Tỉnh thành VN > Thừa Thiên Huế > Thành phố Huế > Đường Nguyễn Văn Cừ

Đường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thông tin tổng quan về Nguyễn Văn Cừ, Huế, Thừa Thiên Huế

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Văn Cừ nằm trên địa bàn phường Vĩnh Ninh, về phía Nam sông Hương, khởi đầu từ đường Hai Bà Trưng, qua ngã ba đường Ngô Gia Tự đến đường Lý Thường Kiệt, dài 110m. Đường lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Nguyên vùng này là hồ ao, ruộng rau muống, năm 1908 được sát nhập vào thành phố, đến năm 1989 cho san lấp để xây dựng khu dân cư mới, nhân đấy mà mở đường này. Tháng 8/1999, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định đặt tên mới là đường Nguyễn Văn Cừ. Dân gian quen gọi là đường Faphim.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Văn Cừ (Nhâm Tý 1912 - Tân Tỵ 1941): liệt sĩ, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương; quê ở thôn Cẩm Giàng, xã Đồng Nguyên, nay là làng Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước. Thuở nhỏ ông học ở quê, đỗ bằng Tiểu học, được tuyển vào Trường Bưởi, Hà Nội. Năm 15 tuổi, ông đang học tại trường đã tham gia vào tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Do hoạt động của mình, ông bị thực dân Pháp đuổi học. Tháng 6/1929, lúc ông 17 tuổi đã được kết nạp vào Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. Sau ngày thành lập Đảng 3/2/1930, ông được cử làm Bí thư đầu tiên của đặc khu Hòn Gai - Uông Bí. Hoạt động ở đây một thời gian, ông bị Pháp bắt và kết án khổ sai đày đi Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do, về Hà Nội tiếp tục hoạt động bí mật. Tháng 9/1937, ông được Trung ương Đảng cử đi dự hội nghị Trung ương tại Gia Định. ở hội nghị này ông được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1938, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Thời kỳ này ông hoạt động tại địa bàn Sài Gòn. Đầu năm 1939, ông trở ra Bắc. Mùa thu năm 1939, ông lại vào Sài Gòn cùng các ông Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, mở hội nghị Trung ương VI để hoạch định chương trình mới. Tháng 6/1940, ông bị Pháp bắt tại đường phố Sài Gòn cùng một số đồng chí khác. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, thực dân Pháp ghép ông vào tội thảo ra Nghị quyết thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và "Chủ trương bạo động". Chúng kết án tử hình ông. Ngày 28/8/1941, ông bị thực dân Pháp xử bắn tại thị trấn Bà Điểm, huyện Hóc Môn, cùng một số đồng chí nữa, lúc hy sinh ông mới 29 tuổi. Công ty Kinh doanh Nhà Thừa Thiên Huế, Khách sạn Thanh Tân, Trung tâm y tế dự phòng, Chợ Vĩnh Ninh (thường gọi là chợ Hai Bà Trưng, hoặc chợ Faphim) nằm trên đường này.
Đường phố cùng tên Nguyễn Văn Cừ:

Hình ảnh về Nguyễn Văn Cừ, Huế, Thừa Thiên Huế

Hình ảnh Nguyễn Văn Cừ, Huế, Thừa Thiên Huế
Một đoạn đường Nguyễn Văn Cừ

Dự án bất động sản tại Đường Nguyễn Văn Cừ, Huế - Thừa Thiên Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Nguyễn Văn Cừ, Huế - Thừa Thiên Huế

Đường Nguyễn Văn Cừ gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Nguyễn Văn Cừ

Ghi chú về Nguyễn Văn Cừ

Thông tin về Đường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nguyễn Văn Cừ, Huế, Thừa Thiên Huế