Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Mường La, Sơn La
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 42 km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La; phía Đông giáp tỉnh Yên Bái; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La). Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.924 ha. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm: 1 thị trấn và 15 xã, 288 bản, tiểu khu; 16.449 hộ, với 82.233 nhân khẩu, thuộc 6 dân tộc anh em cùng chung sống là: Thái, Mông, Kinh, Kháng, Khơ Mú, La Ha. Huyện có nhiều thắng cảnh như: Hồ Thủy điện Sơn La dọc sông Đà; thủy điện Huổi Quảng, Nậm Chiến; suối nước nóng Ngọc Chiến... đây là những điều kiện lý tưởng để thúc đẩy ngành du lịch Mường La phát triển.
Độ cao bình quân của huyện là 500–700 m. Trên địa bàn Mường La có nhiều dãy núi và núi cao ở phía Bắc và Đông Bắc. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua huyện. Một số sông suối lớn khác là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia. Khi đập thủy điện Sơn La được hoàn thành, hồ thủy điện Sơn La sẽ chiếm một phần không nhỏ diện tích toàn huyện.
Bệnh viện Đa khoa Mường La: 022 3830 036
Tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân trên người tăng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2013, tổng đầu tư toàn xã hội ước 823 tỷ đồng; tổng thu ngân sách ước 625,2 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn 40,8 tỷ đồng; tổng chi ngân sách 621,8 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 64.395 tấn; tổng vốn đầu tư 119,443 tỷ đồng; đã giải ngân 96,077 tỷ đồng; tổng doanh thu vận tải 69,7 tỷ đồng; doanh số cho vay 315 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 42,72%...
Từ năm 2007, Mường La đã phối hợp với doanh nghiệp cao su trên đia bàn triển khai trồng cây cao su trên toàn huyện. Đến hết năm 2013, đã trồng và chăm sóc, bảo vệ 2.168,8 ha cây cao su. Hiện tại, Mường La là huyện có diện tích cây cao su lớn nhất tỉnh Sơn La.
Huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai công tác khuyến nông, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ và tăng cường thâm canh cây trồng. Bên cạnh đó, huyện có hồ thủy điện Sơn La với 130,7 ha mặt nước, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2011, huyện đã phối hợp với Công ty cổ phần nuôi trồng và xuất nhập khẩu thủy sản Tây Bắc đưa cá tầm vào nuôi tại lòng hồ công trình thủy điện Sơn La, với 20 lồng cá tại xã Mường Trai, Chiềng Lao, Hua Trai, thị trấn Ít Ong, năng suất đạt từ 240-260 kg/lồng. Năm 2013, có 75 lồng cá được nuôi thả, sản lượng đạt 477 tấn.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện chú trọng. Đến nay, huyện đã quản lý, chăm sóc và bảo vệ 76.620 ha diện tích rừng hiện có, nâng độ che phủ lên 54%. Năm 2013, huyện chỉ đạo các chủ đầu tư dự án 661 trồng mới 37 ha rừng, cơ cấu giống chủ yếu là cây mây nếp và cây sơn tra. Nâng diện tích rừng sơn tra trên địa bàn huyện lên 3.338 ha, năng suất bình quân từ 18-20 tấn/ha, giá trị thu nhập gần 7 tỷ đồng.
Đặc biệt, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua huyện đã được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La - thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2.400MW, sản lượng điện thương phẩm năm 2012 đạt 21,86 triệu KWh, năm 2013 đạt 8,478 tỷ kwh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 thủy điện vừa và nhỏ đang thi công xây dựng. Do đó, đã tác động tích cực đến cuộc sống của người dân trong vùng, hàng loạt các dịch vụ thương mại, dịch vụ hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú được đưa về các bản vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, Mường La đã nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình dự án 30a, 134, 155, 1382, 661, giảm nghèo... cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Những năm qua, các dự án này đã phát huy tác dụng, đời sống của đồng bào dân tộc huyện Mường La đã phát triển hơn, ngày càng có nhiều hộ làm ăn kinh tế giỏi, bà con đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt.
Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2015, Bệnh viện đã khám 15.205 lượt người, trong đó điều trị nội trú 4.090 lượt người; thực hiện phẫu thuật 191 ca; xét nghiệm 39.496 trường hợp; siêu âm 2.916 bệnh nhân... Cùng với nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc, các trang thiết bị y tế hiện đại cũng được quan tâm đầu tư mua sắm, phục vụ tích cực cho việc “trị bệnh cứu người”, triển khai lồng ấp sơ sinh nuôi các trẻ non tháng, trường hợp trẻ viêm phổi nặng, suy hô hấp... (những trường hợp này trước đây phải chuyển tuyến trên). Hay phương pháp tê đám rối thần kinh cánh tay, giảm chi phí và tăng độ an toàn cho bệnh nhân; hoặc triển khai các kỹ thuật kết hợp xương... Bệnh viện còn khuyến khích, động viên các y, bác sĩ tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ y học, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2014, Bệnh viện có 4 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó 2 đề tài được Hội đồng Khoa học Sở Y tế công nhận đạt loại khá.
ùng với tiềm năng du lịch thủy điện, du thuyền trên lòng hồ sông Đà, Mường La còn là nơi chứa đựng nhiều bí ẩn từ các di tích lịch sử Đồn Pom Páp (thị trấn Ít Ong), Đồn Mường Chiến (Ngọc Chiến), di tích khảo cổ học hang Co Noong (thị trấn Ít Ong), hang Hua Bó (Mường Bú); lũng Đán Lanh, xã Mường Chùm là nơi thành lập Chi bộ Đảng, đầu tiên của huyện Mường La. Các khu du lịch sinh thái như: Vườn cây cao su tổ Phiêng Tìn, suối nước nóng bản Ít (thị trấn Ít Ong), bản Lướt (Ngọc Chiến); du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Thái có các lễ hội văn hoá truyền thống như: Lễ hạn Khuống, lễ hội Khắp Then, lễ hội Mừng cơm mới... Đây chính là cơ sở, điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ- du lịch.
Trong kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2010-2015, huyện đã xây dựng 4 tuyến du lịch: Tham quan thắng cảnh thuỷ điện Nậm La; thủy điện Sơn La; thắng cảnh nhà sàn, suối nước nóng Hua Ít (thị trấn Ít Ong) và tham quan đèo núi Khau Sam Xíp, nhà sàn và suối nước nóng bản Lướt (Ngọc Chiến). Cách thành phố Sơn La chừng 15 km, là điểm dừng chân để du khách đến với cảnh quan thủy điện Nậm La, cùng khám phá kỳ thú của quần thể hang Thẳm Bó và đắm mình vào các lễ hội lễ hội Hạn Khuống, lễ hội mừng nhà mới của dân tộc Thái dọc suối Bú. Tiếp tục hành trình, theo tỉnh lộ 106, du khách có thể tận mắt ngắm nhìn công trình thủy điện Sơn La kỳ vĩ, nơi hòn ngọc miền Tây của Tổ quốc đang bừng sáng. Từ đây bạn có thể ngược dòng sông Đà, du thuyền ngắm cảnh lòng hồ thủy điện Sơn La qua các bản làng TĐC của các xã Hua Trai, Mường Trai, Chiềng Lao và Nậm Giôn, cùng trải nghiệm cuộc sống trên quê mới với người dân.
Về với Mường La, du khách còn có thể tận hưởng khí hậu mát mẻ của vùng cao Tây Bắc, cùng hòa mình trong dòng suối nóng của bản Lướt (Ngọc Chiến). Tối đến, trong những nếp nhà sàn truyền thống bằng gỗ pơ mu hàng trăm năm tuổi, du khách có thể thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn như măng lay, cá nướng, xôi nếp tan thơm dẻo trên cánh đồng Mường Chiến, cùng nhau theo vòng quay của điệu xòe, ngây ngất trong men rượu sơn tra thơm ngọt và thả hồn theo giọng hát ngọt ngào của những cô gái Thái. Du khách cũng có thể cùng sống, sinh hoạt trong các gia đình để tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây và để được một lần là “người dân tộc Thái” thực thụ.
Độ cao bình quân của huyện là 500–700 m. Trên địa bàn Mường La có nhiều dãy núi và núi cao ở phía Bắc và Đông Bắc. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua huyện. Một số sông suối lớn khác là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia. Khi đập thủy điện Sơn La được hoàn thành, hồ thủy điện Sơn La sẽ chiếm một phần không nhỏ diện tích toàn huyện.
Số điện thoại quan trọng
Thông tin điện tử huyện Mường La: 022.3830.024Bệnh viện Đa khoa Mường La: 022 3830 036
Kinh tế - Xã hội
Vượt qua rào cản là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, huyện Mường La tỉnh Sơn La đã và đang có những bước phát triển mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, sau khi tập trung quyết liệt thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Mường La hôm nay ai đến cũng phải ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của một vùng đất mới.Tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân trên người tăng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2013, tổng đầu tư toàn xã hội ước 823 tỷ đồng; tổng thu ngân sách ước 625,2 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn 40,8 tỷ đồng; tổng chi ngân sách 621,8 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 64.395 tấn; tổng vốn đầu tư 119,443 tỷ đồng; đã giải ngân 96,077 tỷ đồng; tổng doanh thu vận tải 69,7 tỷ đồng; doanh số cho vay 315 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 42,72%...
Từ năm 2007, Mường La đã phối hợp với doanh nghiệp cao su trên đia bàn triển khai trồng cây cao su trên toàn huyện. Đến hết năm 2013, đã trồng và chăm sóc, bảo vệ 2.168,8 ha cây cao su. Hiện tại, Mường La là huyện có diện tích cây cao su lớn nhất tỉnh Sơn La.
Huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai công tác khuyến nông, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ và tăng cường thâm canh cây trồng. Bên cạnh đó, huyện có hồ thủy điện Sơn La với 130,7 ha mặt nước, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2011, huyện đã phối hợp với Công ty cổ phần nuôi trồng và xuất nhập khẩu thủy sản Tây Bắc đưa cá tầm vào nuôi tại lòng hồ công trình thủy điện Sơn La, với 20 lồng cá tại xã Mường Trai, Chiềng Lao, Hua Trai, thị trấn Ít Ong, năng suất đạt từ 240-260 kg/lồng. Năm 2013, có 75 lồng cá được nuôi thả, sản lượng đạt 477 tấn.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện chú trọng. Đến nay, huyện đã quản lý, chăm sóc và bảo vệ 76.620 ha diện tích rừng hiện có, nâng độ che phủ lên 54%. Năm 2013, huyện chỉ đạo các chủ đầu tư dự án 661 trồng mới 37 ha rừng, cơ cấu giống chủ yếu là cây mây nếp và cây sơn tra. Nâng diện tích rừng sơn tra trên địa bàn huyện lên 3.338 ha, năng suất bình quân từ 18-20 tấn/ha, giá trị thu nhập gần 7 tỷ đồng.
Đặc biệt, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua huyện đã được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La - thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2.400MW, sản lượng điện thương phẩm năm 2012 đạt 21,86 triệu KWh, năm 2013 đạt 8,478 tỷ kwh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 thủy điện vừa và nhỏ đang thi công xây dựng. Do đó, đã tác động tích cực đến cuộc sống của người dân trong vùng, hàng loạt các dịch vụ thương mại, dịch vụ hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú được đưa về các bản vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, Mường La đã nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình dự án 30a, 134, 155, 1382, 661, giảm nghèo... cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Những năm qua, các dự án này đã phát huy tác dụng, đời sống của đồng bào dân tộc huyện Mường La đã phát triển hơn, ngày càng có nhiều hộ làm ăn kinh tế giỏi, bà con đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt.
Y tế
Bệnh viện Đa khoa Mường La là bệnh viện tuyến huyện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất; thiếu thầy thuốc chuyên khoa sâu, thiếu kỹ thuật viên tay nghề cao... Song vượt lên những điều đó, 90 cán bộ, nhân viên, trong đó 18 bác sĩ, 1 dược sĩ đại học, 28 điều dưỡng viên, 14 y sĩ... của Bệnh viện luôn tận tâm, trách nhiệm trong “trị bệnh cứu người”, bước đầu đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2015, Bệnh viện đã khám 15.205 lượt người, trong đó điều trị nội trú 4.090 lượt người; thực hiện phẫu thuật 191 ca; xét nghiệm 39.496 trường hợp; siêu âm 2.916 bệnh nhân... Cùng với nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc, các trang thiết bị y tế hiện đại cũng được quan tâm đầu tư mua sắm, phục vụ tích cực cho việc “trị bệnh cứu người”, triển khai lồng ấp sơ sinh nuôi các trẻ non tháng, trường hợp trẻ viêm phổi nặng, suy hô hấp... (những trường hợp này trước đây phải chuyển tuyến trên). Hay phương pháp tê đám rối thần kinh cánh tay, giảm chi phí và tăng độ an toàn cho bệnh nhân; hoặc triển khai các kỹ thuật kết hợp xương... Bệnh viện còn khuyến khích, động viên các y, bác sĩ tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ y học, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2014, Bệnh viện có 4 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó 2 đề tài được Hội đồng Khoa học Sở Y tế công nhận đạt loại khá.
Du lịch
Những năm gần đây, Mường La thu hút du khách đến với công trình thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á đang hiện hữu. Với công suất 2.400MW, diện tích hồ chứa 224 km2 dung tích 9,26 tỉ m3 nước, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỉ kwh... Tầm vóc ấy, thủy điện Sơn La là niềm tự hào của Mường La và của mỗi người dân Việt Nam. Ngoài thủy điện Sơn La, Mường La còn là nơi hội tụ của hơn 20 công trình thủy điện lớn nhỏ trên các dòng suối Chiến, Nậm Mu… Nhờ có công nghiệp thủy điện phát triển, những con đường lớn được mở, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, dịch vụ phát triển. Từ năm 2005 đến nay, hàng năm có khoảng trên 10 vạn khách tham quan công trình thuỷ điện Sơn La và các điểm du lịch trên tuyến sinh thái cộng đồng thành phố Sơn La - thị trấn Ít Ong - Ngọc Chiến.ùng với tiềm năng du lịch thủy điện, du thuyền trên lòng hồ sông Đà, Mường La còn là nơi chứa đựng nhiều bí ẩn từ các di tích lịch sử Đồn Pom Páp (thị trấn Ít Ong), Đồn Mường Chiến (Ngọc Chiến), di tích khảo cổ học hang Co Noong (thị trấn Ít Ong), hang Hua Bó (Mường Bú); lũng Đán Lanh, xã Mường Chùm là nơi thành lập Chi bộ Đảng, đầu tiên của huyện Mường La. Các khu du lịch sinh thái như: Vườn cây cao su tổ Phiêng Tìn, suối nước nóng bản Ít (thị trấn Ít Ong), bản Lướt (Ngọc Chiến); du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Thái có các lễ hội văn hoá truyền thống như: Lễ hạn Khuống, lễ hội Khắp Then, lễ hội Mừng cơm mới... Đây chính là cơ sở, điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ- du lịch.
Trong kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2010-2015, huyện đã xây dựng 4 tuyến du lịch: Tham quan thắng cảnh thuỷ điện Nậm La; thủy điện Sơn La; thắng cảnh nhà sàn, suối nước nóng Hua Ít (thị trấn Ít Ong) và tham quan đèo núi Khau Sam Xíp, nhà sàn và suối nước nóng bản Lướt (Ngọc Chiến). Cách thành phố Sơn La chừng 15 km, là điểm dừng chân để du khách đến với cảnh quan thủy điện Nậm La, cùng khám phá kỳ thú của quần thể hang Thẳm Bó và đắm mình vào các lễ hội lễ hội Hạn Khuống, lễ hội mừng nhà mới của dân tộc Thái dọc suối Bú. Tiếp tục hành trình, theo tỉnh lộ 106, du khách có thể tận mắt ngắm nhìn công trình thủy điện Sơn La kỳ vĩ, nơi hòn ngọc miền Tây của Tổ quốc đang bừng sáng. Từ đây bạn có thể ngược dòng sông Đà, du thuyền ngắm cảnh lòng hồ thủy điện Sơn La qua các bản làng TĐC của các xã Hua Trai, Mường Trai, Chiềng Lao và Nậm Giôn, cùng trải nghiệm cuộc sống trên quê mới với người dân.
Về với Mường La, du khách còn có thể tận hưởng khí hậu mát mẻ của vùng cao Tây Bắc, cùng hòa mình trong dòng suối nóng của bản Lướt (Ngọc Chiến). Tối đến, trong những nếp nhà sàn truyền thống bằng gỗ pơ mu hàng trăm năm tuổi, du khách có thể thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn như măng lay, cá nướng, xôi nếp tan thơm dẻo trên cánh đồng Mường Chiến, cùng nhau theo vòng quay của điệu xòe, ngây ngất trong men rượu sơn tra thơm ngọt và thả hồn theo giọng hát ngọt ngào của những cô gái Thái. Du khách cũng có thể cùng sống, sinh hoạt trong các gia đình để tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây và để được một lần là “người dân tộc Thái” thực thụ.
Xem thêm:
Hình ảnh về Mường La, Sơn La
Thủy điện Sơn La.
Mường La là huyện có diện tích cây cao su lớn nhất tỉnh Sơn La.
Người dân Mường La chăm sóc cây cao-su.
Dự án bất động sản tại Huyện Mường La, Sơn La
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Mường La, Sơn La
Huyện Mường La có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Mường La có 15 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La
- Thị trấn Ít Ong
- Xã Chiềng Ân
- Xã Chiềng Công
- Xã Chiềng Hoa
- Xã Chiềng Lao
- Xã Chiềng Muôn
- Xã Chiềng San
- Xã Hua Trai
- Xã Mường Bú
- Xã Mường Chùm
- Xã Mường Trai
- Xã Nậm Giôn
- Xã Nậm Păm
- Xã Ngọc Chiến
- Xã Pi Toong
- Xã Tạ Bú
Đường phố trực thuộc Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La
Bản đồ vị trí Mường La
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Mường LaSơn La
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Mường Bú | Xã Mường Bú, huyện Mường La |
2 | THPT | Thpt Mường La | Thị Trấn huyện Mường La |
3 | THPT | Trung tâm Gdtx huyện Mường La | Thị Trấn huyện Mường La |
Chi nhánh / cây ATM tại Mường La, Sơn La
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Mường La - Sơn La
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Mường La | Tiểu khu 2, thị trấn Ít Ong, Mường La, Sơn La |
2 | BIDV | Phòng giao dịch Mường La | Thị trấn Ít Ong, Huyện Mường La, Sơn La |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Mường La - Sơn La
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | BIDV | PGD Mường La | Quốc lộ 6, thị trấn Ít Ong, Mường La, Tỉnh Sơn La |
2 | PGBank | Phòng giao dịch Mường La | Tiểu khu 4, TT Ít Ong, Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La |
3 | Agribank | Tiểu khu 3 - Ít Ong | Tiểu khu 3, Thị trấn ít Ong, Mường La, Sơn La |
Ghi chú về Mường La
Thông tin về Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mường La, Sơn La
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mường La, Sơn La