Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Sơn Động, Bắc Giang
Huyện Sơn Động là một huyện nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Giang. Huyện ly là thị trấn An Châu nằm trên quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 75 km về hướng đông. Thị trấn An Châu được coi là đầu mối giao thông, là ngã 3 giữa 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Diện tích: 845,7717 km2
- Dân số: 72.930 người (tháng 11/2008)
Quyền Thống sứ Bắc Kỳ ngày 11/5/1917, ra Nghị định bãi bỏ huyện Yên Bác (Quảng Yên). Đất đai huyện Yên Bác sáp nhập vào huyện Sơn Động.
Huyện Sơn Động ngày 25/9/1919, đổi thành châu Sơn Động.
Chính quyền thực dân Pháp năm 1927, tiến hành tổng điều tra dân số, châu Sơn Động khi đó có 53 xã với 8 tổng và 15.342 nhân khẩu.
Đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,53 xã cũ hợp nhất lại thành 41 xã.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tháng 7/1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I quyết định cắt các xã phía đông huyện Sơn Động cùng 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc huyện Lục Ngạn sáp nhập với huyện Hải Chi (Hải Ninh) thành lập châu Lục Sơn Hải trực thuộc tỉnh Quảng Hồng. Liên tỉnh Quảng Hồng tháng 12/1948 chia thành tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai. Châu Lục Sơn Hải giải thể đầu năm 1949, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn đưa về tỉnh Quảng Yên.
Khu Hồng Quảng thành lập ngày 17/2/1955, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn trở lại tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 24/TTg ngày 21/1/1957 chia hai huyện Lục Ngạn,Sơn Động, thành ba huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam.
Bộ Nội vụ ra Nghị định số 254-NV ngày 21/8/1958, chia xã Thanh Luận thành hai xã Thanh Sơn và Thanh Luận, xã Vĩnh Khương thành 2 xã Phú Cường và Vĩnh Khương.
Chính phủ ra Quyết định số 25-CP ngày 14/3/1963, cắt xã Đèo Gia thuộc huyện Sơn Động sáp nhập vào huyện Lục Ngạn.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II, Quốc hội đã ra Nghị quyết sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh vào huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc.
Sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập (tỉnh Hải Ninh) vào huyện Sơn Động ngày 1/10/1964.
Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 21-HĐBT ngày 30/1/1985, giải thể xã Phúc Thắng để sáp nhập vào xã Quế Sơn và trường bắn TB1; xã Thạch Sơn giải thể để sáp nhập vào xã Vân Sơn và trường bắn TB1.
Ngày 11/12/1991, Chính phủ ra Quyết định số 642-CP thành lập thị trấn An Châu trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính hai xã An Châu và An Lập.
Tái lập xã Phúc Thắng ngày 19/10/1993 trên cơ sở 2 xóm đã cắt về xã Quế Sơn và phần diện tích còn lại do trường bắn TB1 bàn giao lại.
Ngày 19/10/1993, tái lập xã Thạch Sơn trên cơ sở 1 xóm đã cắt về xã Vân Sơn và phần diện tích do Trường bắn TB1 bàn giao lại.
Ngày 6/11/2008, Chính phủ ra Nghị định số 05/NĐ-CP thành lập thị trấn Thanh Sơn trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính hai xã Thanh Sơn và Thanh Luận và thành lập xã Tuấn Mậu.
Đến nay, huyện Sơn Động có 21 xã và 2 thị trấn: Thị trấn An Châu, Hữu Sản, An Lạc, Vân Sơn, Lệ Viễn, Vĩnh Khương, An Châu, An Lập, Yên Định, An Bá, Chiên Sơn, Cẩm Đàn, Quế Sơn, Giáo Liêm, Thạch Sơn, Dương Hưu, Phúc Thắng, Long Sơn, Thanh Luận, Tuấn Mậu, thị trấn Thanh Sơn, Bồng Am, Tuấn Đạo.
Nhân dân các dân tộc Sơn Động Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã phải đương đầu với cuộc tiến công của thực dân Pháp. Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng các dân tộc đã đoàn kết một lòng, đóng góp nhân lực, vật lực cho kháng chiến, góp phần vào chiến thắng trong các chiến dịch Biên giới (cuối năm 1950), đường 18 (năm 1951)...Sơn Động hoàn toàn được giải phóng cuối năm 1950.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân các dân tộc Sơn Động vừa hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa anh dũng chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cao nhất sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Tiểu đội dân quân xã Dương Hưu với bảy viên đạn súng trường hạ một máy bay phản lực A4E của đế quốc Mỹ, là đơn vị đầu tiên của tỉnh bắn rơi máy bay phản lực địch bằng súng bộ binh, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Từ năm 1945 đến năm 2005, Sơn Động có 5996 người nhập ngũ, có 720 người hy sinh. Huyện Sơn Động và 2 xã Tuấn Đạo và Dương Hưu, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Huyện có 7 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
Đối với sản xuất nông nghiệp, năm 2012, Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 27.000 tấn.
Toàn huyện có 1.730 lao động làm việc trong 513 cơ sở sản xuất CN-TTCN với Ngành nghề chủ yếu là sản xuất bột giấy, giấy, hương nến, khai thác cát sỏi, may mặc, sản xuất giầy dép da, rèn, sản xuất gạch, cơ khí, đồ mộc dân dụng, Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN năm 2012 ước đạt 50 tỷ đồng, trong đó kinh tế hợp tác xã đạt 7,092 tỷ đồng, kinh tế hỗn hợp đạt 16,834 tỷ đồng, kinh tế cá thể ước đạt 19,997 tỷ đồng. Nhìn chung các ngành sản xuất công nghiệp-TTCN đều tăng cả về số lượng và chất lượng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 số doanh nghiệp lớn của Trung ương và Quân đội đang hoạt động sản xuất kinh doanh như: Nhà máy Nhiệt điện SĐ, Công ty TNHH 1 thành viên 45, Nhà máy Luyện đồng, Nhà máy may Sơn Động thuộc Tập đoàn DMVN, tạo việc làm ổn định cho hơn 2000 lao động là người địa phương, mỗi năm đóng góp khoảng 100 tỉ đồng vào ngân sách tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội luôn được quan tâm đầu tư phát triển. Hệ thống mạng lưới, quy mô và loại hình trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 83%, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt 51,6%, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng đều qua các năm, đã có học sinh thi đỗ thủ khoa Đại học (năm 2010), nhận học bổng toàn phần du học nước ngoài (năm 2012)...
Bệnh viện đa khoa Sơn Động với quy mô 120 giường bệnh đang được đầu tư mở rộng, nâng cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại các tuyến được quan tâm đầu tư. Toàn huyện có 19/23 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 18/23 trạm y tế xã có bác sĩ, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm bằng 1,2%.
Toàn huyện có 13.454/ 16.990 hộ năm 2011, được công nhận gia đình văn hóa, 71/178 làng, bản, khu phố văn hoá, chiếm 40,%; có 159/172 cơ quan đạt danh hiệu văn hoá, đạt 92,44%, tăng 16 cơ quan so năm 2010, có 7 làng và 16 cơ quan được công nhận văn hóa cấp tỉnh, có khoảng 14% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Thực hiện tốt chính sách xã hội, giải quyết việc làm. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện về mọi mặt, số hộ khá và giầu tăng, hộ nghèo giảm còn 41,11%, huyện đã hoàn việc xóa nhà ở tạm cho các hộ nghèo theo chương trình 167 và 67 của Thủ tướng Chính phủ; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 95,4%, phủ sóng truyền hình đạt 90%. An ninh chính trị, TTATXH luôn ổn định và thường xuyên được giữ vững.
Hội Vua Ông, Vua Bà - An Lập...
Hội đình Chẽ, chùa Phúc Nghiêm (18 tháng 1)
Hội đình Đặng - Vĩnh Khương;
Hội hát Sloong hao đồng bào dân tộc Nùng
Đồi Nương Khoai - thuộc Xã Dương Hưu
Chùa Chẽ (Phúc Nguyên tự) - Thị trấn An Châu
Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử, Rừng nguyên sinh Khe Rỗ
Khu du lịch sinh thái Đồng Thông
Đình Đặng - Xã Vĩnh Khương
Đền Vua Bà - Xã An Lập
Miếu Đức Ông - Xã An Lập
Đình Lục Liễu - Xã Long Sơn
- Diện tích: 845,7717 km2
- Dân số: 72.930 người (tháng 11/2008)
Các số điện thoại quan trọng
UBND huyện Sơn Động: 0240 3886 136Vị trí địa lý
Vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn và huyện Ba Chẽ của tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp hai huyện Lục Ngạn và Lục Nam. Phía nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh.Lịch sử
Ngày 13/2/1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập huyện Sơn Động gồm ba tổng cắt ra từ huyện Lục Ngạn, gồm: Tổng Biển Động, Tổng Niêm Sơn và Tổng Hả Hộ. Huyện lỵ đặt tại Biển Động.Quyền Thống sứ Bắc Kỳ ngày 11/5/1917, ra Nghị định bãi bỏ huyện Yên Bác (Quảng Yên). Đất đai huyện Yên Bác sáp nhập vào huyện Sơn Động.
Huyện Sơn Động ngày 25/9/1919, đổi thành châu Sơn Động.
Chính quyền thực dân Pháp năm 1927, tiến hành tổng điều tra dân số, châu Sơn Động khi đó có 53 xã với 8 tổng và 15.342 nhân khẩu.
Đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,53 xã cũ hợp nhất lại thành 41 xã.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tháng 7/1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I quyết định cắt các xã phía đông huyện Sơn Động cùng 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc huyện Lục Ngạn sáp nhập với huyện Hải Chi (Hải Ninh) thành lập châu Lục Sơn Hải trực thuộc tỉnh Quảng Hồng. Liên tỉnh Quảng Hồng tháng 12/1948 chia thành tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai. Châu Lục Sơn Hải giải thể đầu năm 1949, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn đưa về tỉnh Quảng Yên.
Khu Hồng Quảng thành lập ngày 17/2/1955, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn trở lại tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 24/TTg ngày 21/1/1957 chia hai huyện Lục Ngạn,Sơn Động, thành ba huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam.
Bộ Nội vụ ra Nghị định số 254-NV ngày 21/8/1958, chia xã Thanh Luận thành hai xã Thanh Sơn và Thanh Luận, xã Vĩnh Khương thành 2 xã Phú Cường và Vĩnh Khương.
Chính phủ ra Quyết định số 25-CP ngày 14/3/1963, cắt xã Đèo Gia thuộc huyện Sơn Động sáp nhập vào huyện Lục Ngạn.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II, Quốc hội đã ra Nghị quyết sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh vào huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc.
Sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập (tỉnh Hải Ninh) vào huyện Sơn Động ngày 1/10/1964.
Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 21-HĐBT ngày 30/1/1985, giải thể xã Phúc Thắng để sáp nhập vào xã Quế Sơn và trường bắn TB1; xã Thạch Sơn giải thể để sáp nhập vào xã Vân Sơn và trường bắn TB1.
Ngày 11/12/1991, Chính phủ ra Quyết định số 642-CP thành lập thị trấn An Châu trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính hai xã An Châu và An Lập.
Tái lập xã Phúc Thắng ngày 19/10/1993 trên cơ sở 2 xóm đã cắt về xã Quế Sơn và phần diện tích còn lại do trường bắn TB1 bàn giao lại.
Ngày 19/10/1993, tái lập xã Thạch Sơn trên cơ sở 1 xóm đã cắt về xã Vân Sơn và phần diện tích do Trường bắn TB1 bàn giao lại.
Ngày 6/11/2008, Chính phủ ra Nghị định số 05/NĐ-CP thành lập thị trấn Thanh Sơn trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính hai xã Thanh Sơn và Thanh Luận và thành lập xã Tuấn Mậu.
Đến nay, huyện Sơn Động có 21 xã và 2 thị trấn: Thị trấn An Châu, Hữu Sản, An Lạc, Vân Sơn, Lệ Viễn, Vĩnh Khương, An Châu, An Lập, Yên Định, An Bá, Chiên Sơn, Cẩm Đàn, Quế Sơn, Giáo Liêm, Thạch Sơn, Dương Hưu, Phúc Thắng, Long Sơn, Thanh Luận, Tuấn Mậu, thị trấn Thanh Sơn, Bồng Am, Tuấn Đạo.
Nhân dân các dân tộc Sơn Động Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã phải đương đầu với cuộc tiến công của thực dân Pháp. Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng các dân tộc đã đoàn kết một lòng, đóng góp nhân lực, vật lực cho kháng chiến, góp phần vào chiến thắng trong các chiến dịch Biên giới (cuối năm 1950), đường 18 (năm 1951)...Sơn Động hoàn toàn được giải phóng cuối năm 1950.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân các dân tộc Sơn Động vừa hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa anh dũng chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cao nhất sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Tiểu đội dân quân xã Dương Hưu với bảy viên đạn súng trường hạ một máy bay phản lực A4E của đế quốc Mỹ, là đơn vị đầu tiên của tỉnh bắn rơi máy bay phản lực địch bằng súng bộ binh, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Từ năm 1945 đến năm 2005, Sơn Động có 5996 người nhập ngũ, có 720 người hy sinh. Huyện Sơn Động và 2 xã Tuấn Đạo và Dương Hưu, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Huyện có 7 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
Kinh tế - Xã hội
huyện luôn duy trì tốc độ tăng trưởngbình quân hàng năm 12,67%. Giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu năm 2012 đạt 613,991 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chiếm 66,2% là nông, lâm nghiệp- thủy sản, chiếm 18,9% là Công nghiệp-xây dựng, chiếm 14,9% là dịch vụ-thương mại. Thu nhập BQ đầu người trên 12 triệu đồng/năm, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt.Đối với sản xuất nông nghiệp, năm 2012, Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 27.000 tấn.
Toàn huyện có 1.730 lao động làm việc trong 513 cơ sở sản xuất CN-TTCN với Ngành nghề chủ yếu là sản xuất bột giấy, giấy, hương nến, khai thác cát sỏi, may mặc, sản xuất giầy dép da, rèn, sản xuất gạch, cơ khí, đồ mộc dân dụng, Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN năm 2012 ước đạt 50 tỷ đồng, trong đó kinh tế hợp tác xã đạt 7,092 tỷ đồng, kinh tế hỗn hợp đạt 16,834 tỷ đồng, kinh tế cá thể ước đạt 19,997 tỷ đồng. Nhìn chung các ngành sản xuất công nghiệp-TTCN đều tăng cả về số lượng và chất lượng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 số doanh nghiệp lớn của Trung ương và Quân đội đang hoạt động sản xuất kinh doanh như: Nhà máy Nhiệt điện SĐ, Công ty TNHH 1 thành viên 45, Nhà máy Luyện đồng, Nhà máy may Sơn Động thuộc Tập đoàn DMVN, tạo việc làm ổn định cho hơn 2000 lao động là người địa phương, mỗi năm đóng góp khoảng 100 tỉ đồng vào ngân sách tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội luôn được quan tâm đầu tư phát triển. Hệ thống mạng lưới, quy mô và loại hình trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 83%, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt 51,6%, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng đều qua các năm, đã có học sinh thi đỗ thủ khoa Đại học (năm 2010), nhận học bổng toàn phần du học nước ngoài (năm 2012)...
Bệnh viện đa khoa Sơn Động với quy mô 120 giường bệnh đang được đầu tư mở rộng, nâng cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại các tuyến được quan tâm đầu tư. Toàn huyện có 19/23 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 18/23 trạm y tế xã có bác sĩ, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm bằng 1,2%.
Toàn huyện có 13.454/ 16.990 hộ năm 2011, được công nhận gia đình văn hóa, 71/178 làng, bản, khu phố văn hoá, chiếm 40,%; có 159/172 cơ quan đạt danh hiệu văn hoá, đạt 92,44%, tăng 16 cơ quan so năm 2010, có 7 làng và 16 cơ quan được công nhận văn hóa cấp tỉnh, có khoảng 14% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Thực hiện tốt chính sách xã hội, giải quyết việc làm. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện về mọi mặt, số hộ khá và giầu tăng, hộ nghèo giảm còn 41,11%, huyện đã hoàn việc xóa nhà ở tạm cho các hộ nghèo theo chương trình 167 và 67 của Thủ tướng Chính phủ; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 95,4%, phủ sóng truyền hình đạt 90%. An ninh chính trị, TTATXH luôn ổn định và thường xuyên được giữ vững.
