Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
Thông tin tổng quan về Mai Sơn, Sơn La
Mai Sơn là một huyện ở trung tâm tỉnh Sơn La. Phía Bắc giáp Thuận Châu, thị xã Sơn La và Mường La, phía Đông giáp Bắc Yên, Yên Châu, phía Tây giáp huyện Sông Mã, phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào với đường biên giới dài 8 km. Mai Sơn rộng 1410,3 km² và có 112,8 nghìn người (dân số khu vực thành thị chiếm 8,4%). Có nhiều dân tộc cộng cư sinh sống (trong đó 6 dân tộc chủ yếu là người Thái (Việt Nam) chiếm 55,62%, người Kinh 30,53%, người Mông 7,42%, người Xinh Mun 3,23%, người Khơ Mú 2,49%; người Mường 0,65%). Mai Sơn bao gồm 21 xã.
Trung tâm Y tế huyện Mai Sơn: 022.3843.532
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của địa phương. Kinh tế lâm nghiệp đã có những bước phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Việc phát triển rừng kinh tế gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động đã tạo động lực mới cho phong trào phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện. Đến nay Mai Sơn có diện tích tự nhiên trên 143.000 ha, trong đó rừng nguyên sinh gần 56.824 ha, rừng tái sinh 1.200 ha và rừng trồng 300 ha, độ che phủ đạt xấp xỉ 40%, nếu tính cả 17.000 ha rừng trạng thái 1C sắp đủ tiêu chuẩn 2C thì độ che phủ của rừng toàn huyện đạt 43,5%. Trong lĩnh vực chăn nuôi, từ phong trào thi đua lao động sản xuất, nhiều mô hình kinh tế trang trại, dịch vụ được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp từng bước chuyển biến cả về chất và lượng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công nghiệp chế biến và khai thác được chú trọng, một số sản phẩm đang được xây dựng thương hiệu, các sản phẩm truyền thống tiêu biểu đang được quan tâm khôi phục, phát triển. Trên địa bàn huyện đã thu hút một số nhà máy: Nhà máy Xi măng công suất 1 triệu tấn/năm, Nhà máy đường, Nhà máy tinh bột sắn...
5 năm qua (2010 - 2014), phong trào phát triển giao thông nông thôn của huyện Mai Sơn vừa phát huy được nguồn lực đầu tư của Nhà nước, vừa huy động được sự tham gia đóng góp tích cực của nhân dân. Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng phát triển giao thông nông thôn lên tới gần 290 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 9 tỷ 635 triệu đồng; ngân sách địa phương 58,95 tỷ đồng; vốn ODA hơn 52,5 tỷ và vốn đóng góp của nhân dân trên 48 tỷ đồng. 1.314 km đường các loại được cải tạo nâng cấp; 78 cầu các loại trên tuyến đường huyện, xã được xây dựng mới và sửa chữa. Chỉ tính giai đoạn 2013 - 2014, thực hiện Nghị quyết 40 và 63 của HĐND tỉnh, toàn huyện đã nâng cấp hơn 43 km đường, tổng mức đầu tư trên 50,6 tỷ đồng (huy động đóng góp của nhân dân được 34,2 tỷ đồng); thực hiện theo Nghị quyết 41 đã nâng cấp 16,3km với tổng mức kinh phí trên 9,3 tỷ đồng (nhân dân đóng góp gần 5,3 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Mai Sơn còn làm tốt công tác quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn, tập trung sửa chữa, nâng cấp cầu treo và tu sửa đường; toàn huyện đã tu sửa được trên 23,3km đường và làm 3 cầu treo với kinh phí của Nhà nước hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng và nhân dân đóng góp gần 600 triệu đồng.
Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, Huyện Mai Sơn, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Tp Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km. Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn bạn là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. bạn có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, các trôi, cá mè. Tới chân đập, bạn có thể đi bằng thuyền lên đỉnh đập để chiêm ngưỡng công trình chắn ngang hai ngọn núi, tạo nên hồ nước mênh mông, và ta bỗng thấy khâm phục những con người đã làm nên công trình này. Đừng quên ghé thăm các bản làng và thưởng thức các nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Thái sinh sống từ lâu đời bên cạnh hồ như : Bản Nà Si, Bản Mé, Bản Un.
