Tỉnh thành VN > Vĩnh Phúc > Huyện Vĩnh Tường

Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

Thông tin tổng quan về Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Vĩnh Tường là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Vị trí địa lý

Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập ThạchTam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); đông giáp huyện Yên Lạc.
Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề với thành phố tỉnh lị Vĩnh Yên…Huyện có 9 tìm đường Quốc lộ 2A và 14 km đường Quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có hai ga hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại); về đường sông có hai cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnhxã Cao Đại, có hai khu công nghiệp Chấn Hưng, Đồng Sóc và cụm KT-XH Tân Tiến đang được triển khai; có Đầm Rưng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai…Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng lân cận

Diện tích - Dân số

Huyện Vĩnh Tường có diện tích đất tự nhiên 14.401,55 ha (141,899 km2), trong đó: đất nông nghiệp: 9.208,15 ha, đất phi nông nghiệp: 4.980,43 ha. Sau tái lập năm 1996 có số dân là 180.110 người. Đến năm 2010; dân số tăng lên: 196.886 người, trong đó: dân số đô thị: 26.031 người, dân số nông thôn: 170.855 người (theo Niên giám thống kê năm 2010 của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Tường).
Về dân tộc: Dân tộc kinh 196.712 người, chiếm 99,91%; dân tộc Tày 103 người, chiếm 0,05%; dân tộc Thái 71 người, chiếm 0,04%.

Y tế

Tính đến năm 2009, 100% trạm y tế các xã, thị trấn có bác sỹ, đủ cán bộ theo cơ cấu.
Tổng số cán bộ y tế trong toàn huyện hiện nay là 370 cán bộ, trong đó có 55 bác sỹ (không tính số bác sỹ đã nghỉ hưu và bác sỹ tư nhân), bình quân 1 bác sỹ/3,5 nghìn dân (đạt tỷ lệ cao nhất trong toàn tỉnh và cả nước). 100% các thôn đều có nhân viên y tế và cộng tác viên dân số.
Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng. Bình quân mỗi người dân được khám bệnh 2 lần/năm. Công tác khám và điều trị y học dân tộc với y học hiện đại luôn được kết hợp. Hiện nay, 100% các xã, thị trấn có vườn thuốc nam mẫu. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 100%; Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng tuổi dược uống Vitamin A đạt 100%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 13,5%; Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tiêm AT đầy đủ 100%; Số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt từ 85- 87%. Trong các năm từ 2003 đến 2011, tỷ lệ sinh ở huyện Vĩnh Tường luôn duy trì ở mức ổn định, năm 2003 ở mức 1.74% đến năm 2011 là 1,73%; tỷ lệ tử là 0,51; tỷ lệ phát triển dân số là l,27%; Tuổi thọ trung bình đạt: 73 tuổi; Tỷ lệ sử dụng nước hợp, tỷ lệ này giảm mạnh ở các năm 2004, 2005 (cả hai năm đều đạt 1.66%); tỷ lệ công trình vệ sinh đạt 100%, trong đó tự hoại là 40% còn lại là hai ngăn.
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường
Điện thoại: 0211.3823.584
Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Tường
Điện thoại: 0211.3839150

Giáo dục - Đào tạo

Vĩnh Tường là vùng quê văn hiến, nơi có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Từ nhiều đời nay, nơi đây đã có nhiều danh nhân đỗ đạt cao được khắc bia Tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám từ thế kỷ XIII, XIV, cụ thể
Có 23 tiến sĩ nho học và 01 phó bảng triều Nguyễn.
Vĩnh Tường còn có 37 vị thi Hội đỗ Tam trường (tam trường thi Hội), có 191 vị thi đỗ trung khoa (hương Tiến - hương Cống) cử nhân đời Nguyễn. Các xã như Văn Trưng, Thế Trưng, Thượng Trưng, Bình Trù xếp vào thứ nhất trong hàng ngũ đỗ đạt.
Năm 2008, toàn huyện có tổng số 100 trường học các cấp, trong đó có 30 trường mầm non, 34 trường tiểu học, 30 trường THCS và 6 trường THPT. Đến năm 2010, toàn huyện có trên 100 trường học các cấp, trong đó có 31 trường Mầm non, 34 trường Tiểu học, 30 trường Trung học cơ sở và 6 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên 01 Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, 01 Trung tâm dạy nghề tổng hợp ở các xã đều có Trung tâm học tập cộng đồng. (Tính đến hết năm 2012, toàn huyện có 79/101 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 23/31 trường MN = 74,2%, 33/34 trường TH = 97,1%, 20/30 trường THCS = 66,6%, 3/6 trường THPT = 50%). Nhìn chung, với số lượng trường học trên đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em toàn huyện.

