Tỉnh thành VN > Quảng Ninh > Huyện Tiên Yên

Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh

Thông tin tổng quan về Tiên Yên, Quảng Ninh

Tiên Yên là một huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơnhuyện Bình Liêu, phía đông giáp huyện Đầm Hà, phía tây giáp huyện Ba Chẽthị xã Cẩm Phả, phía nam giáp huyện Vân Đồn. Diện tích tự nhiên huyện Tiên Yên là 64.789 ha (năm 2011), đứng thứ hai trong tỉnh sau Hoành Bồ, tài nguyên lớn nhất của Tiên Yên là đất rừng (29.330ha), trong đó 2 phần 3 là rừng tự nhiên, xưa có nhiều lim, táu. Đất rừng tự nhiên thích hợp nhiều loại cây trồng lâu năm, hiện đã có vài ngàn ha trồng quế, sở, thông, bạch đàn. Đất nông nghiệp của Tiên Yên rất hẹp, chỉ hơn 3000ha, trong đó gần 2000ha là đất ruộng lúa nước. Vùng cửa sông và ven biển rộng 1.163ha đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản.
Dân số Tiên Yên (01/04/2009) có 44.352 người. Người Kinh chiếm 50,2%, Dao 22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%... Xưa người Hoa đông thứ hai, sau năm 1978 còn lại vài chục người. Người các tỉnh đồng bằng đông nhất là nông dân ngoại thành Hải Phòng ra các xã Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải... làm cho cơ cấu dân tộc và sức sản xuất có những thay đổi cơ bản. Nay Tiên Yên có 12 đơn vị hành chính cơ sở gồm thị trấn Tiên Yên và 11 xã.
Địa hình Tiên Yên trập trùng đồi núi. Xã Đại Dực nằm lọt ở chân dẫy Pạc Sủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên 700m. Các xã Phong Dụ, Hà Lâu, Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các quả núi 300-400m. Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi cao Bình Liêu và sông Phố Cũ bắt nguồn từ Đình Lập là hai sông có lưu vực rộng, mùa mưa hay gây lũ lớn.

Số điện thoại quan trọng

Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tiên Yên: 033 3876 532
Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên: 033 3876 239

Kinh tế - Xã hội

Mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Tiên Yên năm 2020: Tăng trưởng nhanh, bền vững, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông - Lâm, thuỷ sản sinh thái, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp với kỹ thuật - công nghệ hiện đại phù hợp, dịch vụ thương mại, với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội phù hợp, liên thông, hệ thống hạ tầng của Tỉnh và vùng kinh tế động lực Bắc bộ, mức sống nhân dân ngày được nâng cao, bảo đảm an ninh - quốc phòng.
Mục tiêu về kinh tế:
- GDP bình quân/người đến năm 2020 gấp 3,3 - 3,4 lần năm 2010. Giảm khoảng cách chênh lệch GDP bình quân/người so với trung bình của tỉnh Quảng Ninh.
- Tăng trưởng GDP bình quân/năm là 11,5% - 12,0%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 13,5% - 14,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020.
- Tăng dần tỷ lệ tích lũy từ GDP: 30% - 32% năm 2010 và 34% - 35% năm 2020
- Tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân 12%/năm cho giai đoạn 2006 - 2010 và 12,5 % - 13% giai đoạn 2011 - 2020. Thực hiện tiết kiệm, tăng chi hợp lý cho đầu tư phát triển.
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm, Thủy sản sinh thái, Công nghiệp - TTCN hiện đại, Thương mại - Dịch vụ, với hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, kết nối liên thông hệ thống hạ tầng với Tỉnh.
Mục tiêu xã hội:
- Kiểm soát tăng dân số, giảm tỷ suất sinh bình quân/năm khoảng dưới 0,5%- 0,6% thời kỳ 2006 - 2010 và 0,4%o - 0,5%o thời kỳ 2011 - 2020.
- Nâng cao chấtlượng toàn diện giáo dục ở các cấp, bậc học phổ thông, mầm non. Duy trì và nâng cao dần chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi và tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông trước năm 2015.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đào tạo nhân lực có trình độ, chất lượng cao, kỹ năng lành nghề. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 22% - 25% năm 2010 và 35% - 40% năm 2020. Đặc biệt đào tạo ngành nghề kỹ thuật - công nghệ phù hợp, kỹ năng cho lực lượng lao động trẻ.
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư tạo thêm việc làm mới cho người lao động, tăng bình quân khoảng 3,0% - 3,5% số người trong độ tuổi lao động/năm.
- Chăm sóc sức khỏe nhân dân. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi xuống dưới 20% năm 2010 và 5% năm 2020. Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em xuống dưới 1% và khống chế không để xảy ra tai biến sản khoa.
- Nâng cao mức sống dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, đến năm 2010 mức sống tăng khoảng 1,7 - 1,8 lần và năm 2020 tăng 3,4 - 3,5 lần so với hiện nay. Tiếp tục kiểm soát và giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% năm 2020.
- Đến năm 2010 có 75% - 80% thôn bản và đến năm 2020 có 90% - 95% thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn bản văn hóa; khoảng 80% - 85% số hộ năm 2010 và 95% - 98% số hộ năm 2020 đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
- Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; cải thiện môi trường sinh thái bền vững.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Văn hóa - Du lịch


Tiên Yên là vùng đất vốn được thiên nhiên ưu đãi với phong cảnh hữu tình, núi đồi xen kẽ sông ngòi, biển cả tạo nên bức tranh hài hoà, cân xứng, còn điểm xuyến nét trầm mặc phố cổ với nhiều di tích và danh thắng.
Bên cạnh những danh thắng hữu tình, nên thơ, Tiên Yên còn được biết đến với khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã và đang ngày càng hấp dẫn du khách. Đó là di tích lịch sử Khe Tù (thị trấn Tiên Yên); miếu Đại Vương (xã Hải Lạng); di tích lịch sử núi Khe Giao (xã Điền Xá); Linh Quán tự (thị trấn Tiên Yên) ... Trong đó, nổi bật phải kể đến di tích lịch sử Khe Tù. Năm 1943, thực dân Pháp đã xây dựng một nhà tù lớn ở khu ven sông phố cũ gần thị trấn Tiên Yên. Nơi này được bố trí rất kiên cố với 2 hệ thống nhà giam, hầm ngầm để nhốt tù nhân. Khe Tù với bao lớp chiến sĩ cách mạng bị tra tấn đày đoạ và tàn bạo hơn chúng cho dựng 4 máy chém để sát hại tù nhân. Di tích Khe Tù sẽ là nơi để Tiên Yên giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Cùng với di tích lịch sử Khe Tù, miếu Đại Vương, các di tích lịch sử, văn hóa khác trên địa bàn cũng đang góp phần níu giữ chân khách du lịch. Đó là núi Hậu Sơn (xã Tiên Lãng), nơi cắm lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên của quân Đệ tứ chiến khu Đông Triều; là di tích lịch sử núi Khe Giao (xã Điền Xá), nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện; là Linh Quán tự, Tín Tâm miếu (thị trấn Tiên Yên)... những nơi thể hiện tín ngưỡng, tâm linh của người dân nơi đây.
Tiên Yên có 13 dân tộc cùng sinh sống như: Dao, Tày, Sán Chỉ, Sán Dìu... Đồng bào các dân tộc ở Tiên Yên còn lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống qua trang phục, lễ hội dân gian, nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ... Chính sự đa dạng đó đã tạo nên sự phong phú nét văn hoá truyền thống các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Nét đặc sắc truyền thống đã được huyện Tiên Yên chú ý giữ gìn, bảo tồn và phát huy, đây là một lợi thế để Tiên Yên đưa du lịch văn hoá vào khai thác.

Đặc sản

Đệ nhất” gà đồi
Tiên Yên không chỉ nổi tiếng với những ngôi nhà cổ kính mà còn được biết đến với đặc sản “gà đồi”. Không mấy ai ở Quảng Ninh là không biết câu ngạn ngữ: “Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, gà Tiên Yên”. Gọi là “gà đồi” bởi gà Tiên Yên không phải giống gà nuôi nhốt mà chúng được thả rông, suốt ngày chạy nhảy, đêm đến thì ngủ trên cây… Đây là giống gà thuần chủng ở địa phương, có thịt thơm, ngọt đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai; ngậy mà không ngấy…
Độc đáo bánh gật gù
Nghe cái tên của bánh thôi đã thấy độc đáo. Bánh gật gù được làm bằng gạo nương. Gạo đem ngâm rồi xay thành bột. Khi xay, người ta pha lẫn một ít cơm nguội và “ngón” bí truyền mà các gia đình làm bánh luôn giữ là pha trộn theo tỷ lệ nào thì bánh ngon nhất. Bột xay rồi đem tráng, không mỏng như bánh cuốn, không dày như bánh đa. Bánh tráng xong cuộn lại, dài bằng gang tay, to như ngón tay cái xếp trên đĩa sứ, trắng muốt. Bánh trong, mềm, dẻo mà không dính. Khi cầm lên tay, bánh cứ “gật gù” “gật gù”. Người dân địa phương bảo, ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ, mà còn là thứ thuốc giải cảm rất hữu hiệu.

Hình ảnh về Tiên Yên, Quảng Ninh

Hình ảnh Tiên Yên, Quảng Ninh
Cảnh hoàng hôn trên Mũi Lòng Vàng.
Hình ảnh Tiên Yên, Quảng Ninh
Thác Pạc Sủi là tuyệt phẩm vô giá của thiên nhiên ban tặng cho Tiên Yên.
Hình ảnh Tiên Yên, Quảng Ninh
Bệnh viện Pháp - công trình còn sót lại tại khu di tích Khe Tù.

Dự án bất động sản tại Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

Huyện Tiên Yên có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Tiên Yên có 11 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh


Đường phố trực thuộc Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh

Bản đồ vị trí Tiên Yên

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Tiên YênQuảng Ninh

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Hải ĐôngXã Hải Đông, huyện Tiên Yên
2THPTThpt Nguyễn TrãiThị trấn Tiên Yên, Tiên Yên
3THPTThpt Tiên YênT. trấn Tiên Yên, H Tiên Yên

Chi nhánh / cây ATM tại Tiên Yên, Quảng Ninh

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Tiên Yên - Quảng Ninh

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Tiên YênSn 2C, Phố Hoà Bình, Thị Trấn Tiên Yên, Tiên Yên, Quảng Ninh
2VietcombankPhòng giao dịch Tiên Yên04 Phố Thống Nhất, Thị Trấn Tiên Yên, Tiên Yên, Quảng Ninh
3BIDVPhòng giao dịch Tiên YênTầng 1, Toà Nhà 7 Tầng, Phố Thống Nhất - Tiên Yên- Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh
4LienVietPostBankPhòng giao dịch Tiên YênSố 64 - 66, phố Đồng Tiến 1, thị trấn Tiên Yên, Tiên Yên, Quảng Ninh
5AgribankPhòng giao dịch Đông NgũThôn Đông Ngũ, Xã Đông Ngũ, Tiên Yên, Quảng Ninh

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Tiên Yên - Quảng Ninh

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1Agribank2C Hoà Bình2C Hoà Bình, Tiên Yên, Quảng Ninh
2PGBankChi nhánh Tiên YênPhố Hoà Bình, Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh
3VietcombankPGD Tiên Yên04 Thống Nhất, Thị trấn Tiên Yên, Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh

Ghi chú về Tiên Yên

Thông tin về Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tiên Yên, Quảng Ninh