mô), Thiêm sự Trịnh Xuân người Yên Liêu (Khánh Thịnh, Yên Mô) và Tham chính Phạm Kiêm Huyền người Thiên Trì (Yên Mạc, Yên Mô).
Một số địa điểm du lịch: Yên Mô có hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, hang Trời, cửa biển Thần Phù và Sân golf Yên Thắng. Ngoài ra Di tích lịch sử: Yên Mô có 12 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó có Đình Làng Nộn Khê, đê Hồng Đức Yên Mạc, còn nhiều nhất là chùa.
Lễ hội: Yên Mô có một số lễ hội, như Lễ hội Báo Bản ở làng Nộn Khê (Yên Từ, vào 12,13,14 tháng Giêng ÂL); Hội làng ở Yên Mô Thượng - Yên Mạc; chùa Nam (Tự Long Uẩn) Yên Mô Thượng - Yên Mạc; Chùa Bắc (Tự Phượng Trình) Yên Mô Thượng - Yên Mạc; chùa Cống (Quảng Phúc, Yên Phong); đền Triệu (Quảng Từ, Yên Từ); đền Bình Hải (Yên Nhân), Đền thờ hai vua đời Hậu Trần ở Bồ Xuyên (Yên Thành) v.v...
Các tòa thành cổ: Thành Thiên Phúc do Lê Hoàn xây dựng ở xã Yên Thắng; thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly xây dựng ở xã Yên Thắng, thành nhà Mạc ở xã Mai Sơn và thành Lưu Thủ, xã Yên Đồng có từ thời Hùng Vương.
Đặc sản
Làng nghề: Yên Mô có 11 làng nghề truyền thống, như nghề nem chua (ở Yên Mạc), dệt vải (ở Nộn Khê), dệt chiếu (Bình Hải), làm mộc (Côi Trì), làm nề (Bình Hải), khai thác đá, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan (Tiên Hưng), nuôi dê (Ngọc Lâm), đóng cối xay (Hưng Hiền), làng nghề gốm Bạch Liên (Yên Thành)...
Ốc núi Yên Mô: Sau những cơn mưa rào, từ những quả núi đất Yên Mô sẽ thấy ốc bò lổm ngổm trên những mỏm đá hay núp dưới những cành khô. Ốc núi chuyên ăn lá cây, rễ cây trong mùa mưa, đã tích trữ đầy chất dinh dưỡng đủ để trú thân đến hết mùa hè khô hạn nên rất mập mạp và béo tốt. Ốc này ăn lá cây nên rất sạch, khá nhiều lá cây thuốc được ốc ăn vào nên được cho rất là bổ.
Nem Yên Mạc cùng với rượu nếp Yên Lâm đã tạo nên cái duyên "bầu rượu, nắm nem" đi vào thứ ẩm thực từ lâu, là đặc sản chợ Bút Yên Mạc. Ngày nay, nem Yên Mạc đã vươn xa, có mặt ở nhiều khách sạn, nhà hàng cả trong và ngoài tỉnh. Nem Yên Mạc do được tinh chế khá công phu, sợi nem nhỏ, đỏ hồng, rời, tươi ướp với gia vị và lá ổi tàu để được hàng tuần, nên trong ngày tết không chỉ ở Ninh Bình, mà cả người từ các tỉnh lân cận tìm về mua.
Giò Trứng Nộn Khê là một món ăn được chế biến từ thịt lợn và trứng vịt luộc, gói chặt, luộc kĩ rồi ép chặt. Khi ăn, xắt từng khoanh, mỗi khoanh có hình "hoa trứng", trông đẹp mắt, ăn rất ngon miệng. Trước kia, Giò Trứng chỉ được làm trong dịp Tết Nguyên đán. Ngày nay, có nhiều cửa hàng tại Làng Nộn Khê có sản xuất loại giò này để bán cho các khách hàng gần xa..

Hình ảnh về Yên Mô, Ninh Bình

Hình ảnh Yên Mô, Ninh Bình
Trụ sở UBND huyện Yên Mô- Ninh Bình
Hình ảnh Yên Mô, Ninh Bình
Sân golf Hoàng Gia Yên Mô- Ninh Bình
Hình ảnh Yên Mô, Ninh Bình
Ốc núi Yên Mô- Ninh Bình

Dự án bất động sản tại Huyện Yên Mô, Ninh Bình

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Yên Mô, Ninh Bình

Huyện Yên Mô có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Yên Mô

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Yên MôNinh Bình

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Bán công Tạ UyênXã Yên Phong H Yên Mô
2THPTThpt Yên Mô AXã Khánh Thượng H Yên Mô
3THPTThpt Yên Mô BXã Yên Mạc H Yên Mô
4THPTTt GDTX Yên MôXã Yên Phong H Yên Mô

Chi nhánh / cây ATM tại Yên Mô, Ninh Bình

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Yên Mô - Ninh Bình

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Yên MôPhố Trung Yên, Thị Trấn Yên Thịnh, Yên Mô, Ninh Bình
2AgribankPhòng giao dịch BútXóm 9, Xã Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình
3AgribankPhòng giao dịch Số 2 - Yên MôXóm Cầu Hội, Xã Yên Thái, Yên Mô, Ninh Bình
4AgribankPhòng giao dịch TuĐội 03, Xã Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình
5LienVietPostBankPhòng giao dịch Yên MôKhu phố Trung Yên, thị trấn Yên Thịnh, Yên Mô, Ninh Bình

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Yên Mô - Ninh Bình

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1TechcombankCông ty TNHH giầy da AthenaKhu công nghiệp Yên Mô, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình
2AgribankNHNo Yên Mô, Thị trấn NgòNHNo Yên Mô, Thị trấn Ngò, Yên Mô, Ninh Bình
3AgribankTrung Yên - Yên ThịnhPhố Trung Yên, Thị trấn Yên Thịnh, Yên Mô, Ninh Bình

Ghi chú về Yên Mô

Thông tin về Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Yên Mô, Ninh Bình