Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc.
Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.
Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.
Dân số trung bình năm 2010 là 118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2.
Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
- Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển: Đến hết năm học 2009 - 2010, toàn huyện có 23 trường mầm non, trong đó nhà trẻ có 47 nhóm với 1192 học sinh, mẫu giáo có 172 lớp với 5168 học sinh. Tiểu học có 25 trường, 356 lớp với 7998 học sinh (tuyển mới vào lớp 1 có 1740 học sinh đạt 100%). Trung học cơ sở (kể cả trường dân tộc nội trú) có 21 trường với 255 lớp, 7565 học sinh, tuyển mới vào lớp 6 đạt 100% (1675 học sinh). Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đạt PCGD tiểu học đúng độ tuổi; 20/20 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS.
- Đến 2010 số trường trên địa bàn huyên đạt chuẩn Quốc gia cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Trường mầm non có 10/23 đạt chuẩn Quốc gia (đạt 43,47%). Tiểu học có 20/25 trường đạt 80%. Trung học cơ sở có 9/21 trường đạt 42,8%.
- Hiện tại tất cả các trường đều nối mạng Internet và 100% trường trung học cơ sở có mạng Lan.
- Với nhận thức đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, những năm gần đây phòng giáo dục và đào tạo luôn chú trọng, quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có được một đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu bộ môn từ đó đáp ứng nhu cầu dạy và học của sự nghiệp giáo dục huyện.
+ Bệnh viện đa khoa huyện: Tổng diện tích 26891,9 m2 với quy mô 100 giường bệnh; đã được nâng cấp xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Trang thiết bị chủ yếu gồm: máy X quang, máy điện tim, siêu âm,.máy tạo ô xy, máy thở, máy monitor, hệ thống gây mê hồi sức, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học... Tổng số bác sỹ, cán bộ nhân viên 93 người (bác sỹ 13; y sỹ 20; dược sỹ 1; dược trung 7; điều dưỡng 27; cán bộ nhân viên khác 25).
+ Trung tâm y tế dự phòng: Tổng diện tích 4200m2, nhà 2 tầng kiên cố, cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay tổng số bác sỹ, cán bộ nhân viên có 24 người (bác sỹ 2 người; y sỹ 8 người; dược trung 1 người; điều dưỡng 6 người, cán bộ nhân viên khác 7 người).
+ Các trạm y tế xã, thị trấn: Có 20 trạm y tế xã, thị trấn (trong đó có trạm y tế Thị trấn Hoa Sơn mới được thành lập chưa đi vào hoạt động chính thức), 19/20 đơn vị có trạm tầng theo tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế xã. Riêng trạm y tế xã Quang Sơn chưa hoàn thiện, chưa đưa vào hoạt động, đây là trạm gặp nhiều khó khăn nhất trong huyện về cơ sở vật chất. Hai trạm chưa có nhà tầng là Trạm y tế xã Văn Quán và trạm y tế xã Liễn Sơn. Trang thiết bị tại các trạm y tế xã, thị trấn khá đầy đủ theo chuẩn của ngành.
Nhìn chung, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát triển. Cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường. Đặc biệt tháng 3/2009 UBND tỉnh và Sở Y tế đã cấp đủ 32 danh mục y cụ thiết yếu cơ bản cho các trạm y tế xã.
Tổng số cán bộ y tế xã, thị trấn là 123 người bao gồm 15 bác sỹ, 42 y sỹ đa khoa, 10 y sỹ y học cổ truyền, 15 y sỹ sản nhi, 27 điều dưỡng, 1 dược sỹ trung học, sơ cấp 13).
+ Y tế thôn bản: Sau khi thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập các thôn dân cư, hiện toàn huyện có 214 y tế thôn trên 214 thôn dân cư. Số cán bộ có bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ đào tạo còn thấp (đạt 32%). Hoạt động chủ yếu là kiêm nhiêm (phụ nữ, dân số…), hàng năm chưa được đào tạo, cập nhật chuyên môn. Qua thực tế thấy hoạt động chuyên môn của y tế thôn bản còn nhiều hạn chế, bất cập với nhiệm vụ được giao.
Bệnh Viện Đa Khoa Lập Thạch
Địa chỉ: Thị trấn Lập Thạch - Huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc
Điện thoại: (0211).3830132
Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch
Địa chỉ :Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch
Điện thoại: 0211.3830115
Điểm nổi bật nhất về nghệ thuật trong trang trí và điêu khắc của ngôi đình là chính điện có bộ cửa võng. Bộ cửa võng chia làm ba lớp. Trên cùng của cửa võng là bức trạm điêu khắc gỗ mặt hổ phù miệng ngậm chữ thọ với kỹ thuật trạm trổ tinh vi trông nghiêm nghị nhưng vẫn toát ra được ý nghĩa khuyên người ta làm điều thiện sẽ được sống lâu. Đến phía dưới chính điện có treo bức hoành phi sơn son thếp vàng có đục khắc ở giữa có 4 chữ đại tự “ lộc thọ phú quý”. Nội dung bức trạm là các đề tài tiên rồng, và bông lúa. Trên các cột trụ có khắc chạm một con rồng ở tư thế bò từ trên xuống, uốn vòng quanh cột trụ theo chiều thẳng đứng, trên đỉnh đầu rồng chạm khắc một tiên ông ở cột trụ bên phải và chạm tiên nữ ở cột trụ phía trong. Bộ cửa võng ở đình Tây Hạ là biểu tượng tín ngưỡng cổ truyền của tiên và rồng hợp nhất thành một chỉnh thể cộng đồng người Việt cổ ở thời đại Văn Lang hay đây cũng là cách để giải thích về nòi giống con rồng cháu tiên của người Việt cổ. Bộ cửa võng như vậy vừa mang ý nghĩa xa xôi, sâu sắc, vừa có hình thức kỹ thuật tuyệt mỹ. Bên cạnh bộ cửa võng thì ở phía ngoài thượng điện có trạm khắc nhiều hình tượng như đôi rồng ở trên thanh xà, cụm hoa lá ở trên các vì kèo, hay một con long mã; tất cả các bức trạm này đều mang tính nghệ thuật của triều Nguyễn.
Phía trong là hậu cung cũng chính là nơi linh thiêng của ngôi đình. Ở đây cũng có những trạm khắc độc đáo như ở ban tiền của hậu cung khắc bộ lưỡng long chầu nguyệt (nghệ thuật thời Nguyễn). Ở hai bên góc chạm hai con nghê mang tính nghệ thuật vào thời Hậu Lê. Ở bộ cửa cũng được chạm khắc hình tượng lưỡng long chầu nhật và lưỡng long chầu nguyệt được chạm trên nền hoa lá. Nơi đây đặt bộ long ngai - bài vị được đục trạm tinh vi, sơn son thếp vàng. Trên bài vị có ghi dòng chữ vàng: “Đức vua thông minh chính trực/Định Xá uy linh đại vương”. Ở các gian còn lại của ngôi đình cũng được trạm khắc các cụm hoa lá tinh tế.
Đình Tây Hạ có 91 hiện vật bằng gỗ, đồng, gốm sứ, da, vải và giấy được bảo lưu. Các hiện vật này đều làm vào triều Nguyễn và trong thời gian gần đây.
Chùa Sùng Khánh
Vườn cò Hải Lựu: Khu du lịch vườn cò Hải Lựu có ý nghĩa và giá trị về mặt khoa học trong hệ sinh thái rừng thấp được bao bọc bởi các con sông với chức năng luân chuyển năng lượng và chất dinh dưỡng của môi trường. Vườn cò còn là nơi thu hút khách thăm quan du lịch, nơi giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho mọi người, nơi con người và thiên nhiên dễ hoà nhập gắn bó với nhau.
Du khách đến với Hải Lựu vào dịp đầu xuân sẽ được thưởng thức một lễ hội được coi là cổ xưa nhất của Việt Nam- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu.
Bánh nẳng, bánh gạo rang: Vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.
Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.