Di tích lịch sử

Hiện nay trong huyện còn 155 di tích. Trong đó có 55 ngôi đình, 67 ngôi chùa. Sổ còn lại là đền, miếu.Đã có 18 di tích xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
Về kiến trúc, đặc biệt có ngôi đình Thổ Tang, chùa Hoa Dương (Tuân Chính) và ngôi đền đá Phú Đa là đặc sắc nhất.
Đình Thổ Tang: Xây dựng vào thế kỷ 16. Cấu trúc theo lối chữ "Đinh", phần thượng cung không còn, nay chỉ còn lại một tòa đại đình có năm gian hai dĩ, theo kiểu "tú trụ làng thuyền" với 60 chiếc cột. Đường kính của các cột cái là 0,8m của cột quân là 0,61m. Toàn công trình có chiều dài 25,8m, rộng 14,2m. Nền đình bó bằng đá xanh xung quanh.
Trong đình hiện còn 21 bức trạm gỗ có giá trị cao về văn hóa và nghệ thuật. Nhất là bức “ngày hội xuống đồng”, “bắn hổ” “đá cầu”, “đánh gen”...miêu tả khá khái quát các sinh hoạt xã hội của nông thôn thời kỳ ấy.
Chùa Hoa Dương (Tuân Chính) được xây dựng năm Chính Hòa thứ nhất (1680) theo lối kiến trúc chữ (I). Chùa có 7 gian, thượng điện 5 gian; tiền đường, nhà cổ 3 gian. Hai bên hành lang có 15 gian làm nơi đón tiếp và dừng chân cho du khách thập phương.
Theo truyền thuyết kể lại, đây chính là khu đất có địa thế hình con Rùa. Ở chùa Hoa Dương nghệ thuật điêu khắc được chú ý tới từng đường nét, từng chi tiết. Các phù điêu trên gỗ, đá, đồng hầu như còn giữ nguyên vẹn; hai mươi bộ hoành phi câu đối, mười tám bộ cuốn thư, trương nhĩ, cửa khám, nghi môn, tòa Cửu Long…Mang đậm nét kiến trúc dân gian phải kể đến cây hương cổ bằng đá, có chiều cao 1,70 được lập năm Chính hòa (1680). Đặc biệt là quả chuông đồng được đúc vào năm Minh mạng thứ bảy (1826) phản ánh trình độ nghệ thuật cũng như kỹ nghệ đúc đồng của ông cha ta.
Đền đá Phú Đa: Gọi là đền đá vì vật liệu chủ yếu xây dựng là đá xanh và gỗ lim. Dựng vào đời vua Lê Cảnh Hưng (1740- 1786).
Đền gồm 02 tòa nhà song song xếp theo hình chữ “nhị”. Đây là ngôi đền còn nhiều di vật đá nhất trong số các di tích của tỉnh Vĩnh Phúc. Có tới 48 tác phẩm bằng đá, được sắp xếp theo yêu cầu thờ tự. Từ cổng đền, qua sân đền tới nhà tiền đường rồi nhà thờ chính như cột trụ, chó đá, rồng đá, tượng võ sĩ bằng đá, ngựa đá, voi đá, sư tử đá, chậu đá, bàn tẩn đá, án gian đá, bát hương đá, bia đá, xập đá, ngai thờ…tất cả đều làm bằng đá. Với mức độ đục chạm công phu, tỉ mỉ bằng những đường nét tuyệt đẹp đáng kể nhất như các ngôi tượng võ sĩ, tượng voi đứng chầu ở sân đền.

