Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Bình Xuyên là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lần đầu tiên hồi đầu Công nguyên của Hai Bà Trưng, nhân dân Bình Xuyên đã đóng góp công lao to lớn, làm nên thắng lợi mùa xuân năm 40. Hiện nay trong các đền, đình, miếu ở các xã thuộc huyện Bình Xuyên còn thờ các tướng lĩnh thân cận của Hai Bà đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trên mảnh đất này.
Truyền thống quật cường bất khuất của nhân dân Bình Xuyên không chỉ được biểu hiện trên những trang sử oai hùng chống xâm lăng, mà còn thể hiện trong các cuộc đấu tranh chống cường quyền áp bức của bọn quan tham phong kiến.
Năm 1741 cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo) lãnh đạo đã bùng lên trên đất Yên Lạc, Bình Xuyên, lôi kéo hàng vạn người tham gia. Căn cứ chính của nghĩa quân Quận Hẻo được xây dựng ở núi Độc Tôn (thuộc dãy Tam Đảo), tích chứa quân lương ở núi Ngọc Bội (nay còn di tích ở xã Trung Mỹ). Từ căn cứ ở chân núi Tam Đảo nghĩa quân tỏa ra hoạt động khắp các vùng Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, làm cho quan quân triều đình Lê – Trịnh nhiều phen khốn đốn. Sau 10 năm chiến đấu chống lại triều đình phong kiến mục nát, năm 1751, vì mất cảnh giác Nguyễn Danh Phương và các bộ tướng của ông lần lượt bị bắt, bị giết.
Khi Pháp xâm lược nước ta, dưới ngọn cờ Cần Vương, nhiều sĩ phu yêu nước trong vùng đã nổi dậy chống Pháp. Ngay từ đầu nhân dân nhiều xã ở Bình Xuyên đã theo lời kêu gọi của các sĩ phu, tham gia các đội nghĩa binh của Lê Bột, của Nguyễn Hữu Tân (Lãnh Áo), đặc biệt có hàng trăm nghĩa binh đã cùng thủ lĩnh Bùi Sâm (Lãnh Sâm) chiến đấu nhiều năm ở vùng núi Tam Đảo khiến cho giặc Pháp vô cùng hoảng sợ.
Đi đôi với truyền thống đấu tranh, giữ nước đánh giặc ngoại xâm, vùng đất Bình Xuyên có một truyền thống văn hóa lâu đời tại nơi đây còn ghi dấu phát triển của nền văn minh gốm đất nung nổi tiếng và đã có thời kỳ quy tụ những nhà Nho tiêu biểu của đất nước góp phần tạo nên vóc dáng văn hóa “kẻ sĩ Bắc Hà”.
Tính đến năm 2010, dân số của huyện đạt khoảng 111.252 người.
Điện thoại: (0210)3874391
Trò diễn hội làng là những hình thức sinh hoạt văn hóa của nhân dân tại hội làng mang tính biểu diễn, tính nghệ thuật, bao gồm những hoạt động có tính sân khấu và gồm cả những trò phô diễn tài nghệ, những hình thức đua tài thi khéo, những sinh hoạt hội hè truyền thống, những lễ nghi vui chơi của cả cộng đồng người quần cư trên một khu vực địa lý.
Trò leo cầu ùm
Trò này có ở Đạo Đức (Bình Xuyên) và một số nơi nữa ở các vùng lân cận. “Cầu ùm” là một cây tre, gốc nó được gác trên bờ ao, chôn cọc giữ hai bên cho khỏi lăn, đầu ngọn được đặt lên trên cọc tre ở ngoài ao, như vậy cây tre thành một chiếc cầu vươn trên mặt ao. ở đầu cầu trên ao có cắm một lá cờ nhỏ, người chơi sẽ đi lên cầu tre, ra được tới đầu cầu lấy lá cờ về là được cuộc. Phần nhiều những người dự chơi thường bị ngã “ùm” xuống ao, vì thế người ta gọi trò chơi này là “Trò leo cầu ùm”. Ở xã Đạo Đức, đầu cầu phía ao không đặt trên cọc chôn chéo, mà lại treo bằng dây thừng. Khi có người lên cầu, cầu đung đưa lủng liểng làm cho cuộc chơi thêm phần khó khăn, nên càng hào hứng, sôi động.