Vị trí địa lý
Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo.Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.
Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.
Diện tích - Dân số
Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2Dân số trung bình năm 2010 là 118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2.
Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
Giáo dục
- Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt được một số kết quả khả quan. Hệ thống trường lớp đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lượng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng giảng dạy. Trình độ giáo viên được nâng lên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất được nâng cấp nhất là ở trung tâm các xã trường THPT. Kinh phí dành cho ngân sách sự nghiệp giáo dục tăng, chế độ chính sách ưu đãi đối với giáo viên miền núi, chính sách học sinh nội trú và nội trú dân nuôi được thực hiện đã góp phần động viên đội ngũ giáo viên và học sinh.- Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển: Đến hết năm học 2009 - 2010, toàn huyện có 23 trường mầm non, trong đó nhà trẻ có 47 nhóm với 1192 học sinh, mẫu giáo có 172 lớp với 5168 học sinh. Tiểu học có 25 trường, 356 lớp với 7998 học sinh (tuyển mới vào lớp 1 có 1740 học sinh đạt 100%). Trung học cơ sở (kể cả trường dân tộc nội trú) có 21 trường với 255 lớp, 7565 học sinh, tuyển mới vào lớp 6 đạt 100% (1675 học sinh). Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đạt PCGD tiểu học đúng độ tuổi; 20/20 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS.
- Đến 2010 số trường trên địa bàn huyên đạt chuẩn Quốc gia cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Trường mầm non có 10/23 đạt chuẩn Quốc gia (đạt 43,47%). Tiểu học có 20/25 trường đạt 80%. Trung học cơ sở có 9/21 trường đạt 42,8%.
- Hiện tại tất cả các trường đều nối mạng Internet và 100% trường trung học cơ sở có mạng Lan.
- Với nhận thức đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, những năm gần đây phòng giáo dục và đào tạo luôn chú trọng, quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có được một đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu bộ môn từ đó đáp ứng nhu cầu dạy và học của sự nghiệp giáo dục huyện.
Y tế
Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Lập Thạch hiện nay bao gồm: 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1 trung tâm y tế dự phòng và 20 trạm y tế xã, thị trấn.+ Bệnh viện đa khoa huyện: Tổng diện tích 26891,9 m2 với quy mô 100 giường bệnh; đã được nâng cấp xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Trang thiết bị chủ yếu gồm: máy X quang, máy điện tim, siêu âm,.máy tạo ô xy, máy thở, máy monitor, hệ thống gây mê hồi sức, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học... Tổng số bác sỹ, cán bộ nhân viên 93 người (bác sỹ 13; y sỹ 20; dược sỹ 1; dược trung 7; điều dưỡng 27; cán bộ nhân viên khác 25).
+ Trung tâm y tế dự phòng: Tổng diện tích 4200m2, nhà 2 tầng kiên cố, cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay tổng số bác sỹ, cán bộ nhân viên có 24 người (bác sỹ 2 người; y sỹ 8 người; dược trung 1 người; điều dưỡng 6 người, cán bộ nhân viên khác 7 người).
+ Các trạm y tế xã, thị trấn: Có 20 trạm y tế xã, thị trấn (trong đó có trạm y tế Thị trấn Hoa Sơn mới được thành lập chưa đi vào hoạt động chính thức), 19/20 đơn vị có trạm tầng theo tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế xã. Riêng trạm y tế xã Quang Sơn chưa hoàn thiện, chưa đưa vào hoạt động, đây là trạm gặp nhiều khó khăn nhất trong huyện về cơ sở vật chất. Hai trạm chưa có nhà tầng là Trạm y tế xã Văn Quán và trạm y tế xã Liễn Sơn. Trang thiết bị tại các trạm y tế xã, thị trấn khá đầy đủ theo chuẩn của ngành.
Nhìn chung, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát triển. Cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường. Đặc biệt tháng 3/2009 UBND tỉnh và Sở Y tế đã cấp đủ 32 danh mục y cụ thiết yếu cơ bản cho các trạm y tế xã.
