Phường Đồng Kỵ, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Đồng Kỵ là 1 phường của thành phốTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nước Việt Nam. Nơi đây cũng chính là làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống Đồng Kỵ nổi tiếng của Việt Nam, được cho là làng giàu nhất Việt Nam.
Vị trí địa lý
Phường nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông bắc, nằm trên đường Tỉnh lộ 232, nay đổi tên thành đường Nguyễn Văn Cừ và dựa trên con sông Ngũ Huyện Khê.
Đồng Kỵ là một làng có số dân khá lớn, khoảng 13. 000 dân (năm 2006) cùng với tỉ lệ sinh khá cao, Đồng Kỵ đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
Lịch sử làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Bắc Ninh
Trước 1997 có tên nôm là làng Cời thuộc xã Đồng Quang (gồm 3 thôn Bính Hạ, Trang Liệt, Đồng Kỵ) huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
Sau tái lập tỉnh, từ 1997 đến tháng 8/1999 thuộc Xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Từ tháng 9/1999 thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Hiện thủ công nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu đang là thế mạnh lớn của làng, với thu nhập hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ không chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trong làng mà còn thu hút hàng ngàn lao động bên ngoài.
Kinh tế-van hóa
Làng Đồng Kỵ đang là một làng có nhiều giám đốc, nhiều xe hơi bậc nhất của tỉnh Bắc Ninh. Kinh tế gia đình rất phát triển. Hiện Làng Nghề cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp cho sinh hoạt, công việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... cho thị trường trong nước và ngoài nước. SP chủ yếu được làm bằng gỗ gụ, gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ Nu, gỗ Sưa.
Đặc biệt, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1. 000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, cả phường nghề Đồng Kỵ đã rất tự hào khi tác phẩm Chiếu dời đô khổng lồ có sự tham gia chế tác của các nghệ nhân Đồng Kỵ.
Hiện Đồng Kỵ có thêm một khu công nghiệp làng nghề, cùng với 2 khu dân cư nhỏ.
Văn hóa-lễ hội
Là làng quê Kinh Bắc cổ, nay vẫn giữ được các phong tục, lễ hội truyền thống nổi tiếng.
Diễn ra vào mồng 4-5-6 tết âm lịch. Hội dựa trên truyền thống đánh thủy quái của vị thành hoàng làng, và truyền thống chống ngoại xâm của 4 vị tướng của làng. Hàng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (quan đám đỏ). Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ (pháo tư) dài khoảng 5m, quả lớn nhất (pháo nhất) có thể đến 15m, hình quả pháo là hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m. Ngày mồng 3 là lễ rước vua về làng. Tối mồng 3 là lễ chạy quan đám, dựa theo cuộc tổng động viên quân lính đánh giặc xưa kia. Mồng 4 là lễ rước pháo ra đình để hội quân, sau lễ thờ thành hoàng làng là phần hấp dẫn nhất của lễ hội là đốt 4 quả pháo (để kích lệ tinh thần quân lính xưa kia). Do pháo quá lớn dễ gây nguy hiểm nên hiện nay theo quyết định của chính phủ về cấm đốt pháo năm 1994, các hình thức của lễ hội đã thay đổi ít nhiều, không còn hội đốt pháo nữa, pháo hiện tại cũng chỉ là pháo giả dùng cho lễ hội. Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân (dô quan đám). Đây cũng là phần hấp dẫn của hội pháo. Các ông đám sẽ được công trên vai bởi những chàng trai đang độ sung sức làm động tác múa như muốn cổ động tinh thần quân lính và như chào tạm biệt nhân dân đi đánh giặc. Đây là một phong tục hay vẫn đang được duy trì và phát huy.
Vị trí địa lý
Phường nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông bắc, nằm trên đường Tỉnh lộ 232, nay đổi tên thành đường Nguyễn Văn Cừ và dựa trên con sông Ngũ Huyện Khê.
Đồng Kỵ là một làng có số dân khá lớn, khoảng 13. 000 dân (năm 2006) cùng với tỉ lệ sinh khá cao, Đồng Kỵ đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
Lịch sử làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Bắc Ninh
Trước 1997 có tên nôm là làng Cời thuộc xã Đồng Quang (gồm 3 thôn Bính Hạ, Trang Liệt, Đồng Kỵ) huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
Sau tái lập tỉnh, từ 1997 đến tháng 8/1999 thuộc Xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Từ tháng 9/1999 thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Hiện thủ công nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu đang là thế mạnh lớn của làng, với thu nhập hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ không chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trong làng mà còn thu hút hàng ngàn lao động bên ngoài.
