Xã Bắc Hồng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội
Bắc Hồng là 1 xã của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Bắc Hồng có tổng số diện tích theo km2 đất tự nhiên 709,95 ha, diện tích đất nông nghiệp là 429,44 ha, dân số hiện nay là 11.646 người khoảng 65% nhân dân trong xã sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, 35% sống bằng các nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nghề khác.
Bắc Hồng có 6 thôn: Mỹ Nội, Thượng Phúc(hay còn gọi là Làng Hương), Quân Âm, Phù Liễn, Bến Trung, Thụy Hà.
Vị trí địa lý
Địa giới hành chính xã Bắc Hồng: Xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Đông Anh, tiếp giáp với 5 xã: Nam Hồng, Vân Nội, Nguyên Khê (thuộc huyện Đông Anh), xã Phú Cường, xã Phú Minh thuộc huyện Sóc Sơn, thị trấn Quang Minh thuộc huyện Mê Linh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 25 km.
Lịch sử
Xã Bắc Hồng đứng trong đội hình hơn 20 xã của một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng - huyện Đông Anh (Hà Nội). Tư liệu cho hay: Bắc Hồng trước đây thuộc tỉnh Phúc Yên. Từ năm 1961, trên địa bàn huyện Đông Anh có hai xã Nam Hồng và Bắc Hồng đều thuộc Hà Nội.
Tên xã hiện nay - xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - gồm ba làng cũ: Chu Lão, Mỹ Nội, Thụy Hà. Thời xưa, nguyên là hai xã Chu Lão, Thụy Hà và thôn Mỹ Nội, xã Sơn Du, Tổng Đông Đô, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên.
Ga Bắc Hồng đứng trên địa bàn xã Bắc Hồng. Đây là nhà ga đứng cuối cùng kể từ phía Nam lên phía Bắc của vành đai ĐS Thủ đô Hà Nội. Tìm hiểu thêm về “tiểu sử” của vùng đất anh hùng này đối với CBCNV nhà ga và hành khách lên, xuống ga này cũng như những ai yêu mến Đông Anh và Hà Nội là điều rất bổ ích, lý thú.
Làng Chu Lão thời xưa - trước năm 1945 - gồm bốn thôn: Bến Trũng, tên nôm là làng Bến; Phú Liễn, tên nôm là Làng Cân; Quan ấm tên nôm là làng Sò; Thượng Phúc, tên nôm là Hương. Các làng xưa ấy sau gọi là thôn, còn thôn Mỹ Nội có tên nôm là làng Nội.
Với người thời đại mới bây giờ, mỗi khi nhắc đến tên nôm của làng xưa, ai cũng cảm nhận sự bồi hồi, bâng khuâng mỗi khi nhắc đến những cái tên như Sò, Bến hoặc như La, Ngòi, Ghềnh, Lão... Những tên ngày xưa ấy đọng lại trong tiếng trống hội, trong tích chèo, trong tấm áo tứ thân, trong những cây gậy trúc các bô lão tóc bạc phơ đủng đỉnh bước vào sân đình.
Các thôn thuộc xã Bắc Hồng thờ hơn mười vị thần thành hoàng, trong đó có nhiều vị từng góp công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như Thánh Gióng thời vua Hùng, như Đức thánh Linh Lang thời Lý. Sông có Hà Bá, làng có thành hoàng, nếp xưa vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay, dẫu Bắc Hồng “Đội hình hàng dọc, hàng ngang; Đi trên đường mới và đang bước dồn”.
Bắc Hồng là ga xép trên đường vành đai của một thủ đô được tôn vinh là “Thành phố Anh hùng”, là “Thành phố vì hòa bình”, là “Cái nôi của nghìn năm văn hiến”. Là ga xép, nên khách đi tàu không đông và không ồn ã như các phiên chợ quê. Dẫu vậy, so với những năm trước thì bây giờ hành khách có phần tăng hơn. Đến với ga này, hành khách yên tâm về sự đón tiếp, về sự phục vụ. Ga là một tổ ấm, một “điểm hồng”. Một mình đứng đấy mà vui chứ không rơi vào cảnh đơn lẻ, buồn tênh như câu thơ tôi bỗng nhớ đã đọc ở đâu đó của một thời xa: “Ga quê đứng đó chơi vơi; Đêm mưa rả rích buồn ơi là buồn...”.
Năm 1947, Bắc Hồng là điểm tập kết của Trung đoàn Thủ đô sau cái đêm rét thấu xương rời khỏi Hà Nội, qua sông Hồng - cuộc rút lui được gọi là “Thần kỳ” của một đơn vị chủ lực từng quần nhau với giặc Pháp 60 ngày đêm trên địa bàn Liên khu I rực lửa. Thời ấy, tình quân dân gắn bó như keo sơn. Các anh hành quân lên Việt Bắc, dân làng nhớ mãi: “Dấu chân ngày ấy đâu rồi; Một thời oanh liệt, một thời nhớ thương”.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Bắc Hồng:
Bắc Hồng có 6 thôn: Mỹ Nội, Thượng Phúc(hay còn gọi là Làng Hương), Quân Âm, Phù Liễn, Bến Trung, Thụy Hà.
Vị trí địa lý
Địa giới hành chính xã Bắc Hồng: Xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Đông Anh, tiếp giáp với 5 xã: Nam Hồng, Vân Nội, Nguyên Khê (thuộc huyện Đông Anh), xã Phú Cường, xã Phú Minh thuộc huyện Sóc Sơn, thị trấn Quang Minh thuộc huyện Mê Linh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 25 km.
Lịch sử
Xã Bắc Hồng đứng trong đội hình hơn 20 xã của một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng - huyện Đông Anh (Hà Nội). Tư liệu cho hay: Bắc Hồng trước đây thuộc tỉnh Phúc Yên. Từ năm 1961, trên địa bàn huyện Đông Anh có hai xã Nam Hồng và Bắc Hồng đều thuộc Hà Nội.
Tên xã hiện nay - xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - gồm ba làng cũ: Chu Lão, Mỹ Nội, Thụy Hà. Thời xưa, nguyên là hai xã Chu Lão, Thụy Hà và thôn Mỹ Nội, xã Sơn Du, Tổng Đông Đô, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên.
Ga Bắc Hồng đứng trên địa bàn xã Bắc Hồng. Đây là nhà ga đứng cuối cùng kể từ phía Nam lên phía Bắc của vành đai ĐS Thủ đô Hà Nội. Tìm hiểu thêm về “tiểu sử” của vùng đất anh hùng này đối với CBCNV nhà ga và hành khách lên, xuống ga này cũng như những ai yêu mến Đông Anh và Hà Nội là điều rất bổ ích, lý thú.
Làng Chu Lão thời xưa - trước năm 1945 - gồm bốn thôn: Bến Trũng, tên nôm là làng Bến; Phú Liễn, tên nôm là Làng Cân; Quan ấm tên nôm là làng Sò; Thượng Phúc, tên nôm là Hương. Các làng xưa ấy sau gọi là thôn, còn thôn Mỹ Nội có tên nôm là làng Nội.
Với người thời đại mới bây giờ, mỗi khi nhắc đến tên nôm của làng xưa, ai cũng cảm nhận sự bồi hồi, bâng khuâng mỗi khi nhắc đến những cái tên như Sò, Bến hoặc như La, Ngòi, Ghềnh, Lão... Những tên ngày xưa ấy đọng lại trong tiếng trống hội, trong tích chèo, trong tấm áo tứ thân, trong những cây gậy trúc các bô lão tóc bạc phơ đủng đỉnh bước vào sân đình.
Các thôn thuộc xã Bắc Hồng thờ hơn mười vị thần thành hoàng, trong đó có nhiều vị từng góp công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như Thánh Gióng thời vua Hùng, như Đức thánh Linh Lang thời Lý. Sông có Hà Bá, làng có thành hoàng, nếp xưa vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay, dẫu Bắc Hồng “Đội hình hàng dọc, hàng ngang; Đi trên đường mới và đang bước dồn”.
Bắc Hồng là ga xép trên đường vành đai của một thủ đô được tôn vinh là “Thành phố Anh hùng”, là “Thành phố vì hòa bình”, là “Cái nôi của nghìn năm văn hiến”. Là ga xép, nên khách đi tàu không đông và không ồn ã như các phiên chợ quê. Dẫu vậy, so với những năm trước thì bây giờ hành khách có phần tăng hơn. Đến với ga này, hành khách yên tâm về sự đón tiếp, về sự phục vụ. Ga là một tổ ấm, một “điểm hồng”. Một mình đứng đấy mà vui chứ không rơi vào cảnh đơn lẻ, buồn tênh như câu thơ tôi bỗng nhớ đã đọc ở đâu đó của một thời xa: “Ga quê đứng đó chơi vơi; Đêm mưa rả rích buồn ơi là buồn...”.
Năm 1947, Bắc Hồng là điểm tập kết của Trung đoàn Thủ đô sau cái đêm rét thấu xương rời khỏi Hà Nội, qua sông Hồng - cuộc rút lui được gọi là “Thần kỳ” của một đơn vị chủ lực từng quần nhau với giặc Pháp 60 ngày đêm trên địa bàn Liên khu I rực lửa. Thời ấy, tình quân dân gắn bó như keo sơn. Các anh hành quân lên Việt Bắc, dân làng nhớ mãi: “Dấu chân ngày ấy đâu rồi; Một thời oanh liệt, một thời nhớ thương”.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Bắc Hồng:
Xem thêm:
Hình ảnh về Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội
Đường làng ngõ xóm xã Bắc Hồng
Dự án bất động sản tại Xã Bắc Hồng, Đông Anh - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Bắc Hồng, Đông Anh - Hà Nội
Xã Bắc Hồng gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Bắc Hồng
Ghi chú về Bắc Hồng
Thông tin về Xã Bắc Hồng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bắc Hồng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bắc Hồng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội