Thị trấn Vân Canh, Huyện Vân Canh, Tỉnh Bình Định
Thông tin tổng quan về Vân Canh, Vân Canh, Bình Định
Vân Canh là một thị trấn thuộc huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, nước Việt Nam.
Thị trấn Vân Canh có tổng số diện tích theo km2 19,96 km², tổng số dân vào năm 2002 là 5195 người,[1] mật độ dân số tương ứng 260 người/km².
Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngược lên đường 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Hàng hóa từ Vân Canh ra Bắc, vào Nam, hay ngược lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngược lại.
Sông Hà Thanh dài 48km, cùng với các ngọn núi: hòn Ông, hòn Bà, hòn Chuông, hòn Nắm… và các con suối nhỏ chảy quanh co, vừa tạo cho Vân Canh cảnh quan đẹp, có nét hùng vĩ và thơ mộng riêng; đồng thời, cũng chia khu vực này thành ba thung lũng nhỏ: nằm giữa có sông Hà Thanh là vùng đất cày trong tâm niệm của đồng bào Chăm H’roi; phía đông có suối Đá Lót, Đá Lộc xã Canh Giao nhiều dầu rái; phía tây là vùng An Tượng với sông An Trường, suối Khe Cành, suối Lao… Các làng canh tác dọc theo các thung lũng với các vùng: vùng ruộng nước ở An Tượng, đất rừng nà thổ ở vùng đất cày và vùng rừng dầu rái ở vùng Canh Giao.
Đặc biệt, núi Ông và núi Bà với độ cao hơn 1.000m không chỉ là góp vào cảnh quan Vân Canh một vóc dáng hùng vĩ, nên thơ mà thật sự đã đi vào tâm thức đồng bào với một kho chuyện kể thấm đẫm triết lý và đan xen lịch sử, huyền thoại.
Vân Canh có ba dân tộc chính là Chăm H’roi, Bahnar và Kinh. Theo số liệu của Ban Dân tộc Và Miền núi tỉnh năm 1997, Vân Canh có khoảng 10.270 đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong đó, người Bahnar tại Vân Canh có 5.267 người, được gọi là Bơhna- Chămroi hay Bana Bằng hường (để phân biệt với Bahnar Vĩnh Thạnh là Bahnar Kriêm). Người Chăm H’roi khoảng 4.800 người.
Về nguồn gốc của người Chăm H’roi vẫn có nhiều ý kiến khác nhau và chưa có một kết luận chắc chắn nào. Tuy nhiên, theo đồng bào Chăm ở Vân Canh thì Chăm H’roi là người Chăm ở vùng cao. Theo chuyện kể của đồng bào, trước đây, người Chăm H’roi cư trú tại vùng thấp, tức vùng mặt trời mọc, sau mới chuyển lên vùng cao, vùng đất cày.
Với những mối quan hệ và một quá trình phát triển vừa chung, vừa riêng rất đáng được chú ý, cộng với những bản sắc văn hóa độc đáo của các tộc người cùng cư trú trên mảnh đất này, Vân Canh được đánh giá là khu vực điển hình cho hiện tượng cư trú hỗn hợp giữa các dân tộc ở Bình Định nói riêng và Việt Nam nói riêng.
Tổ chức những tour du lịch văn hóa bài bản, đến với các bản làng, giúp du khách hiểu cụ thể hơn về cấu trúc làng, kiến trúc nhà sàn, nhà rông, các đặc điểm văn hóa vật thể và phi vật thể các tộc người trong cảnh quan núi rừng tươi đẹp, không phải không thể tạo nên sức thu hút mạnh với khách du lịch. Hơn nữa, một thế mạnh khác của Vân Canh là vừa tiện đường giao thông, vừa gần với thành phố biển Quy Nhơn.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Vân Canh:
Thị trấn Vân Canh có tổng số diện tích theo km2 19,96 km², tổng số dân vào năm 2002 là 5195 người,[1] mật độ dân số tương ứng 260 người/km².
Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngược lên đường 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Hàng hóa từ Vân Canh ra Bắc, vào Nam, hay ngược lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngược lại.
Sông Hà Thanh dài 48km, cùng với các ngọn núi: hòn Ông, hòn Bà, hòn Chuông, hòn Nắm… và các con suối nhỏ chảy quanh co, vừa tạo cho Vân Canh cảnh quan đẹp, có nét hùng vĩ và thơ mộng riêng; đồng thời, cũng chia khu vực này thành ba thung lũng nhỏ: nằm giữa có sông Hà Thanh là vùng đất cày trong tâm niệm của đồng bào Chăm H’roi; phía đông có suối Đá Lót, Đá Lộc xã Canh Giao nhiều dầu rái; phía tây là vùng An Tượng với sông An Trường, suối Khe Cành, suối Lao… Các làng canh tác dọc theo các thung lũng với các vùng: vùng ruộng nước ở An Tượng, đất rừng nà thổ ở vùng đất cày và vùng rừng dầu rái ở vùng Canh Giao.
Đặc biệt, núi Ông và núi Bà với độ cao hơn 1.000m không chỉ là góp vào cảnh quan Vân Canh một vóc dáng hùng vĩ, nên thơ mà thật sự đã đi vào tâm thức đồng bào với một kho chuyện kể thấm đẫm triết lý và đan xen lịch sử, huyền thoại.
Vân Canh có ba dân tộc chính là Chăm H’roi, Bahnar và Kinh. Theo số liệu của Ban Dân tộc Và Miền núi tỉnh năm 1997, Vân Canh có khoảng 10.270 đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong đó, người Bahnar tại Vân Canh có 5.267 người, được gọi là Bơhna- Chămroi hay Bana Bằng hường (để phân biệt với Bahnar Vĩnh Thạnh là Bahnar Kriêm). Người Chăm H’roi khoảng 4.800 người.
Về nguồn gốc của người Chăm H’roi vẫn có nhiều ý kiến khác nhau và chưa có một kết luận chắc chắn nào. Tuy nhiên, theo đồng bào Chăm ở Vân Canh thì Chăm H’roi là người Chăm ở vùng cao. Theo chuyện kể của đồng bào, trước đây, người Chăm H’roi cư trú tại vùng thấp, tức vùng mặt trời mọc, sau mới chuyển lên vùng cao, vùng đất cày.
Với những mối quan hệ và một quá trình phát triển vừa chung, vừa riêng rất đáng được chú ý, cộng với những bản sắc văn hóa độc đáo của các tộc người cùng cư trú trên mảnh đất này, Vân Canh được đánh giá là khu vực điển hình cho hiện tượng cư trú hỗn hợp giữa các dân tộc ở Bình Định nói riêng và Việt Nam nói riêng.
Tổ chức những tour du lịch văn hóa bài bản, đến với các bản làng, giúp du khách hiểu cụ thể hơn về cấu trúc làng, kiến trúc nhà sàn, nhà rông, các đặc điểm văn hóa vật thể và phi vật thể các tộc người trong cảnh quan núi rừng tươi đẹp, không phải không thể tạo nên sức thu hút mạnh với khách du lịch. Hơn nữa, một thế mạnh khác của Vân Canh là vừa tiện đường giao thông, vừa gần với thành phố biển Quy Nhơn.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Vân Canh:
Xem thêm:
Hình ảnh về Vân Canh, Vân Canh, Bình Định
Nhà văn hóa thôn 2 thị trấn Vân Canh
Trường mẫu giáo thị trấn Vân Canh
Dự án bất động sản tại Thị trấn Vân Canh, Vân Canh - Bình Định
Hiện chưa có dự án nào tại Thị trấn Vân Canh, Vân Canh - Bình Định
Thị trấn Vân Canh gần với xã, phường nào?
Vị trí Vân Canh
Chi nhánh / cây ATM tại Vân Canh, Vân Canh, Bình Định
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Thị trấn Vân Canh - Huyện Vân Canh - Bình Định
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Vân Canh | Thôn Thịnh Văn 2, Thị Trấn Vân Canh, Vân Canh, Bình Định |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Vân Canh | Thôn Thịnh Văn 2, thị trấn Vân Canh, Vân Canh, Bình Định |
Cây ATM ngân hàng ở Thị trấn Vân Canh - Huyện Vân Canh - Bình Định
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Thôn Thịnh Văn 2 - Vân Canh | Thôn Thịnh Văn 2, Thị Trấn Vân Canh, Vân Canh, Bình Định |
Ghi chú về Vân Canh
Thông tin về Thị trấn Vân Canh, Huyện Vân Canh, Tỉnh Bình Định liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Vân Canh, Huyện Vân Canh, Tỉnh Bình Định: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Vân Canh, Vân Canh, Bình Định
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Vân Canh, Huyện Vân Canh, Tỉnh Bình Định: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Vân Canh, Vân Canh, Bình Định