Tỉnh thành VN > Thừa Thiên Huế > Thành phố Huế > Đường Trương Định

Đường Trương Định, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thông tin tổng quan về Trương Định, Huế, Thừa Thiên Huế

1. Vị trí con đường

Đường Trương Định nằm trên địa bàn hai phường Vĩnh NinhPhú Nhuận, về phía Nam sông Hương, khởi đầu từ đường Hà Nội, qua ngã tư các đường Phạm Hồng Thái, Hoàng Hoa Thám đến đường Hùng Vương (tiếp giáp mặt sau khách sạn Morin), dài 510m. Đường lưu thông hai chiều, cấm xe tải nặng.

2. Lịch sử con đường

Đường này hình thành đầu thế kỷ 20, cùng thời với việc xây dựng khách sạn Morin, năm 1903 sát nhập vào thành phố. Từ năm 1955 trở về trước là đường Richaud (Rue Richaud). Sau năm 1956 đặt lại tên mới là đường Trương Định cho đến ngày nay.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Trương Định (Canh Thìn 1820 - Giáp Tý 1864): người anh hùng đánh Pháp, tên đầy đủ là Trương Công Định; quê gốc ở thôn Trường Định, xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, nay thuộc xã Tư Cung Bắc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Khi còn nhỏ, cha của ông là Trương Cầm vào nhận chức Lãnh binh ở Gia Định, nên đưa ông theo. Lớn lên, ông lấy vợ tại huyện Tân Hòa (Tân An), tỉnh Long An.
Năm 30 tuổi, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế, ông chiêu mộ dân nghèo đến khai hoang lập ấp ở vùng Gia Thuận, Tân Phước, Giồng Tháp.
Ông được phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên thường được gọi là Quản Định.
Tháng 2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem nghĩa binh ở Gò Công lên đóng ở Thuận Kiều, đánh thắng nhiều trận.
Năm 1860, ông chiến đấu dưới quyền Thống tướng Nguyễn Tri Phương, giữ đồn Tân Hòa (Kỳ Hoà). Sau Kỳ Hoà thất thủ, Nguyễn Tri Phương rút về Biên Hoà, mình ông ở lại chỉ huy binh lính tiếp tục đánh Pháp, ông được phong chức Phó Lãnh binh. Từ đó, ông rút về Gò Công lập căn cứ, rồi toả đi phục kích đánh địch ở nhiều vùng như Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, làm cho quân Pháp thiệt hại nhiều vô kể. Sau khi triều đình Huế ký Hòa ước 1862, cắt đất 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, ông được phong chức Lãnh binh, nhưng Pháp ép buộc triều đình phải bắt ông bãi binh và điều ông đến vùng khác. Ông đành chống lệnh triều đình Huế, xưng là Bình Tây Đại Nguyên soái, ra Tuyên ngôn kêu gọi toàn dân chống Pháp. Nghĩa quân của ông chiến đấu gan dạ, làm chủ cả một vùng rộng lớn.
Đầu 1863, Pháp huy động một lực lượng lớn binh lính mở cuộc tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Trước áp lực địch quá mạnh, ông phải cận chiến, mở đường rút về Biên Hoà lập chiến khu mới. Cuối năm 1864, trong khi ông đang chỉ huy chiến đấu chiếm lại căn cứ Tân Hoà, thì bị tên thuộc hạ phản bội đưa quân Pháp phục kích bao vây, hòng bắt sống ông nộp cho quan thầy. Ông đã chiến đấu anh dũng và hy sinh oanh liệt tại trận địa. Cái chết oanh liệt của Trương Định là một mất mát lớn của các lực lượng kháng chiến đánh Pháp lúc bấy giờ. Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đau buồn, khóc Trương Định và các nghĩa sĩ bằng 12 bài thơ. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng người anh hùng đánh Pháp Trương Định vẫn bất tử trong lòng người dân yêu nước Việt Nam. Mặt sau Khách sạn Morin, Thành đoàn Huế (Trụ sở của Tổng Hội sinh viên Huế trước 1975), Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm Tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thừa Thiên Huế nằm trên đường này. Sau Festival 2000, một đoạn đường Trương Định đã trở thành "phố ẩm thực" mới.
Đường phố cùng tên Trương Định:

Hình ảnh về Trương Định, Huế, Thừa Thiên Huế

 
Hình ảnh về Trương Định đang được cập nhật!

Dự án bất động sản tại Đường Trương Định, Huế - Thừa Thiên Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Trương Định, Huế - Thừa Thiên Huế

Đường Trương Định gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Trương Định

Ghi chú về Trương Định

Thông tin về Đường Trương Định, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Trương Định, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trương Định, Huế, Thừa Thiên Huế