Đấu vật: Đấu vật là một trong các trò diễn vui khỏe chiếm vị trí quan trọng và có sức thu hút cao ở các hội làng. Trước sân đình, tiếng trống dồn dập gióng lên, cờ thần tung bay phấp phới, các đô vật (còn gọi là hói vật) mình trần, đóng khố, phô những thân hình nở nang, cường tráng… Hội vật bao giờ cũng có sức hấp dẫn mạnh mẽ với làng quê. Có hội vật chỉ tổ chức trong phạm vi một làng, vào những năm được mùa, làng mở hội. Có nơi lại tổ chức "vật lệ". Vật lệ là hội vật nhất thiết phải tổ chức theo tục lệ, nếu không tổ chức làng sẽ "động". Với các làng có “vật lệ", dù mưa gió chết cò cũng vẫn phải tổ chức. Trong hội “vật lệ", thường là các đô địa phương đấu với nhau, sau đó sẽ đến cuộc vật giải cho các đô thiên hạ để trổ tài, thi sức.
Ở Bình Xuyên có lò vật Yên Lỗ nổi tiếng khắp các vùng Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh... Lò vật Yên Lỗ có đô Nãi (còn gọi là Từ Nãi), một người đã trở thành huyền thoại. Truyện kể rằng, ở một hội làng Bắc Ninh, các hói vật Kinh Bắc đã hạ được ba người bạn của Từ Nãi còn lại một mình Từ Nãi. Thấy Từ Nãi dáng người bé nhỏ nên đô vật Kinh Bắc có ý khinh thường, không thèm đấu. Từ Nãi đàng hoàng gõ ba tiếng trống, lấy giải trao cho đàn em, rồi vào đứng giữa xới. Trước hết, Từ Nãi múa vờn, gót chân đánh vào mông kêu phành phạch, cúi chào bốn xung quanh, xong vào đấu. Từ Nãi nắm đầu đối thủ, lắc mạnh rồi vật ngửa người đó ra, nhấc lên ném qua giá giáo (rào vây bãi), làm gẫy tan cả giá. Các đô khác thấy vậy đều kinh hãi, xin hàng.
Những năm sau này, lò vật Yên Lỗ còn có đô Tổng (năm 1972, cụ Tổng đã 70 tuổi, vẫn không chịu thua ai), rất nổi tiếng trong làng vật. Có lần, một đồ đệ của đô Tổng bị địch thủ đánh miếng độc, rồi bị xách quẳng vào chân người xem để làm nhục. Các đồ đệ liền chạy về báo thầy. Lúc đó, đô Tổng đang còn cày ruộng, ông liền bỏ cày, lấy khố của học trò đóng vào, rồi ra đình vật với người kia. Trong chớp mắt hạ người kia xong, ông không ở lại nhận giải, về ngay để tiếp tục buổi cày. Người ta nói, đô Tổng Yên Lỗ Bình Xuyên đến đám nào mà đã cởi áo ra là các đô khác phải đến có nhời ngay: "xin ông anh để cho đàn em cái giải này”…
Cướp cầu
Ở làng Nội Phật, trước kia thuộc tổng Hương Canh, sau này thuộc tổng Quất Lưu, và bây giờ thuộc xã Tam Hợp, hàng năm tổ chức hội cướp cầu vào ngày tiệc Tam Nương (ba vị nữ tướng người địa phương đã theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa).