Lễ hội truyền thống
Hội bơi chải (10 tháng 4),Hội Vua Ông, Vua Bà - An Lập...
Hội đình Chẽ, chùa Phúc Nghiêm (18 tháng 1)
Hội đình Đặng - Vĩnh Khương;
Hội hát Sloong hao đồng bào dân tộc Nùng
Di tích - Danh thắng
Đình Chẽ - Thị trấn An ChâuĐồi Nương Khoai - thuộc Xã Dương Hưu
Chùa Chẽ (Phúc Nguyên tự) - Thị trấn An Châu
Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử, Rừng nguyên sinh Khe Rỗ
Khu du lịch sinh thái Đồng Thông
Đình Đặng - Xã Vĩnh Khương
Đền Vua Bà - Xã An Lập
Miếu Đức Ông - Xã An Lập
Đình Lục Liễu - Xã Long Sơn
Xem thêm:
Hình ảnh về Sơn Động, Bắc Giang
Thung lũng An Châu - trung tâm hành chính huyện Sơn Động
Sơn Động mùa lúa chín
Rừng nguyên sinh Khe Rỗ
Dự án bất động sản tại Huyện Sơn Động, Bắc Giang
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Sơn Động, Bắc Giang
Huyện Sơn Động có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Sơn Động có 22 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang
- Thị trấn An Châu
- Thị trấn Thanh Sơn
- Xã An Bá
- Xã An Châu
- Xã An Lạc
- Xã An Lập
- Xã Bồng Am
- Xã Cẩm Đàn
- Xã Chiên Sơn
- Xã Dương Hưu
- Xã Giáo Liêm
- Xã Hữu Sản
- Xã Lệ Viễn
- Xã Long Sơn
- Xã Ngọc Châu
- Xã Phúc Thắng
- Xã Quế Sơn
- Xã Thạch Sơn
- Xã Thanh Luận
- Xã Tuấn Đạo
- Xã Tuấn Mậu
- Xã Vân Sơn
- Xã Vĩnh Khương
- Xã Yên Định
Đường phố trực thuộc Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang
Bản đồ vị trí Sơn Động
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Sơn ĐộngBắc Giang
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Dtnt huyện Sơn Động | TT An Châu, huyện Sơn Động |
2 | THPT | Thpt Sơn Động | Xã An Lập, huyện Sơn Động |
3 | THPT | THPT Sơn Động 2 | Xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động |
4 | THPT | THPT Sơn Động 3 | Xã Thanh Sơn, huyện Sơn Động |
5 | THPT | Tt GDTX huyện Sơn Động | Thị trấn An Châu, huyện Sơn Động |
Chi nhánh / cây ATM tại Sơn Động, Bắc Giang
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Sơn Động - Bắc Giang
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Khu 3- An Châu | Khu 3, Thị Trấn An Châu, Sơn Động, Bắc Giang |
2 | Agribank | Chi nhánh Sơn Động | Khu 3, Thị Trấn An Châu, Sơn Động, Bắc Giang |
3 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Sơn Động | Xã An Châu, Sơn Động, Bắc Giang |
4 | Agribank | Phòng giao dịch Cẩm Đàn | Thôn Thượng, Xã Cẩm Đàn, Sơn Động, Bắc Giang |
5 | Agribank | Phòng giao dịch Số 96 - Sơn Động | Thôn Nòn, Thị Trấn Thanh Sơn, Sơn Động, Bắc Giang |
6 | Agribank | Phòng giao dịch Tuấn Đạo | Xã Tuấn Đạo, Sơn Động, Bắc Giang |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Sơn Động - Bắc Giang
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Thị trấn Thanh Sơn | Thị trấn Thanh Sơn, Sơn Động, Bắc Giang |
Ghi chú về Sơn Động
Thông tin về Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sơn Động, Bắc Giang
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sơn Động, Bắc Giang