Kinh tế-van hóa
Làng Đồng Kỵ đang là một làng có nhiều giám đốc, nhiều xe hơi bậc nhất của tỉnh Bắc Ninh. Kinh tế gia đình rất phát triển. Hiện Làng Nghề cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp cho sinh hoạt, công việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... cho thị trường trong nước và ngoài nước. SP chủ yếu được làm bằng gỗ gụ, gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ Nu, gỗ Sưa.
Đặc biệt, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1. 000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, cả phường nghề Đồng Kỵ đã rất tự hào khi tác phẩm Chiếu dời đô khổng lồ có sự tham gia chế tác của các nghệ nhân Đồng Kỵ.
Hiện Đồng Kỵ có thêm một khu công nghiệp làng nghề, cùng với 2 khu dân cư nhỏ.
Văn hóa-lễ hội
Là làng quê Kinh Bắc cổ, nay vẫn giữ được các phong tục, lễ hội truyền thống nổi tiếng.
Diễn ra vào mồng 4-5-6 tết âm lịch. Hội dựa trên truyền thống đánh thủy quái của vị thành hoàng làng, và truyền thống chống ngoại xâm của 4 vị tướng của làng. Hàng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (quan đám đỏ). Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ (pháo tư) dài khoảng 5m, quả lớn nhất (pháo nhất) có thể đến 15m, hình quả pháo là hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m. Ngày mồng 3 là lễ rước vua về làng. Tối mồng 3 là lễ chạy quan đám, dựa theo cuộc tổng động viên quân lính đánh giặc xưa kia. Mồng 4 là lễ rước pháo ra đình để hội quân, sau lễ thờ thành hoàng làng là phần hấp dẫn nhất của lễ hội là đốt 4 quả pháo (để kích lệ tinh thần quân lính xưa kia). Do pháo quá lớn dễ gây nguy hiểm nên hiện nay theo quyết định của chính phủ về cấm đốt pháo năm 1994, các hình thức của lễ hội đã thay đổi ít nhiều, không còn hội đốt pháo nữa, pháo hiện tại cũng chỉ là pháo giả dùng cho lễ hội. Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân (dô quan đám). Đây cũng là phần hấp dẫn của hội pháo. Các ông đám sẽ được công trên vai bởi những chàng trai đang độ sung sức làm động tác múa như muốn cổ động tinh thần quân lính và như chào tạm biệt nhân dân đi đánh giặc. Đây là một phong tục hay vẫn đang được duy trì và phát huy.
Xem thêm:
Hình ảnh về Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Cụm CN sản xuất đồ gỗ Mỹ nghệ phường Đồng kỵ
Một góc phường Đồng kỵ
Lễ hội Pháo ở phường Đông kỵ
Biệt thự đẹp ở Đồng Kỵ
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ ở làng Đồng Kỵ
Dự án bất động sản tại Phường Đồng Kỵ, Từ Sơn - Bắc Ninh
Đồng Kỵ Golden Square
Địa chỉ: Phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Nam Hồng Garden Từ Sơn
Địa chỉ: Phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Lotus Garden Từ Sơn
Địa chỉ: Phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Khu đô thị Từ Sơn Garden City
Địa chỉ: Đường Tỉnh Lộ 277, Phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Phường Đồng Kỵ gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Đồng Kỵ
Chi nhánh / cây ATM tại Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Phường Đồng Kỵ - Thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VietinBank | Phòng giao dịch Kcn Bắc Từ Sơn | . 27A1A Cụm Cnsx Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Đồng Quang, Phường Đồng Kỵ, Tx. Từ Sơn, Bắc Ninh |
2 | Agribank | Phòng giao dịch Đồng Quang | Khu Công Nghiệp Đồng Kỵ, Phường Đồng Kỵ, TX. Từ Sơn, Bắc Ninh |
Ghi chú về Đồng Kỵ
Thông tin về Phường Đồng Kỵ, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Đồng Kỵ, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Đồng Kỵ, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh