Tỉnh thành VN > Bắc Kạn > Huyện Chợ Đồn

Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn

Thông tin tổng quan về Chợ Đồn, Bắc Kạn

Huyện Chợ Đồn là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn. Huyện còn có tên cũ là Bạch Sơn.
- Diện tích: 912 km2
- Dân số: 48.122 người (2009)

Các số điện thoại quan trọng

UBND huyện Chợ Đồn: 0281 3882 242

Vị trí địa lý

Huyện Chợ Đồn có vị trí địa lý: Phía Bắc Chợ Đồn giáp huyện Ba Bể. Phía Nam Chợ Đồn giáp huyện với huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông huyện Chợ Đồn giáp huyện Chợ Mớihuyện Bạch Thông. Phía Tây Chợ Đồn giáp với huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang tỉnh Tuyên Quang.

Lịch sử

Từ đời nhà Trần trở về trước, địa phận huyện Chợ Đồn ngày nay là một phần đất của huyện Vĩnh Thông, thuộc phủ Thái Nguyên. Huyện Vĩnh Thông thời nhà Lê được đổi tên thành châu Bạch Thông, thuộc phủ Thông Hóa, do phiên thần họ Hoàng nối đời cai trị. Chợ Đồn từ đó trở đi vẫn thuộc châu Bạch Thông.
Sau khi chiếm được thành Thái Nguyên năm 1884, thực dân Pháp bắt đầu mở rộng cuộc xâm lược lên các huyện phía Bắc nước ta. Đến năm 1895, một đạo quân Pháp tiến lên vùng thượng lưu sông Cầu, đánh chiếm các vùng rẻo cao của phủ Thông Hóa, trong đó có phần đất của huyện Chợ Đồn ngày nay.
Châu Chợ Đồn năm 1911 được thành lập, gồm hai tổng: Đông Viên và Nhu Viễn.
Chính quyền thực dân cắt tổng Nghĩa Tá năm 1914, (gồm các xã hiện nay là Nghĩa Tá, Lương Bằng, Phong Huân, Bình Trung, Yên Mỹ, Yên Nhuận) thuộc Thái Nguyên nhập vào châu Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Châu Chợ Đồn từ đó có 3 tổng với 16 xã. Huyện Chợ Đồn ngày nay có 21 xã và 1 thị trấn.
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, ngày nay, dân số của Chợ Đồn đã lên tới khoảng 50.000 người, với 5 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Dao, Kinh và Hoa.
Chiếm số đông nhất trong huyện là dân tộc Tày chiếm khoảng 70%, dân tộc Nùng chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong dân số (khoảng 1,7%) và có mặt tại đây gần như cùng với thời của người Tày. Dân tộc Dao chiếm 8,6% đến sau một thời gian và thường sống ở vùng núi cao. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 19,4% có mặt ở vùng này vào khoảng thế kỷ XVII theo Chiều Mạc và tăng lên vào đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp mở cuộc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản nơi đây.

Kinh tế

Các dân tộc ở Chợ Đồn có một nền sản xuất khá phát triển. Ngoài việc trồng lúa (chủ yếu là lúa nước), đồng bào còn trồng khoai, ngô, sắn và các cây thực phẩm khác như rau, đậu… Cũng như người Kinh ở miền xuôi, kỹ thuật canh tác và công cụ của đồng bào các dân tộc ở đây tương đối cao và khá hoàn chỉnh. Người nông dân các dân tộc Chợ Đồn đã biết dùng phân bón, biết chế tạo các loại nông cụ, như bừa,cầy,dao, quốc … Đồng bào còn biết làm guồng đưa nước từ thấp lên cao, biết làm máy ép mía, ép dầu…
Bên cạnh nghề trồng trọt và chăn nuôi. Đồng bào các dân tộc ở đây còn rất khéo tay trong nghề thủ công đan lát. Cả nam lẫn nữ đều biết đan và thường xuyên đan đồ dùng các loại như: Cót, dậu, bồ, rổ rá, vung chảo, nơm, đó… Phụ nữ rất giỏi nghề kéo sợi, trồng bông, dệt vải; giỏi may vá, thêu thùa, làm thêm những bộ quần áo độc đáo, đậm đà mầu sắc dân tộc.
Trong ngành nông-lâm nghiệp: kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện Chợ Đồn đã có những chuyển biến rõ rệt. Huyện Chợ Đồn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Kết quả sản xuất nông lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc. Trong 5 năm từ 2005 đến 2009,sản lượng lương thực có hạt tăng từ 22.000 tấn lên trên 24.300 tấn; bình quân lương thực đầu người vượt so với chỉ tiêu kế hoạch…
Chợ Đồn cũng có diện tích rừng rộng lớn, với nhiều loại gỗ quý hiếm ngoài các diện tích trồng cây nông nghiệp. Chợ Đồn hiện có trên 64.000ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất có trên 47.000ha; rừng phòng hộ có gần 15.500ha, rừng đặc dụng có 1.700ha. Thành phần của rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tre, tạp, Keo, nứa, Mỡ và một số loại gỗ quý hiếm.
Rừng là tài nguyên, là lợi thế tuyệt đối của huyện Chợ Đồn, khai thác hợp lý rừng nhằm phát triển công nghiệp chế biến cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển bền vững sau này. Huyện những năm qua, đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng.
Đặc sản nông nghiệp
Chợ Đồn nổi tiếng bởi chất lượng, thương hiệu của những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó nổi bật là Chè Shan (Tuyết), Gạo Bao thai, Hồng không hạt.
Văn hóa-xã hội
Đồng bào dân tộc còn có một đời sống tinh thần rất đa dạng, phong phú. Những bài văn vần, thơ, cùng với các điệu si-lượn, bài then… đều được sáng tác trong quá trình lao động sản xuất, rất giàu tính trữ tình và tính giáo dục cao với nội dung ca ngợi cảnh đẹp đất nước; quê hương, ngợi ca sự hồn nhiên giản dị, mối tình chung thủy lứa đôi, cũng như đức tính dũng cảm, cần cù, của người dân lao động và đả kích những sự thối nát và bất công trong xã hội và những đồi phong bại tục của giai cấp thống trị. Một số truyền thuyết, truyện cổ tích như truyện “Trăm trứng”, “Thánh Gióng”… của người Kinh, truyện “Quả Bầu”, “Phú Luông-Già Cải”, “Vua Giống”… của người Tày, đều ghi lại các sự kiện lịch sử, biết ơn những người có công xây dựng quê hương và giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
So với các địa phương khác, điều kiện thiên nhiên ở Chợ Đồn có phần khắc nhiệt hơn. Nơi đây thường xảy ra những cơn lũ lớn, mưa đá, những trận sương muối …làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mùa màng và cả tính mạng con người. Vì thế, dù mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng song luôn gìn giữ được tình đoàn kết, gắn bó trong sản xuất cũng như cuộc sống hàng ngày, giúp nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
Cùng với những bản sắc văn hóa được gìn giữ qua mỗi thế hệ, với truyền thống cách mạng lâu đời của thủ đô kháng chiến, Chợ Đồn ngày nay đang từng bước đi lên, hòa cùng sự phát triển của cả nước.

Di tích - Danh thắng

Di tích lịch sử Phja Tắc (thôn Bản Nhượng - xã Bản Thi)
Di tích lịch sử ATK Chợ Đồn
Di tích lịch sử Nà Quân (xã Bình Trung)
Đồi Khau Mạ (bản Vèn - xã Lương Bằng)
Di tích lịch sử Nà Pậu (Bản Thít - xã Lương Bằng)
Di tích lịch sử Nà Pay (thôn Nà Kiến - xã Nghĩa Tá)
Di tích lịch sử Bản Ca (xã Bình Trung)
Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá)
Đồi Khuổi Đăm (xã Nghĩa Tá)
Di tích lịch sử Bản Bằng ( xã Nghĩa Tá)

Hình ảnh về Chợ Đồn, Bắc Kạn


Di tích lịch sử ATK Chợ Đồn

Chợ Đồn ngày nay

Mô hình trồng chè Shan (Tuyết) tập trung tại xã Bằng Phúc

Dự án bất động sản tại Huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn

Huyện Chợ Đồn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Vị trí Chợ Đồn

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Chợ ĐồnBắc Kạn

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Bình TrungXã Bình Trung - H Chợ Đồn
2THPTThpt Chợ ĐồnTT Bằng Lũng -Huyện Chợ Đồn

Chi nhánh / cây ATM tại Chợ Đồn, Bắc Kạn

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Chợ ĐồnTổ 11A, Thị Trấn Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Kạn
2AgribankPhòng giao dịch Bằng LũngThôn Nà Tàn, Thị Trấn Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Kạn
3BIDVPhòng giao dịch Chợ ĐồnTổ 2A - Bằng Lũng- Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn
4LienVietPostBankPhòng giao dịch Chợ ĐồnTổ 7, thị trấn Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Kạn
5AgribankPhòng giao dịch Đồng LạcThôn Nà Pha, Xã Đồng Lạc, Chợ Đồn, Bắc Kạn

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankTổ 11A - Thị trấn Bằng LũngTổ 11A, Thị trấn Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Kạn
2BIDVTỔ 2A - Bằng LũngTỔ 2A - Bằng Lũng- Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn

Ghi chú về Chợ Đồn

Thông tin về Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Chợ Đồn, Bắc Kạn