Tổng số cán bộ y tế xã, thị trấn là 123 người bao gồm 15 bác sỹ, 42 y sỹ đa khoa, 10 y sỹ y học cổ truyền, 15 y sỹ sản nhi, 27 điều dưỡng, 1 dược sỹ trung học, sơ cấp 13).
+ Y tế thôn bản: Sau khi thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập các thôn dân cư, hiện toàn huyện có 214 y tế thôn trên 214 thôn dân cư. Số cán bộ có bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ đào tạo còn thấp (đạt 32%). Hoạt động chủ yếu là kiêm nhiêm (phụ nữ, dân số…), hàng năm chưa được đào tạo, cập nhật chuyên môn. Qua thực tế thấy hoạt động chuyên môn của y tế thôn bản còn nhiều hạn chế, bất cập với nhiệm vụ được giao.
Bệnh Viện Đa Khoa Lập Thạch
Địa chỉ: Thị trấn Lập Thạch - Huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc
Điện thoại: (0211).3830132
Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch
Địa chỉ :Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch
Điện thoại: 0211.3830115
Địa điểm tham quan
Đình Tây Hạ: Kiến trúc đình Tây Hạ hiện nay có kiểu chữ Đinh, tọa lạc ở đầu làng Tây Hạ. Cổng đình được tạo dựng với hai cột đồng trụ và hai cánh phượng hai bên; bên trên có xây đắp thành hình lồng đèn. Qua cổng đình là sân đình rộng thoáng. Nếu đứng ở giữa sân đình quan sát mặt chính điện, thì thấy đình Tây Hạ là một ngôi đình cổ mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Hậu Lê, với các đầu đao cong vút, nhìn phía trước trông ngôi đình thấp nhưng rất bề thế trang nghiêm, trông như hình nấm. Nhìn tổng thể phía ngoài của ngôi đình trông rất đồ sộ, vững chắc, quy mô lớn. Mái đình lợp bằng ngói mũi hài, có tới hơn 10 loại ngói kích thước khác nhau Đi dọc theo phía hiên đình thấy trên các góc, các đầu dư của cột được trạm trổ những đề tài khác nhau như hoa lá, mây với những đường nét uyển chuyển rất đẹp mắt.Điểm nổi bật nhất về nghệ thuật trong trang trí và điêu khắc của ngôi đình là chính điện có bộ cửa võng. Bộ cửa võng chia làm ba lớp. Trên cùng của cửa võng là bức trạm điêu khắc gỗ mặt hổ phù miệng ngậm chữ thọ với kỹ thuật trạm trổ tinh vi trông nghiêm nghị nhưng vẫn toát ra được ý nghĩa khuyên người ta làm điều thiện sẽ được sống lâu. Đến phía dưới chính điện có treo bức hoành phi sơn son thếp vàng có đục khắc ở giữa có 4 chữ đại tự “ lộc thọ phú quý”. Nội dung bức trạm là các đề tài tiên rồng, và bông lúa. Trên các cột trụ có khắc chạm một con rồng ở tư thế bò từ trên xuống, uốn vòng quanh cột trụ theo chiều thẳng đứng, trên đỉnh đầu rồng chạm khắc một tiên ông ở cột trụ bên phải và chạm tiên nữ ở cột trụ phía trong. Bộ cửa võng ở đình Tây Hạ là biểu tượng tín ngưỡng cổ truyền của tiên và rồng hợp nhất thành một chỉnh thể cộng đồng người Việt cổ ở thời đại Văn Lang hay đây cũng là cách để giải thích về nòi giống con rồng cháu tiên của người Việt cổ. Bộ cửa võng như vậy vừa mang ý nghĩa xa xôi, sâu sắc, vừa có hình thức kỹ thuật tuyệt mỹ. Bên cạnh bộ cửa võng thì ở phía ngoài thượng điện có trạm khắc nhiều hình tượng như đôi rồng ở trên thanh xà, cụm hoa lá ở trên các vì kèo, hay một con long mã; tất cả các bức trạm này đều mang tính nghệ thuật của triều Nguyễn.