Sách Đại Nam nhất thống chí có miêu tả hình thức chơi cầu ở các hội làng như sau: Đến ngày hội, rước bài vị thần hoặc thành hoàng ra khỏi nội cung, đặt trước đàn. Đào ba cái hố ở giữa và hai đầu tả hữu rồi đem quả cầu bằng gỗ sơn bóng thả vào hố giữa. Người già, người trẻ chia nhau đứng hai bên, lúc ấy một người nhiều tuổi nhất đứng trong đàn hát một câu lập tức người đứng hai bên chạy đến cái hố ở giữa để tranh nhau quả cầu. Người bên hữu tranh được thì đem quả cầu về bên hữu, người bên tả tranh được thì để về bên tả, gọi là cướp cầu. Ở một số nơi gọi cái hố ở giữa bãi là “lò doanh”. Bàn thờ thần hoặc thành hoàng thường đặt trước lò doanh.
Ở làng Nội Phật, cái hố đặt cầu giữa bãi gọi là “lỗ”. Trước đây, làng có bốn giáp chia thành hai phe Đông và Tây. Mỗi giáp cử ra 10 trai tráng, vậy là mỗi phe có 20 đối thủ. Các cụ già giải thích, người vào cướp cầu phải là trai đinh khỏe mạnh được tuyển lựa kỹ. Vì lúc cướp cầu khí thế rất hăng, không khỏe không chịu được. Có người khư khư ôm cầu trước bụng, các đấu thủ xông vào đánh đấm để giành cầu, còn phe giữ cầu thì xúm nhau lại bảo vệ cầu đưa về đất phía mình.
Có thể nói, cướp cầu hay đánh cầu (cũng như trò cướp phết hay đánh phết ở một số nơi) là một hình thức đua tài vui khỏe rất hấp dẫn trong ngày hội làng của người Việt. Đây là một trò chơi vừa rèn luyện sức khỏe vừa giáo dục tinh thần thượng võ, rất nên duy trì, phát huy.
Hội vật và chạy cờ
Ngoài các trò đã nêu trên, ở Bình Xuyên còn có trò đánh gậy và chạy cờ ở Hương Canh và Yên Lỗ.
Làng Hương Canh có trò đánh gậy, gọi là "Hội gậy" diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày nay, xóm nọ đấu với xóm kia bằng thiết lĩnh tre, tức là hai đoạn gậy ba và bẩy tấc (được gọi là "mẹ bẩy con ba") bện lại với nhau bằng tóc.
Ở thôn Yên Lỗ xã Đạo Đức cũng có trò tương tự như “hội gậy”, diễn ra ở ngoài đồng, cả trẻ chăn trâu và người lớn cùng tham chiến rất hăng. Bên nào thua chạy về làng, đóng cổng lại. Đến ngày cuối của hội làng, cả bên thua và bên thắng đều sửa lễ ra đình và hẹn nhau gặp lại vào năm sau. Vẫn ở Yên Lỗ, còn có trò “chạy cờ”. Thôn Yên Lỗ thờ Lý Bôn (Lý Nam Đế), anh hùng dân tộc, mở hội đình vào ngày 10 tháng Giêng. Trong ngày hội có tổ chức "chạy cờ '. Đường chạy khoảng nửa cây số qua cả ruộng cày, ngòi nước. Trai đinh ai muốn dự cũng được. Ở một gốc gạo ven sông có cắm hai lá cờ: một cờ nhất và một cờ nhì. Ai mang được cờ nhất về đình sẽ được chào đón như một vị tướng. Ở đây có điều độc đáo là những người dự thi chạy cờ xong lại dự luôn cuộc thi giã gạo nấu cơm. Các cụ cho biết đây là một tục lệ kỷ niệm người anh hùng Lý Nam Đế (Lý Bôn) luyện tập quân sĩ, dựng cờ khởi nghĩa, cùng nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, sáng lập ra nhà Tiền Lý và nhà nước Vạn Xuân.
Làng nghề gốm ở thị trấn Hương Canh
Bánh gio Tây Đình: Bánh gio Tây Đình (Bình Xuyên) - còn gọi là bánh nắng - ngon có tiếng, hơn hẳn các nơi khác về cả màu sắc và hương vị.
Địa lý
Bình Xuyên là một huyện bán sơn địa (trung du), phần phía bắc có địa hình gò đồi. Huyện Bình Xuyên có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội, phía Đông giáp thị xã Phúc Yên, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tam Đảo, phía Tây Bắc giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Yên, phía Tây Nam giáp huyện Yên Lạc.Lịch sử
Bình Xuyên ngày nay thuộc vùng đất Mê Linh cổ, là nơi sinh tụ của những bộ lạc hùng mạnh từng góp phần xây dựng Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Đây là một trong những chủ nhân của nền văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng rực rỡ thời kỳ dựng nước.Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lần đầu tiên hồi đầu Công nguyên của Hai Bà Trưng, nhân dân Bình Xuyên đã đóng góp công lao to lớn, làm nên thắng lợi mùa xuân năm 40. Hiện nay trong các đền, đình, miếu ở các xã thuộc huyện Bình Xuyên còn thờ các tướng lĩnh thân cận của Hai Bà đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trên mảnh đất này.
Truyền thống quật cường bất khuất của nhân dân Bình Xuyên không chỉ được biểu hiện trên những trang sử oai hùng chống xâm lăng, mà còn thể hiện trong các cuộc đấu tranh chống cường quyền áp bức của bọn quan tham phong kiến.
Năm 1741 cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo) lãnh đạo đã bùng lên trên đất Yên Lạc, Bình Xuyên, lôi kéo hàng vạn người tham gia. Căn cứ chính của nghĩa quân Quận Hẻo được xây dựng ở núi Độc Tôn (thuộc dãy Tam Đảo), tích chứa quân lương ở núi Ngọc Bội (nay còn di tích ở xã Trung Mỹ). Từ căn cứ ở chân núi Tam Đảo nghĩa quân tỏa ra hoạt động khắp các vùng Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, làm cho quan quân triều đình Lê – Trịnh nhiều phen khốn đốn. Sau 10 năm chiến đấu chống lại triều đình phong kiến mục nát, năm 1751, vì mất cảnh giác Nguyễn Danh Phương và các bộ tướng của ông lần lượt bị bắt, bị giết.
Khi Pháp xâm lược nước ta, dưới ngọn cờ Cần Vương, nhiều sĩ phu yêu nước trong vùng đã nổi dậy chống Pháp. Ngay từ đầu nhân dân nhiều xã ở Bình Xuyên đã theo lời kêu gọi của các sĩ phu, tham gia các đội nghĩa binh của Lê Bột, của Nguyễn Hữu Tân (Lãnh Áo), đặc biệt có hàng trăm nghĩa binh đã cùng thủ lĩnh Bùi Sâm (Lãnh Sâm) chiến đấu nhiều năm ở vùng núi Tam Đảo khiến cho giặc Pháp vô cùng hoảng sợ.
Đi đôi với truyền thống đấu tranh, giữ nước đánh giặc ngoại xâm, vùng đất Bình Xuyên có một truyền thống văn hóa lâu đời tại nơi đây còn ghi dấu phát triển của nền văn minh gốm đất nung nổi tiếng và đã có thời kỳ quy tụ những nhà Nho tiêu biểu của đất nước góp phần tạo nên vóc dáng văn hóa “kẻ sĩ Bắc Hà”.
Diện tích - Dân số
Tổng diện tích tự nhiên là 14.847,31ha.Tính đến năm 2010, dân số của huyện đạt khoảng 111.252 người.
Y tế
Bệnh viện đa khoa huyện Bình XuyênĐịa chỉ: TT.HƯƠNG CANH, H.BÌNH XUYÊN, VĨNH PHÚCĐiện thoại: (0210)3874391
Văn hóa
Trò diễn hội làng ở Bình XuyênTrò diễn hội làng là những hình thức sinh hoạt văn hóa của nhân dân tại hội làng mang tính biểu diễn, tính nghệ thuật, bao gồm những hoạt động có tính sân khấu và gồm cả những trò phô diễn tài nghệ, những hình thức đua tài thi khéo, những sinh hoạt hội hè truyền thống, những lễ nghi vui chơi của cả cộng đồng người quần cư trên một khu vực địa lý.
Trò leo cầu ùm
Trò này có ở Đạo Đức (Bình Xuyên) và một số nơi nữa ở các vùng lân cận. “Cầu ùm” là một cây tre, gốc nó được gác trên bờ ao, chôn cọc giữ hai bên cho khỏi lăn, đầu ngọn được đặt lên trên cọc tre ở ngoài ao, như vậy cây tre thành một chiếc cầu vươn trên mặt ao. ở đầu cầu trên ao có cắm một lá cờ nhỏ, người chơi sẽ đi lên cầu tre, ra được tới đầu cầu lấy lá cờ về là được cuộc. Phần nhiều những người dự chơi thường bị ngã “ùm” xuống ao, vì thế người ta gọi trò chơi này là “Trò leo cầu ùm”. Ở xã Đạo Đức, đầu cầu phía ao không đặt trên cọc chôn chéo, mà lại treo bằng dây thừng. Khi có người lên cầu, cầu đung đưa lủng liểng làm cho cuộc chơi thêm phần khó khăn, nên càng hào hứng, sôi động.
Đấu vật: Đấu vật là một trong các trò diễn vui khỏe chiếm vị trí quan trọng và có sức thu hút cao ở các hội làng. Trước sân đình, tiếng trống dồn dập gióng lên, cờ thần tung bay phấp phới, các đô vật (còn gọi là hói vật) mình trần, đóng khố, phô những thân hình nở nang, cường tráng… Hội vật bao giờ cũng có sức hấp dẫn mạnh mẽ với làng quê. Có hội vật chỉ tổ chức trong phạm vi một làng, vào những năm được mùa, làng mở hội. Có nơi lại tổ chức "vật lệ". Vật lệ là hội vật nhất thiết phải tổ chức theo tục lệ, nếu không tổ chức làng sẽ "động". Với các làng có “vật lệ", dù mưa gió chết cò cũng vẫn phải tổ chức. Trong hội “vật lệ", thường là các đô địa phương đấu với nhau, sau đó sẽ đến cuộc vật giải cho các đô thiên hạ để trổ tài, thi sức.
Ở Bình Xuyên có lò vật Yên Lỗ nổi tiếng khắp các vùng Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh... Lò vật Yên Lỗ có đô Nãi (còn gọi là Từ Nãi), một người đã trở thành huyền thoại. Truyện kể rằng, ở một hội làng Bắc Ninh, các hói vật Kinh Bắc đã hạ được ba người bạn của Từ Nãi còn lại một mình Từ Nãi. Thấy Từ Nãi dáng người bé nhỏ nên đô vật Kinh Bắc có ý khinh thường, không thèm đấu. Từ Nãi đàng hoàng gõ ba tiếng trống, lấy giải trao cho đàn em, rồi vào đứng giữa xới. Trước hết, Từ Nãi múa vờn, gót chân đánh vào mông kêu phành phạch, cúi chào bốn xung quanh, xong vào đấu. Từ Nãi nắm đầu đối thủ, lắc mạnh rồi vật ngửa người đó ra, nhấc lên ném qua giá giáo (rào vây bãi), làm gẫy tan cả giá. Các đô khác thấy vậy đều kinh hãi, xin hàng.
Những năm sau này, lò vật Yên Lỗ còn có đô Tổng (năm 1972, cụ Tổng đã 70 tuổi, vẫn không chịu thua ai), rất nổi tiếng trong làng vật. Có lần, một đồ đệ của đô Tổng bị địch thủ đánh miếng độc, rồi bị xách quẳng vào chân người xem để làm nhục. Các đồ đệ liền chạy về báo thầy. Lúc đó, đô Tổng đang còn cày ruộng, ông liền bỏ cày, lấy khố của học trò đóng vào, rồi ra đình vật với người kia. Trong chớp mắt hạ người kia xong, ông không ở lại nhận giải, về ngay để tiếp tục buổi cày. Người ta nói, đô Tổng Yên Lỗ Bình Xuyên đến đám nào mà đã cởi áo ra là các đô khác phải đến có nhời ngay: "xin ông anh để cho đàn em cái giải này”…
Cướp cầu
Ở làng Nội Phật, trước kia thuộc tổng Hương Canh, sau này thuộc tổng Quất Lưu, và bây giờ thuộc xã Tam Hợp, hàng năm tổ chức hội cướp cầu vào ngày tiệc Tam Nương (ba vị nữ tướng người địa phương đã theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa).
Sách Đại Nam nhất thống chí có miêu tả hình thức chơi cầu ở các hội làng như sau: Đến ngày hội, rước bài vị thần hoặc thành hoàng ra khỏi nội cung, đặt trước đàn. Đào ba cái hố ở giữa và hai đầu tả hữu rồi đem quả cầu bằng gỗ sơn bóng thả vào hố giữa. Người già, người trẻ chia nhau đứng hai bên, lúc ấy một người nhiều tuổi nhất đứng trong đàn hát một câu lập tức người đứng hai bên chạy đến cái hố ở giữa để tranh nhau quả cầu. Người bên hữu tranh được thì đem quả cầu về bên hữu, người bên tả tranh được thì để về bên tả, gọi là cướp cầu. Ở một số nơi gọi cái hố ở giữa bãi là “lò doanh”. Bàn thờ thần hoặc thành hoàng thường đặt trước lò doanh.
Ở làng Nội Phật, cái hố đặt cầu giữa bãi gọi là “lỗ”. Trước đây, làng có bốn giáp chia thành hai phe Đông và Tây. Mỗi giáp cử ra 10 trai tráng, vậy là mỗi phe có 20 đối thủ. Các cụ già giải thích, người vào cướp cầu phải là trai đinh khỏe mạnh được tuyển lựa kỹ. Vì lúc cướp cầu khí thế rất hăng, không khỏe không chịu được. Có người khư khư ôm cầu trước bụng, các đấu thủ xông vào đánh đấm để giành cầu, còn phe giữ cầu thì xúm nhau lại bảo vệ cầu đưa về đất phía mình.
Có thể nói, cướp cầu hay đánh cầu (cũng như trò cướp phết hay đánh phết ở một số nơi) là một hình thức đua tài vui khỏe rất hấp dẫn trong ngày hội làng của người Việt. Đây là một trò chơi vừa rèn luyện sức khỏe vừa giáo dục tinh thần thượng võ, rất nên duy trì, phát huy.
Hội vật và chạy cờ
Ngoài các trò đã nêu trên, ở Bình Xuyên còn có trò đánh gậy và chạy cờ ở Hương Canh và Yên Lỗ.
Làng Hương Canh có trò đánh gậy, gọi là "Hội gậy" diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày nay, xóm nọ đấu với xóm kia bằng thiết lĩnh tre, tức là hai đoạn gậy ba và bẩy tấc (được gọi là "mẹ bẩy con ba") bện lại với nhau bằng tóc.
Ở thôn Yên Lỗ xã Đạo Đức cũng có trò tương tự như “hội gậy”, diễn ra ở ngoài đồng, cả trẻ chăn trâu và người lớn cùng tham chiến rất hăng. Bên nào thua chạy về làng, đóng cổng lại. Đến ngày cuối của hội làng, cả bên thua và bên thắng đều sửa lễ ra đình và hẹn nhau gặp lại vào năm sau. Vẫn ở Yên Lỗ, còn có trò “chạy cờ”. Thôn Yên Lỗ thờ Lý Bôn (Lý Nam Đế), anh hùng dân tộc, mở hội đình vào ngày 10 tháng Giêng. Trong ngày hội có tổ chức "chạy cờ '. Đường chạy khoảng nửa cây số qua cả ruộng cày, ngòi nước. Trai đinh ai muốn dự cũng được. Ở một gốc gạo ven sông có cắm hai lá cờ: một cờ nhất và một cờ nhì. Ai mang được cờ nhất về đình sẽ được chào đón như một vị tướng. Ở đây có điều độc đáo là những người dự thi chạy cờ xong lại dự luôn cuộc thi giã gạo nấu cơm. Các cụ cho biết đây là một tục lệ kỷ niệm người anh hùng Lý Nam Đế (Lý Bôn) luyện tập quân sĩ, dựng cờ khởi nghĩa, cùng nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, sáng lập ra nhà Tiền Lý và nhà nước Vạn Xuân.
Làng nghề truyền thống
Làng nghề mộc truyền thống ở Thanh LãngLàng nghề gốm ở thị trấn Hương Canh
Ẩm thực
Xôi đen - Vị thuốc bổ của miền núi.Bánh gio Tây Đình: Bánh gio Tây Đình (Bình Xuyên) - còn gọi là bánh nắng - ngon có tiếng, hơn hẳn các nơi khác về cả màu sắc và hương vị.
Xem thêm:
- Nhà đất bán tại Huyện Bình Xuyên
- Bán nhà riêng tại Huyện Bình Xuyên
- Bán đất tại Huyện Bình Xuyên
- Bán căn hộ chung cư tại Huyện Bình Xuyên
- Bán nhà mặt phố tại Huyện Bình Xuyên
- Nhà đất cho thuê tại Huyện Bình Xuyên
- Dự án BĐS tại Huyện Bình Xuyên
- Tin BĐS tại Tỉnh Vĩnh Phúc
- Nhà môi giới BĐS tại Huyện Bình Xuyên
Hình ảnh về Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Khu công nghiệp Bình Xuyên
Lễ dâng hương giỗ tổ làng nghề gốm Hương Canh
Làng nghề mộc truyền thống ở Thanh Lãng
Dự án bất động sản tại Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Khu đô thị Việt Đức Legend City
Địa chỉ: Đường Quốc Lộ 2, Xã Đạo Đức, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Serena Valley Thanh Lanh Golf And Resort
Địa chỉ: Xã Trung Mỹ, Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
Huyện Bình Xuyên có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Bình Xuyên có 10 xã, 3 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
- Thị trấn Gia Khánh
- Thị trấn Hương Canh
- Thị trấn Thanh Lãng
- Xã Bá Hiến
- Xã Đạo Đức
- Xã Hương Sơn
- Xã Phú Xuân
- Xã Quất Lưu
- Xã Sơn Lôi
- Xã Tam Hợp
- Xã Tân Phong
- Xã Thiện Kế
- Xã Trung Mỹ
Đường phố trực thuộc Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ vị trí Bình Xuyên
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Bình XuyênVĩnh Phúc
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | THPT Bình Xuyên | Thị trấn Hương Canh H Bình Xuyên |
2 | THPT | THPT Nguyễn Duy Thì | Xã Gia Khánh H Bình Xuyên |
3 | THPT | THPT Quang Hà | Xã Quang Hà H Bình Xuyên |
4 | THPT | Thptbc Võ Thị Sáu | Xã Phú Xuân H Bình Xuyên |
5 | THPT | Trường CĐ nghề cơ khí nông nghiệp | Xã Tam Hợp H Bình Xuyên |
6 | THPT | Tt GDTX Bình Xuyên | Xã Tam Hợp H Bình Xuyên |
Chi nhánh / cây ATM tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Bình Xuyên | Khu Phố 1, Thị Trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
2 | VietinBank | Chi nhánh Bình Xuyên | Thị Trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
3 | Agribank | Phòng giao dịch Bá Thiện | Thôn Bá Cầu, Xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
4 | Vietcombank | Phòng giao dịch Bình Xuyên | Khu Công Nghiệp Bá Thiện Ii, Xã Thiện Kế, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
5 | BIDV | Phòng giao dịch Bình Xuyên | Quốc Lộ 2, Thị Trấn Hương Canh, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
6 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bình Xuyên | Khu phố 1, thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
7 | VietinBank | Phòng giao dịch Gia Khánh | Thôn Cổ Độ, Tt. Gia Khánh, Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
8 | Vietcombank | Phòng giao dịch Hương Canh | Khu Phố 2, Thị TrấN Hương Canh, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
9 | VietinBank | Phòng giao dịch Hương Canh | Khu Phố 1 Thị Trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
10 | Agribank | Phòng giao dịch Phú Xuân | Thôn Lý Nhân, Xã Phú Xuân, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
11 | Agribank | Phòng giao dịch Quang Hà | Thôn Xuân Quang, Tt Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
12 | VietinBank | Phòng giao dịch Thăng Long Vĩnh Phúc | Phòng 101, Tòa Nhà Điều Hành Khu Công Nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc, Xã Thiện Kê, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VietinBank | Bình Xuyên | Thị Trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
2 | PGBank | Chi nhánh Bình Xuyên | TT Hương Canh, H. Bình Xuyên, T. Tỉnh Vĩnh Phúc |
3 | Vietcombank | Công ty Prime Ngói Việt | Khu CN Bình Xuyên, Hương Canh, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
4 | VietinBank | Công ty TNHH Kohsei Multipack Việt Nam | Lô C, KCN Bình Xuyên, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
5 | Techcombank | Công ty TNHH Vina Union | KCN Bá Thiện 2, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
6 | Vietcombank | KCN Bá Thiện | KCN Bá Thiện, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
7 | Vietcombank | KCN Bá Thiện I | KCN Bá Thiện I, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
8 | Vietcombank | KCN Bá Thiện II | KCN Bá Thiện II, xã Bá Hiến, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
9 | Vietcombank | KCN Bình Xuyên | KCN Bình Xuyên, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
10 | PGBank | Kcn Bình Xuyên | TT Hương Canh, H. Bình Xuyên, T. Tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Nghệ An |
11 | Agribank | Khu công nghiệp Bình Xuyên | Khu công nghiệp Bình Xuyên, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
12 | Agribank | Khu phố 1 - Hương Canh | Khu phố 1, Thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
13 | VietinBank | Khu TM Prime Group | QL 2, Quất lưu, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
14 | PGBank | Khu Tm Prime Group | QL2, Quất Lưu, H. Bình Xuyên, T. Tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Nghệ An |
15 | Agribank | Khu Đồng Bay - Sơn Lôi | Khu Đồng Bay, thôn Bá Cầu, xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
16 | Vietcombank | Lô A2, A3, A4 KCN Bá Thiện II | Lô A2, A3, A4 KCN Bá Thiện II, xã Bá Hiến, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
17 | BIDV | PGD Bình Xuyên | Ngã 3 Đầm Cả, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
18 | VietinBank | PGD Hương Canh | Khu Phố 1 Thị Trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
19 | Agribank | Thôn Lý Nhân - Phú Xuân | Thôn Lý Nhân, Xã Phú Xuân, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
20 | Agribank | Thôn Xuân Quang - Gia Khánh | Thôn Xuân Quang, Thị trấn Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
21 | VietinBank | Trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp Vĩnh Phúc | Xã Tam Hợp, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
22 | MBBank | Trường trung cấp KT Quân khí | Trường trung cấp KT Quân khí, Gia Khánh, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc |
23 | MBBank | Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Quân Khí | Trường Trung cấp Kỹ Thuật Quân khí - Thị Trấn Gia khánh - Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
24 | BIDV | UBND Huyện Bình Xuyên | UBND Bình Xuyên - Thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
25 | PGBank | Ubnd Huyện Bình Xuyên | TT Hương Canh, H. Bình Xuyên, T. Tỉnh Vĩnh Phúc |
Ghi chú về Bình Xuyên
Thông tin về Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bình Xuyên, Vĩnh Phúc