Danh nhân nổi tiếng

Nguyễn Văn Giáp - Một thủ lĩnh xuất sắc trong phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX
Danh nhân - Nguyễn Tiến Sách (1638 - 1697): Sau đổi là Đình Sách, tên hiệu là Đức Hiên, người xã Văn Trưng, huyện Bạch Hạc, nay là thôn Văn Trưng, xã Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường.
Năm 33 tuổi ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị, đời vua Lê Huyền Tông (1670). Năm Tân Mùi (1691). Giữ chức Tả Thị lang bộ Binh, làm Bồi tụng trong phủ chúa; từng đi sứ sang triều đình nhà Thanh. Sau khi mất, ông được phong tặng. Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thượng thư bộ Công, Trưng Đường Tử, ban thụy hiệu là Đôn Chất Tiên sinh.
Tác phẩm của ông hiện còn gồm 34 bài thơ làm ra trên đường đi sứ năm Canh Ngọ (1690); trong sách Toàn Việt thi lục
Danh nhân - Tô Thế Huy: Năm 32 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa (1697) đời vua Lê Hy Tông; giữ các chức Hữu Thị lang, phó sứ đoàn sang triều Thanh tuế cống, Tả Thị lang bộ Lễ, Tả Thị lang bộ Công. Tháng 12 (năm 1725)...
Danh nhân - Hoàng Bồi (1437 - ?): Năm 27 tuổi, ông đỗ Hoàng giáp khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận, đời vua Lê Thánh Tông (1463). Ông giữ các chứa quan Thượng thư bộ Hộ, kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Danh tướng - Nguyễn Triêm: Thi đỗ Tạo sĩ (tương đương như Tiến sĩ văn), giữ chức quan Thủ hiệu, là đội đứng thứ nhất gồm 60 xuất ưu binh trong các đội bộ binh thị hậu, là binh ngạch từ đời Trung Hưng về sau. Ông được phong tước hầu: Chiêm Vũ Hầu.
Nguyễn Thái Học: Thuở nhỏ, theo học chữ Hán, đã đỗ Tú tài trong làng. Năm 1913, vào học trường Tiểu học Pháp Việt phủ Vĩnh Tường, sau chuyển lên trường Việt Trì. Năm 192, học trường Nam Sư phạm Hà Nội ở phố Cửa Bắc - Hà Nội. Nhưng đến năm thứ 3, vì chịu không nổi thái độ hống hách miệt thị "người An Nam" của viên giám thị và của mụ đầm, Nguyễn Thái Học đã bỏ về. Sau đó xin vào học trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương ở Hà Nội.
Trịnh Văn Cấn: Ông còn có tên khác nữa là Trịnh Văn Đạt, là viên đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đông ở Thái Nguyên (vì thế gọi là Đội Cấn)
Lê Xoay
Danh nhân - Nguyễn Văn Phú: Bia Văn Miếu Hà Nội chép là Nguyễn Văn Phú. Một số sách chép là Nguyễn Viết Đương (hoặc Văn Đương) là tên đổi về sau. Bởi vậy, trên bia Văn Miếu khoa Quý Hợi niên hiệu Chính Hòa (1683) chép tên ông là Nguyễn Văn Đương.
Năm 46 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ, đời Vua Lê Thần Tông (1661). Giữ các chức Giám sát Ngự sử, Hữu Thị lang bộ Binh, vào làm Bồi tụng trong phủ chúa. Tả Thị lang bộ Lại, Giám thí (phó chủ khảo) kì thi Đình (1683).
Người đương thời ngợi khen ông cương trực, thẳng thắn. Đối với chính sự trong triều, ông không dè đặt kiêng nề mà thường bênh vực lẽ phải.

Du lịch- Làng nghề truyền thống

Đầm Rưng
Nằm cách thị trấn Vĩnh Tường khoảng 2km về phía Tây Bắc, cách trung tâm Thành phố Vĩnh Yên khoảng 22km về phía Tây Nam. Đầm Rưng là do dòng sông Kỳ Giang đổi dòng tạo nên. Đầm rộng khoảng 330 mẫu, là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản cho cả vùng, có tác dụng điều hoà không khí. Xung quanh có nhiều cây xanh, giữa đầm là một hòn đảo nhỏ. Đứng trên đảo khi chiều đến, mặt trời dần tắt bóng để lại những vệt đỏ trên mặt nước gợn sóng, từng đàn chim gọi nhau về tổ, những con cò trắng về trú ngụ trên những bụi tre ven đầm tạo nên một cảnh quan du lịch khá hấp dẫn. Du khách có thể bơi thuyền du ngoạn trên mặt đầm. Ở đây du khách ghé thăm đền Đức Ông, một danh Tướng dưới thời Lý Cao Tông, có công đánh giặc Ai Lao giữ gìn biên ải bình định non sông, được Vua ban cho nhiều ấn tín và nhân dân lập đền thờ.
Làng Mộc Bích Chu: Nằm ở vùng đất bãi bên bờ sông Hồng thuộc xã An Tường - Vĩnh Tường, là làng nghề đã tồn tại cách ngày nay khoảng 300 năm. Nằm cách trung tâm thị trấn Vĩnh Tường khoảng 4 km dọc theo quốc lộ 2C. Bích Chu như một nét nhấn trong bức tranh tổng thể của làng quê Vĩnh Phúc. Từ rất lâu, Bích Chu nổi tiếng về kỹ thuật làm đồ gỗ với những nét chạm trổ, đục đẽo tinh xảo, làm ra những sản phẩm đồ gỗ dân dụng như tủ, giường, bàn ghế, sập gụ tủ chè…và những đồ gỗ có giá trị mỹ thuật cao gồm các tượng bày ở điện thờ, đình miếu, những bức đại tự sơn son thiếp vàng…Đây có thể coi là một làng nghề truyền thống tiêu biểu mang đậm nét đặc trưng văn hoá truyền thống thu hút được sự quan tâm, mến mộ của du khách.
Rèn Lý Nhân: Rời làng mộc Bích Chu đi khoảng gần 2km theo đường đê bao Sông Hồng xin mời du khách tới tham quan nghề rèn Lý Nhân. Nghề rèn thuộc xã Lý Nhân – Vĩnh Tường. Ở Lý Nhân hầu như nhà nào cũng gắn liền với nghề rèn. Làng rèn Lý Nhân xưa có tên là làng Thùng Mạch nay là Bàn Mạch. Chợ thùng mạch là nơi buôn bán tấp nập, khách hàng nhiều nơi đã tới đây mua buôn các sản phẩm của làng.
Đình Thổ Tang
Làng rắn Vĩnh Sơn

Đặc sản vùng

Về Tuân Chính thưởng thức đặc sản sen đầm
Rượu Vân Giang, đậu Rùa Tuân Chính, thịt rắn Vĩnh Sơn, bánh ngõa Lũng Ngoại,…
Rượu rắn
Về Tam Phúc thưởng thức đặc sản “Cá nướng hạ thổ - Lòng cá ngó sen”
Đặc sản rượu Vân Giang – tinh hoa của làng Việt cổ truyền
Bánh đúc làng Vạn Hạnh- món ăn dân dã đượm hồn quê
Thịt chó Ngũ Kiên,...

Hình ảnh về Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Hình ảnh Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Cán bộ ban chỉ huy quân sự cùng dân quân tự vệ tu sửa nghĩa trang liệt sỹ
Hình ảnh Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Một góc đường quốc lộ huyện
Hình ảnh Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường

Dự án bất động sản tại Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Ảnh dự án Khu phố thương mại Toàn Phát
Khu phố thương mại Toàn Phát
Địa chỉ: Đường Tỉnh lộ 304, Thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Ảnh dự án TTTM và nhà ở Phúc Sơn
TTTM và nhà ở Phúc Sơn
Địa chỉ: Đường Tỉnh lộ 304, Xã Thượng Trưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Huyện Vĩnh Tường có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Vĩnh Tường

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Vĩnh TườngVĩnh Phúc

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTTHPT Đội CấnXã Tam Phúc H Vĩnh Tường
2THPTTHPT Lê XoayThị trấn Vĩnh Tường H Vĩnh Tường
3THPTTHPT Nguyễn Thị GiangXã Đại Đồng H Vĩnh Tường
4THPTTHPT Nguyễn Viết XuânXã Chấn Hưng H Vĩnh Tường
5THPTTHPT Vĩnh TườngThị trấn Vĩnh Tường H Vĩnh Tường
6THPTThptbc Đội CấnXã Tam Phúc H Vĩnh Tường
7THPTTT GDTX Vĩnh TườngXã Thổ Tang H Vĩnh Tường

Chi nhánh / cây ATM tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Thổ TangThôn Bắc Cường, Thị Trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
2AgribankChi nhánh Vĩnh TườngKhu 2, Thị Trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
3AgribankPhòng giao dịch Bồ SaoXã Bồ Sao, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
4LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Vĩnh TườngThị trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
5AgribankPhòng giao dịch Chấn HưngThôn Sơn Kiệu, Xã Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
6VietcombankPhòng giao dịch Thổ TangCụm Kinh Tế Xã Hội Tân Tiến, Ttỉnh Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
7BIDVPhòng giao dịch Thổ TangThôn Bắc Cương- Thị Trấn Thổ Tang- Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
8VietinBankPhòng giao dịch Vĩnh LạcKhu 3 Thị Trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
9BIDVPhòng giao dịch Vĩnh TườngĐ. Đội Cấn, Tt Vĩnh Tường - Vĩnh Tường- Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc
10VietinBankPhòng giao dịch Vĩnh TườngKhu Phố Mới, Thị Trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1PGBankChi nhánh Vĩnh TườngTT Vĩnh Tường, H. Vĩnh Tường, T. Tỉnh Vĩnh Phúc
2TechcombankCông ty TNHH May Mặc Việt ThiênCụm CN Đồng Sốc, Vũ Di, Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc
3VietinBankKCN Đồng SócXã Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
4AgribankKhu 2 - Vĩnh TườngKhu 2, Thị trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
5VietinBankPGD Cầu OaiSô 396 Vĩnh Thịnh, Vĩnh Sơn, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc
6VietinBankPGD Vĩnh LạcKhu 3 Thị Trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
7BIDVPGD Vĩnh TườngĐ. Đội Cấn, TT Vĩnh Tường - Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc
8AgribankThị trấn Vĩnh TườngThị trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
9AgribankThôn Bắc Cường - Thổ TangThôn Bắc Cường, Thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
10AgribankThôn Sơn Kiệu - Chấn HưngThôn Sơn Kiệu, Xã Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
11VietcombankTT Thổ TangTT Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc
12AgribankUBND huyện Vĩnh TườngThị trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Ghi chú về Vĩnh Tường

Thông tin về Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc