Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Na Rì, Bắc Kạn
Na Rì là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn, huyện có tên cũ là Lương Thủy.
Thị trấn Yến Lạc cách thị xã Bắc Kạn 69 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3 là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của huyện. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.
- Diện tích: 864 km2
- Dân số: 37.000 người
Tỉnh Bắc Kạn thành lập (năm 1990). Thực dân Pháp lập đơn vị hành chính các châu, trong đó có châu Na Rì bao gồm vùng đất phía Nam của huyện Cảm Hóa.
Sau khi căn bản hoàn thành cuộc chinh phục Việt Nam năm 1884, bắt nhà Nguyễn phải đầu hàng, thực dân Pháp bắt đầu mở các cuộc tấn công xâm lược các tỉnh miền núi Việt Bắc.
Sau khi đánh chiếm các địa bàn xung yếu thuộc các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, quân Pháp chia làm ba mũi, tấn công từ cả ba hướng: Hướng Bắc từ cao Bằng kéo xuống, hướng Nam từ Thái Nguyên tiến lên, hướng Tây từ Lạng Sơn đánh sang, chiếm đóng các vị trí quan trọng của tỉnh Bắc Kạn.
Pháp tấn công sang thị trấn Yến Lạc, mở đầu cho cuộc xâm lược và chiếm đóng Na Rì Năm 1891. Đồng bào các dân tộc Na Rì cùng với phong trào chống Pháp của Phùng Bá Chỉ (Ba Kỳ), đã chung sức, đoàn kết, không ngại gian khó chiến đấu ngoan cường với kẻ địch, làm chậm quá trình thiết lập bộ máy thống trị của thực dân Pháp.
Thực dân Pháp sau khi chiếm được Na Rì, đã tổ chức bộ máy thống trị gồm 4 tổng: Lương Hạ, Côn Minh, Lương Thượng và Yên Hân với 17 xã. Đứng đầu bộ máy cai trị cấp huyện là một viên tri châu đặt dưới quyền tên đồn trưởng khố xanh người Pháp đóng tại Yến Lạc. Mỗi tổng (3 - 5 xã) do chánh, phó tổng cai quản, chịu trách nhiệm trước tri châu, bảo đảm việc bắt phu, thu thuế...
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng hình thành và lan rộng trong các tỉnh Việt Bắc đã tác động mạnh mẽ đến nhận ý thức đấu tranh của nhân dân Na Rì. Cùng với rất nhiều sự kiện đấu tranh tiêu biểu của các địa phương lân cận, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của khởi nghĩa Bắc Sơn, ở Na Rì, phong trào đấu tranh cũng ngày càng sôi sục. Trước tình hình đó, thực dân Pháp tăng cường mạng lưới mật thám, đặt thêm nhiều điếm canh, huy động lực lượng lính dõng tuần tra, canh gác ở những nơi xung yếu. Đồng thời với việc kìm kẹp, kiểm soát đi lại, thực dân Pháp còn tuyên truyền xuyên tạc, bôi xấu những người cộng sản, những chiến sỹ cách mạng, hòng làm giảm lòng tin, ngăn chặn sự che chở, bảo vệ của đồng bào Na Rì với lực lượng du kích Bắc Sơn. Không chỉ vậy, thực dân Pháp còn lấy muối và bạc trắng để làm phần thưởng, kích động đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, âm mưu và hành động của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai không hề lay động được tình cảm mà nhân dân các dân tộc Na Rì dành cho cách mạng, ngược lại chỉ càng thôi thúc, kêu gọi tinh thần cách mạng của nhân dân.
Tháng 2/1945, một số cán bộ như Ngọc Xuân Đại Long, đã đến các xã phía Bắc của huyện Na Rì để tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân. Ngay khi vừa bắt đầu manh nha hình thành cơ sở cách mạng thì xảy ra sự kiện Nhật đảo chính Pháp, cách mạng Việt Nam đi vào cao trào chống Nhật cứu nước, với Na Rì đó là sự mở đầu cho lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện...
Nhân dân các dân tộc Na Rì luôn đoàn kết, phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, đoàn kết một lòng, cùng với nhân dân cả nước đánh thắng quân xâm lược trong suốt quá trình xây dựng chính quyền dân chủ và cơ sở Đảng những năm 1945 - 1946, hay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài 9 năm (1946 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975).
Đất nước hòa bình,Đảng và nhân dân huyện Na Rì đã cùng đồng lòng, chung sức, khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, đưa sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương từng bước đạt đến những thành công quan trọng Cùng với nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong phát triển kinh tế và giữ vững độc lập, chủ quyền của tổ quốc.
Những năm qua trong lĩnh vực nông nghiệp, nhờ thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi và các đề án sản xuất nông-lâm-nghiệp, đời sống của nhân dân địa phương đang từng bước được nâng cao. Tổng diện tích dong riềng toàn huyện hiện có trên 820ha năm 2012, trong đó xã Côn Minh có 322ha; các xã Quang Phong, Cư Lễ, Kim Lư diện tích có trên 50ha…
Vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt nội dung thuyết minh thực hiện Dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong Na Rì” nhằm xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, thông qua đó bảo vệ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Trong những năm tới, huyện Na Rì cũng đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh trồng và chế biến dong riềng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để sản phẩm miến dong Na Rì thực sự có chất lượng và có đầu ra ổn định, huyện Na Rì đã và đang kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào việc lắp đặt máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hóa
Hướng đi mới cho sản xuất vật liệu xây dựng
Với trữ lượng dồi dào các loại khoáng sản, đá quý (đồng, vàng sa khoáng, đất sét, antimon…), Na Rì có nhiều tiềm năng để phát triển khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Huyện đã có chủ trương quy hoạch các khu công nghiệp, mở ra cơ hội và triển vọng cho hợp tác đầu tư lâu dài, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực vật liệu xây dựng. Một trong những ngành sản xuất có tiềm năng lớn chính là sản xuất gạch không nung (Thị trấn Yến Lạc, xã Kim Lư, khu Vằng Mười, xã Hảo Nghĩa). Để có thể tạo dựng nguồn cung cấp vật liệu ổn định, chất lượng cho các công trình xây dựng trên địa bàn huyện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, huyện Na Rì đã và đang đẩy mạnh áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất gạch không nung. Huyện cũng khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư thiết bị dây chuyền hiện đại để sản xuất gạch và các loại vật liệu xây dựng chất lượng cao.
Người Dao có thói quen hát màng. Trai gái H’Mông cùng nhau thổi kèn lá, múa khèn trong các dịp lễ hội. Những nơi có đông dân tộc Nùng, Tày, mỗi mùa xuân đến xóm làng lại tưng bừng, nô nức trong ngày hội “lồng tồng”-xuống đồng. Hội Lồng tồng là dịp để già làng, trưởng bản cùng người dân cúng tế các vị thần nông, thần sông, thần núi, cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Thị trấn Yến Lạc cách thị xã Bắc Kạn 69 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3 là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của huyện. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.
- Diện tích: 864 km2
- Dân số: 37.000 người
Các số điện thoại quan trọng
UBND huyện Na Rì: 02913.884.667Vị trí địa lý
Huyện Na Rì có vị trí địa lý; Phía Đông Na Rì giáp huyện Tràng Định và Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây Na Rì giáp với huyện Bạch Thông. Phía Bắc huyện Na Rì giáp huyện Ngân Sơn. Phía Nam huyện Na Rì giáp với huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.Lịch sử
Huyện Na Rì dưới thời trần là vùng đất nằm ở châu Cảm Hóa, đến thời thuộc Minh là huyện Cảm Hóa, phủ Thái Nguyên. Tên gọi và địa giới huyện Cảm Hóa dưới thời Lê và Nguyễn không có gì thay đổi, bao gồm các huyện: Ngân Sơn, Na Rì và một phần nhỏ phía Bắc huyện Bạch Thông-tỉnh Bắc Kạn ngày nay.Tỉnh Bắc Kạn thành lập (năm 1990). Thực dân Pháp lập đơn vị hành chính các châu, trong đó có châu Na Rì bao gồm vùng đất phía Nam của huyện Cảm Hóa.
Sau khi căn bản hoàn thành cuộc chinh phục Việt Nam năm 1884, bắt nhà Nguyễn phải đầu hàng, thực dân Pháp bắt đầu mở các cuộc tấn công xâm lược các tỉnh miền núi Việt Bắc.
Sau khi đánh chiếm các địa bàn xung yếu thuộc các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, quân Pháp chia làm ba mũi, tấn công từ cả ba hướng: Hướng Bắc từ cao Bằng kéo xuống, hướng Nam từ Thái Nguyên tiến lên, hướng Tây từ Lạng Sơn đánh sang, chiếm đóng các vị trí quan trọng của tỉnh Bắc Kạn.
Pháp tấn công sang thị trấn Yến Lạc, mở đầu cho cuộc xâm lược và chiếm đóng Na Rì Năm 1891. Đồng bào các dân tộc Na Rì cùng với phong trào chống Pháp của Phùng Bá Chỉ (Ba Kỳ), đã chung sức, đoàn kết, không ngại gian khó chiến đấu ngoan cường với kẻ địch, làm chậm quá trình thiết lập bộ máy thống trị của thực dân Pháp.
Thực dân Pháp sau khi chiếm được Na Rì, đã tổ chức bộ máy thống trị gồm 4 tổng: Lương Hạ, Côn Minh, Lương Thượng và Yên Hân với 17 xã. Đứng đầu bộ máy cai trị cấp huyện là một viên tri châu đặt dưới quyền tên đồn trưởng khố xanh người Pháp đóng tại Yến Lạc. Mỗi tổng (3 - 5 xã) do chánh, phó tổng cai quản, chịu trách nhiệm trước tri châu, bảo đảm việc bắt phu, thu thuế...
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng hình thành và lan rộng trong các tỉnh Việt Bắc đã tác động mạnh mẽ đến nhận ý thức đấu tranh của nhân dân Na Rì. Cùng với rất nhiều sự kiện đấu tranh tiêu biểu của các địa phương lân cận, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của khởi nghĩa Bắc Sơn, ở Na Rì, phong trào đấu tranh cũng ngày càng sôi sục. Trước tình hình đó, thực dân Pháp tăng cường mạng lưới mật thám, đặt thêm nhiều điếm canh, huy động lực lượng lính dõng tuần tra, canh gác ở những nơi xung yếu. Đồng thời với việc kìm kẹp, kiểm soát đi lại, thực dân Pháp còn tuyên truyền xuyên tạc, bôi xấu những người cộng sản, những chiến sỹ cách mạng, hòng làm giảm lòng tin, ngăn chặn sự che chở, bảo vệ của đồng bào Na Rì với lực lượng du kích Bắc Sơn. Không chỉ vậy, thực dân Pháp còn lấy muối và bạc trắng để làm phần thưởng, kích động đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, âm mưu và hành động của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai không hề lay động được tình cảm mà nhân dân các dân tộc Na Rì dành cho cách mạng, ngược lại chỉ càng thôi thúc, kêu gọi tinh thần cách mạng của nhân dân.
Tháng 2/1945, một số cán bộ như Ngọc Xuân Đại Long, đã đến các xã phía Bắc của huyện Na Rì để tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân. Ngay khi vừa bắt đầu manh nha hình thành cơ sở cách mạng thì xảy ra sự kiện Nhật đảo chính Pháp, cách mạng Việt Nam đi vào cao trào chống Nhật cứu nước, với Na Rì đó là sự mở đầu cho lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện...
Nhân dân các dân tộc Na Rì luôn đoàn kết, phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, đoàn kết một lòng, cùng với nhân dân cả nước đánh thắng quân xâm lược trong suốt quá trình xây dựng chính quyền dân chủ và cơ sở Đảng những năm 1945 - 1946, hay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài 9 năm (1946 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975).
Đất nước hòa bình,Đảng và nhân dân huyện Na Rì đã cùng đồng lòng, chung sức, khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, đưa sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương từng bước đạt đến những thành công quan trọng Cùng với nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong phát triển kinh tế và giữ vững độc lập, chủ quyền của tổ quốc.
Kinh tế
Huyện Na Rì là địa phương có tiềm năng và lợi thế rõ rệt về phát triển về rừng với diện tích rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp trên 74.700ha. Sản lượng khai thác gỗ trung bình đạt 3.138,8m3/năm; cùng với các loại sản phẩm từ tre, vầu, nứa… đã trở thành nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến giấy, gỗ, ván đũa, dăm,...của địa phương. Các xã có diện tích rừng lớn như: Côn Minh, Hảo Nghĩa, Hữu Thác, Cư Lễ… đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất một số loại sản phẩm như: Đồ gỗ gia dụng, ván ép thanh, đũa công nghiệp, gỗ các loại…Những năm qua trong lĩnh vực nông nghiệp, nhờ thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi và các đề án sản xuất nông-lâm-nghiệp, đời sống của nhân dân địa phương đang từng bước được nâng cao. Tổng diện tích dong riềng toàn huyện hiện có trên 820ha năm 2012, trong đó xã Côn Minh có 322ha; các xã Quang Phong, Cư Lễ, Kim Lư diện tích có trên 50ha…
Vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt nội dung thuyết minh thực hiện Dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong Na Rì” nhằm xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, thông qua đó bảo vệ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Trong những năm tới, huyện Na Rì cũng đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh trồng và chế biến dong riềng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để sản phẩm miến dong Na Rì thực sự có chất lượng và có đầu ra ổn định, huyện Na Rì đã và đang kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào việc lắp đặt máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hóa
Hướng đi mới cho sản xuất vật liệu xây dựng
Với trữ lượng dồi dào các loại khoáng sản, đá quý (đồng, vàng sa khoáng, đất sét, antimon…), Na Rì có nhiều tiềm năng để phát triển khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Huyện đã có chủ trương quy hoạch các khu công nghiệp, mở ra cơ hội và triển vọng cho hợp tác đầu tư lâu dài, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực vật liệu xây dựng. Một trong những ngành sản xuất có tiềm năng lớn chính là sản xuất gạch không nung (Thị trấn Yến Lạc, xã Kim Lư, khu Vằng Mười, xã Hảo Nghĩa). Để có thể tạo dựng nguồn cung cấp vật liệu ổn định, chất lượng cho các công trình xây dựng trên địa bàn huyện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, huyện Na Rì đã và đang đẩy mạnh áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất gạch không nung. Huyện cũng khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư thiết bị dây chuyền hiện đại để sản xuất gạch và các loại vật liệu xây dựng chất lượng cao.
Đời sống văn hóa
Lễ hội Lồng tồng trở thành dịp sinh hoạt của cả cộng đồng dân cư với nhiều trò chơi dân gian như: Múa võ, đua ngựa, múa lân, kéo co, đánh cầu, tung còn, đấu vật...được lưu giữ, phát triển cho đến tận ngày nay.Người Dao có thói quen hát màng. Trai gái H’Mông cùng nhau thổi kèn lá, múa khèn trong các dịp lễ hội. Những nơi có đông dân tộc Nùng, Tày, mỗi mùa xuân đến xóm làng lại tưng bừng, nô nức trong ngày hội “lồng tồng”-xuống đồng. Hội Lồng tồng là dịp để già làng, trưởng bản cùng người dân cúng tế các vị thần nông, thần sông, thần núi, cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Giao thông
Na Rì có hệ thống đường giao thông thuận lợi với đường trục 256 qua xã Hảo Nghĩa sang huyện Chợ Mới. Quốc lộ 279 nối 3 huyện Ngân Sơn, Na Rì, Ba Bể với huyện Bình Gia-tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Tuyên Quang. Quốc lộ 3B thông thương trực tiếp đến cửa khẩu Pò Mã-tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, hệ thống đường giao thông đã và đang được cải tạo nâng cấp, đầu tư hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, thông thương hàng hoá.Du lịch
Na Rì được thiên nhiên dành cho nhiều ưu đãi, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch, với những thắng cảnh đẹp như Hồ Khuổi Khe, Động Nàng Tiên, thác Nà Đăng...Xem thêm:
Hình ảnh về Na Rì, Bắc Kạn
Điện lực Na Rì
Động Nàng Tiên
Thác Nà Đăng
Dự án bất động sản tại Huyện Na Rì, Bắc Kạn
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Na Rì, Bắc Kạn
Huyện Na Rì có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Na Rì có 20 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn
- Thị trấn Lạng San
- Thị trấn Yến Lạc
- Xã Ân Tình
- Xã Côn Minh
- Xã Cư Lễ
- Xã Cường Lợi
- Xã Đổng Xá
- Xã Dương Sơn
- Xã Hảo Nghĩa
- Xã Hữu Thác
- Xã Kim Hỷ
- Xã Kim Lư
- Xã Lam Sơn
- Xã Liêm Thủy
- Xã Lương Hạ
- Xã Lương Thành
- Xã Lương Thượng
- Xã Quang Phong
- Xã Văn Học
- Xã Văn Minh
- Xã Vũ Loan
- Xã Xuân Dương
Đường phố trực thuộc Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn
Bản đồ vị trí Na Rì
Các trường từ bậc THPT trở lên trên địa bàn
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Trung học phổ thông | THPT Na Rỳ | Thị Trấn Yến Lạc -h. Na Rỳ |
2 | Tương đương bậc PTTH | TT GDTX H. Na Rì, tỉnh Bắc Kạn | Ttr. Yến Lạc, Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn |
Chi nhánh / cây ATM tại Na Rì, Bắc Kạn
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Na Rì - Bắc Kạn
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Na Rì | Thôn Bàn Pái, Thị Trấn Yến Lạc, Na Rì, Bắc Kạn |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Na Rì | Thị trấn Yến Lạc, Na Rì, Bắc Kạn |
3 | Agribank | Phòng giao dịch Hảo Nghĩa | Xã Hảo Nghĩa, Huyện Na Rì, Bắc Kạn |
4 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Na Rì | Tổ nhân dân Hát Gieng, thị trấn Yến Lạc, Na Rì, Bắc Kạn |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Na Rì - Bắc Kạn
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Thị trấn Yến Lạc | Thị trấn Yến Lạc, Na Rì, Bắc Kạn |
Ghi chú về Na Rì
Thông tin về Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Na Rì, Bắc Kạn
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Na Rì, Bắc Kạn