Số điện thoại quan trọng
Phòng GD&ĐT huyện Mai Sơn: 022.3843.038Trung tâm Y tế huyện Mai Sơn: 022.3843.532
Kinh tế - Xã hội
Mai Sơn đã hình thành 4 vùng kinh tế đặc trưng: Vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6; kinh tế dọc Quốc lộ 4G, kinh tế vùng lòng hồ Sông Đà; kinh tế vùng cao, biên giới. Với diện tích đất đồi khá lớn nên nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của huyện Mai Sơn, chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Mai Sơn đã phát huy mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2020”. Huyện đã ổn định phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có lợi thế. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.935,9 tỷ đồng, tăng 6,7% so với 2013, giá trị sản xuất trên một ha đạt 40 triệu đồng.Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của địa phương. Kinh tế lâm nghiệp đã có những bước phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Việc phát triển rừng kinh tế gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động đã tạo động lực mới cho phong trào phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện. Đến nay Mai Sơn có diện tích tự nhiên trên 143.000 ha, trong đó rừng nguyên sinh gần 56.824 ha, rừng tái sinh 1.200 ha và rừng trồng 300 ha, độ che phủ đạt xấp xỉ 40%, nếu tính cả 17.000 ha rừng trạng thái 1C sắp đủ tiêu chuẩn 2C thì độ che phủ của rừng toàn huyện đạt 43,5%. Trong lĩnh vực chăn nuôi, từ phong trào thi đua lao động sản xuất, nhiều mô hình kinh tế trang trại, dịch vụ được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp từng bước chuyển biến cả về chất và lượng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công nghiệp chế biến và khai thác được chú trọng, một số sản phẩm đang được xây dựng thương hiệu, các sản phẩm truyền thống tiêu biểu đang được quan tâm khôi phục, phát triển. Trên địa bàn huyện đã thu hút một số nhà máy: Nhà máy Xi măng công suất 1 triệu tấn/năm, Nhà máy đường, Nhà máy tinh bột sắn...
5 năm qua (2010 - 2014), phong trào phát triển giao thông nông thôn của huyện Mai Sơn vừa phát huy được nguồn lực đầu tư của Nhà nước, vừa huy động được sự tham gia đóng góp tích cực của nhân dân. Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng phát triển giao thông nông thôn lên tới gần 290 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 9 tỷ 635 triệu đồng; ngân sách địa phương 58,95 tỷ đồng; vốn ODA hơn 52,5 tỷ và vốn đóng góp của nhân dân trên 48 tỷ đồng. 1.314 km đường các loại được cải tạo nâng cấp; 78 cầu các loại trên tuyến đường huyện, xã được xây dựng mới và sửa chữa. Chỉ tính giai đoạn 2013 - 2014, thực hiện Nghị quyết 40 và 63 của HĐND tỉnh, toàn huyện đã nâng cấp hơn 43 km đường, tổng mức đầu tư trên 50,6 tỷ đồng (huy động đóng góp của nhân dân được 34,2 tỷ đồng); thực hiện theo Nghị quyết 41 đã nâng cấp 16,3km với tổng mức kinh phí trên 9,3 tỷ đồng (nhân dân đóng góp gần 5,3 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Mai Sơn còn làm tốt công tác quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn, tập trung sửa chữa, nâng cấp cầu treo và tu sửa đường; toàn huyện đã tu sửa được trên 23,3km đường và làm 3 cầu treo với kinh phí của Nhà nước hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng và nhân dân đóng góp gần 600 triệu đồng.
Văn hóa - Giáo dục
Mai Sơn là một trong những huyện miền núi của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, địa hình cách trở, đi lại khó khăn, nhất là trong mùa mưa. Xã xa nhất cách trung tâm huyện tới 110km. Toàn huyện có 6 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ riêng, có phong tục tập quán khác biệt và đặc biệt vẫn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu như nạn tảo hôn, ma chay... ảnh hướng không nhỏ đến việc đưa học sinh đến trường. Xác định được những khó khăn, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh việc phát triển các mô hình bán trú dân nuôi nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. Trong thời gian qua, nhờ sự nỗ lực của ngành giáo dục và sự quan tâm của cấp trên công tác giáo dục với các trường có mô hình bán trú dân nuôi có nhiều chuyển biến: hệ thống giáo dục phủ kín 3 bậc học với 180 điểm trường, cơ bản kiên cố hóa trường lớp; mầm non 53%, tiểu học 52,5%, Trung học cơ sở 82%, mở lớp tới bản với hệ thống mầm non....Du lịch
Sân bay Nà Sản nằm trên Quốc lộ 6, cách thành phố Sơn La khoảng 20 km về phía Nam. Năm 2004, sân bay được “tạm đóng cửa để nâng cấp” nhưng đến nay vẫn chưa mở cửa hoạt động trở lại. Sân bay Nà Sản được người Pháp xây dựng vào khoảng năm 1950, phục vụ cho nhu cầu đi lại của người Pháp, sau khi họ chiếm lại được quyền kiểm soát được vùng Sơn La từ tay Việt Minh. Ban đầu, sân bay có một đường băng ngắn với nền đất nện; về sau được mở rộng kéo dài thêm và có nền lát ghi sắt, có thể đáp ứng cho loại máy bay Dakota cất và hạ cánh. Sau năm 1954, sân bay Nà Sản bị bỏ hoang một thời gian. Mãi đến đầu thập niên 1960, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới quyết định khôi phục lại hoạt động của sân bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại đường không của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, không lâu sau, sân bay một lần nữa bị đóng cửa do lượng khách đi lại khi đó còn rất ít. Đến năm 1994, sân bay tái hoạt động trở lại thêm 10 năm nữa, từ năm 1994 đến 2004. Ngày 17 tháng 5 năm 2004, sân bay một lần được “đóng cửa” để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường băng với tổng vốn dự kiến khoảng 550 tỷ đồng (giai đoạn 1). Nhưng cho đến hết năm 2009, sân bay Nà Sản vẫn chưa có vốn đầu tư để thực hiện việc nâng cấp. Nguyên do trong việc chậm trễ nâng cấp sân bay là do kém hiệu quả kinh tế khi chỉ cách Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc và cách sân bay Điện Biên Phủ 180 km về phía Nam.Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, Huyện Mai Sơn, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Tp Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km. Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn bạn là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. bạn có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, các trôi, cá mè. Tới chân đập, bạn có thể đi bằng thuyền lên đỉnh đập để chiêm ngưỡng công trình chắn ngang hai ngọn núi, tạo nên hồ nước mênh mông, và ta bỗng thấy khâm phục những con người đã làm nên công trình này. Đừng quên ghé thăm các bản làng và thưởng thức các nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Thái sinh sống từ lâu đời bên cạnh hồ như : Bản Nà Si, Bản Mé, Bản Un.
Xem thêm:
Hình ảnh về Mai Sơn, Sơn La
Bản Nà Hạ-Nà Ớt-huyện Mai Sơn.
Hồ Tiền Phong-xã Mường Bon-huyện Mai Sơn.
Phụ nữ xã Phiêng Cằm hái chè.
Dự án bất động sản tại Huyện Mai Sơn, Sơn La
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Mai Sơn, Sơn La
Huyện Mai Sơn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Mai Sơn có 21 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
- Thị trấn Hát Lót
- Xã Chiềng Ban
- Xã Chiềng Chăn
- Xã Chiềng Chung
- Xã Chiềng Dong
- Xã Chiềng Kheo
- Xã Chiềng Lương
- Xã Chiềng Mai
- Xã Chiềng Mung
- Xã Chiềng Nơi
- Xã Chiềng Sung
- Xã Chiềng Ve
- Xã Cò Nòi
- Xã Hát Lót
- Xã Mường Bằng
- Xã Mường Bon
- Xã Mường Tranh
- Xã Nà Bó
- Xã Nà Ớt
- Xã Phiêng Cằm
- Xã Phiêng Pằn
- Xã Tà Hộc
Đường phố trực thuộc Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La
Vị trí Mai Sơn
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Mai SơnSơn La
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Chu Văn Thịnh | Xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn |
2 | THPT | Thpt Cò Nòi | Xã Cò Nòi huyện Mai Sơn |
3 | THPT | Thpt Mai Sơn | Thị Trấn -huyện Mai Sơn |
4 | THPT | Trung tâm Gdtx huyện Mai Sơn | Thị Trấn huyện Mai Sơn |
Chi nhánh / cây ATM tại Mai Sơn, Sơn La
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Mai Sơn - Sơn La
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Mai Sơn | Tiểu khu 6, thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La |
2 | Agribank | Phòng Giao dịch Cò Nòi | Tiểu Khu 2, Xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La |
3 | BIDV | Phòng giao dịch Cò Nòi | Tiểu Khu 2, Quốc Lộ 6 - Hát Lót- Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La |
4 | BIDV | Phòng giao dịch Mai Sơn | Tiểu Khu 4 - Hát Lót- Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La |
5 | ABBank | Phòng giao dịch Mai Sơn | Tiểu Khu 4, Thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La |
6 | VietinBank | Phòng giao dịch Mai Sơn | Số 513, Tiểu Khu 6, Thị Trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Mai Sơn - Sơn La
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | BIDV | PGD Mai Sơn | Tiểu khu 6 - Hát Lót- Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La |
2 | VietinBank | PGD Mai Sơn | Số 513, Tiểu Khu 6, Thị Trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La |
3 | ABBank | Tiểu khu 4 | Tiểu khu 4, Thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La |
4 | Agribank | Tiểu Khu 6 - Hát lót | Tiểu Khu 6, Thị trấn Hát lót, Mai Sơn, Sơn La |
Ghi chú về Mai Sơn
Thông tin về Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mai Sơn, Sơn La
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mai Sơn, Sơn La