Phía trong là hậu cung cũng chính là nơi linh thiêng của ngôi đình. Ở đây cũng có những trạm khắc độc đáo như ở ban tiền của hậu cung khắc bộ lưỡng long chầu nguyệt (nghệ thuật thời Nguyễn). Ở hai bên góc chạm hai con nghê mang tính nghệ thuật vào thời Hậu Lê. Ở bộ cửa cũng được chạm khắc hình tượng lưỡng long chầu nhật và lưỡng long chầu nguyệt được chạm trên nền hoa lá. Nơi đây đặt bộ long ngai - bài vị được đục trạm tinh vi, sơn son thếp vàng. Trên bài vị có ghi dòng chữ vàng: “Đức vua thông minh chính trực/Định Xá uy linh đại vương”. Ở các gian còn lại của ngôi đình cũng được trạm khắc các cụm hoa lá tinh tế.
Đình Tây Hạ có 91 hiện vật bằng gỗ, đồng, gốm sứ, da, vải và giấy được bảo lưu. Các hiện vật này đều làm vào triều Nguyễn và trong thời gian gần đây.
Chùa Sùng Khánh
Vườn cò Hải Lựu: Khu du lịch vườn cò Hải Lựu có ý nghĩa và giá trị về mặt khoa học trong hệ sinh thái rừng thấp được bao bọc bởi các con sông với chức năng luân chuyển năng lượng và chất dinh dưỡng của môi trường. Vườn cò còn là nơi thu hút khách thăm quan du lịch, nơi giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho mọi người, nơi con người và thiên nhiên dễ hoà nhập gắn bó với nhau.
Du khách đến với Hải Lựu vào dịp đầu xuân sẽ được thưởng thức một lễ hội được coi là cổ xưa nhất của Việt Nam- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu.
Đặc sản vùng
Cá Thính: Làng Văn Quán huyện Lập Thạch cách sông Lô không xa. Xa xưa không có đê điều như bây giờ nên cứ đến mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ta, nước lũ tràn về ngập đầy đồng, cá theo nước vào, mọi người bắt được rất nhiều, ăn không hết, đem bán thì chợ xa và thiếu thuyền bè, phơi khô bảo quản cũng khó nên dân Văn Quán đã nghĩ ra cách làm cá thính. Mọi người ăn thấy ngon, học hỏi lẫn nhau, rồi ai cũng biết làm. Nhưng các cụ cao niên cũng chẳng biết ai là người đầu tiên đã nghĩ ra nữa.Bánh nẳng, bánh gạo rang: Vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.
Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.
Làng nghề
Làng mây tre đan Triệu Đề: Cách cầu Bến Gạo 5km là làng nghề mây tre đan Triệu Đề (Lập Thạch), làng nghề có từ thời nhà Nguyễn, chuyên đan từ tre, mây ra các đồ dùng sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp như: thúng, mủng, rổ, rá, dần, sàng, gầu tát nước, một số loại dùng để đánh bắt thủy sản... Gần đây, do nhu cầu phát triển, một số mẫu mã mới, sản phẩm mới có giá trị thẩm mỹ đã được sáng tạo: chao đèn, lẵng hoa, làn, hộp đựng vv... được khách hàng nhiều nơi hợp đồng, kể cả xuất khẩu, nên vào vụ nông nhàn, làng nghề lại bận rộn, hối hả để kịp cho đơn hàng thông qua một số doanh nghiệp của làng, đi muôn nẻo...Di tích lịch sử
Đền thờ Trần Nguyên Hãn: Lập Thạch là một vùng đất cổ có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, có bề dày văn hiến và nhiều phong tục cổ tốt đẹp của nền văn minh lúa nước. Là một huyện gần kề với đỉnh của đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương, nên các phong tục tín ngưỡng còn đậm sắc thái tinh thần của người Việt cổ. Lập Thạch có nhiều những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tiêu biểu là đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn.Xem thêm:
Hình ảnh về Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Lễ hội trọi trâu
Hội Đả Cầu Cướp Phết tại xã Bàn Giản
Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch
Dự án bất động sản tại Huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Huyện Lập Thạch có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Lập Thạch có 18 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc
- Thị trấn Hoa Sơn
- Thị trấn Lập Thạch
- Xã Bắc Bình
- Xã Bàn Giản
- Xã Đình Chu
- Xã Đồng Ích
- Xã Hợp Lý
- Xã Liên Hòa
- Xã Liễn Sơn
- Xã Ngọc Mỹ
- Xã Quang Sơn
- Xã Sơn Đông
- Xã Thái Hòa
- Xã Tiên Lữ
- Xã Triệu Đề
- Xã Tử Du
- Xã Văn Quán
- Xã Vân Trục
- Xã Xuân Hòa
- Xã Xuân Lôi
Đường phố trực thuộc Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ vị trí Lập Thạch
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Lập ThạchVĩnh Phúc
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | THPT BC Triệu Thái | KHU 1 TT.LẬP THẠCH, H.LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC |
2 | THPT | THPT Bình Sơn | Xã Nhân Đạo H Lập Thạch |
3 | THPT | THPT Liễn Sơn | Xã Liên Sơn H Lập Thạch |
4 | THPT | THPT Ngô Gia Tự | Thị trấn Xuân Hoà H Lập Thạch |
5 | THPT | THPT Sáng Sơn | Xã Tam Sơn H Lập Thạch |
6 | THPT | THPT Thái Hoà | Xã Thái Hoà, H Lập Thạch |
7 | THPT | THPT Trần Nguyên Hãn | Xã Triệu Đề H Lập Thạch |
8 | THPT | THPT Văn Quán | Xã Văn Quán-H Lập Thạch |
9 | THPT | Tt Dạy nghề Lập Thạch | Thị trấn Xuân Hoà H Lập Thạch |
10 | THPT | TT GDTX Lập Thạch | Thị trấn Xuân Hoà H Lập Thạch |
Chi nhánh / cây ATM tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Lập Thạch | Tổ Dân Phố Phú Lâm, Thị Trấn Lập Thạch, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Lập Thạch | Khu 11 Tân Chiền, thị trấn Lập Thạch, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
3 | Agribank | Phòng giao dịch Hoa Sơn | Phố Hoa Lư, Thị Trấn Hoa Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
4 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Lập Thạch | Tổ dân phố Tân Chiền, thị trấn Lập Thạch, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
5 | Agribank | Phòng giao dịch Liễn Sơn | Xã Liễn Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
6 | VietinBank | Phòng giao dịch Sông Lô | Phố Tân Triền, Thị Trấn Lập Thạch, Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc |
7 | Agribank | Phòng giao dịch Tam Sơn | Xã Tam Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
8 | Agribank | Phòng giao dịch Triệu Đề | Thôn Vọng Sơn, Xã Triệu Đề, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | PGBank | Chi nhánh Lập Thạch | TT Lập Thạch, H. Lập Thạch, Lập Thạch, T. Tỉnh Vĩnh Phúc |
2 | Techcombank | Công ty Giầy Lợi Tín1-2-3 | Công ty Giầy Lợi Tín, Lập Thạch, Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc |
3 | Techcombank | Công ty TNHH FWKK Việt Nam | Đồi Trại Quang, Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc |
4 | VietinBank | PGD Sông Lô | Phố Tân Triền, Thị Trấn Lập Thạch, Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc |
5 | Agribank | Phố Hoa Lư - Hoa Sơn | Phố Hoa Lư, Thị trấn Hoa Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
6 | Agribank | Phú Lâm - Lập Thạch | Tổ dân phố Phú Lâm, Thị trấn Lập Thạch, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
7 | Agribank | Thôn Vọng Sơn - Triệu Đề | Thôn Vọng Sơn, Xã Triệu Đề, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
8 | Agribank | Thôn Vườn Tràng - Xuân Lôi | Thôn Vườn Tràng, Xã Xuân Lôi, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
Ghi chú về Lập Thạch
Thông tin về Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lập Thạch, Vĩnh Phúc