Xã Tam Hiệp, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội
Tam Hiệp là 1 xã của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
- Tổng diện tích theo k2 là: 5,6 km²
- Tổng số dân: 9.154 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 1.635 người/km².
Kinh tế
Là 1 xã chủ yếu sản xuất hàng may mặc, sản xuất thú nhồi bông. Hàng giá rẻ nên rất nhiều đại lý ở khắp mọi miền đến tận Tam Hiệp lấy hàng mang đi khắp nước đặc biệt là chợ Đồng Xuân - Hà Nội, sang Lào, Campuchia... Xã trở thành xã du lịch để những khách du lịch tham quan về cách làm ăn ở nông thôn Việt Nam. Nhà cao cửa rộng, đường đẹp rất nhiều... trở thành một hiện tượng ở nông thôn Việt Nam.
Tam Hiệp đón nhận danh hiệu Anh hùng năm 2005. Nằm trong rất ít xã có thu nhập bình quân đầu người 50 triệu/năm.
Toàn xã có 2 cụm công nghiệp. Dự án cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ rộng 100ha sẽ bắt đầu được khởi công từ năm 2016.
*Phát triển nghề ở Tam Hiệp:
Nhờ có nghề làm thú nhồi bông, may mặc, chế biến nông sản, đời sống của người dân trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ được nâng cao từng ngày. Bởi vậy, phát triển ngành nghề là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của địa phương này.
Giàu lên nhờ nghề
Khác với sự trầm lắng tại nhiều làng nghề hiện nay, xã Tam Hiệp vẫn nhộn nhịp không khí sản xuất . Tuyến đường trục chính của xã chạy dài qua các cụm dân cư, đã hình thành một phố nghề nho nhỏ với các cửa hàng bày bán, giới thiệu quần áo, sản phẩm may mặc phong phú và thú nhồi bông đủ loại. Một trong những nghề có "thâm niên" và phát triển khá mạnh mẽ ở Tam Hiệp là may mặc. Ông Nguyễn Văn Nho - chủ cơ sở sản xuất hàng may mặc Đạo Nho, cụm 3, xã Tam Hiệp cho biết, hàng hóa của làng nghề chủ yếu là sản phẩm bình dân nên dễ tiêu thụ. Hiện, cơ sở của ông Nho đang tạo việc làm cho hơn 10 lao động, với mức lương bình quân 100.000 - 150.000 đồng/người/ngày. Lợi nhuận của cơ sở đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cùng với nghề may, Tam Hiệp còn nổi tiếng với nghề làm thú nhồi bông. Dù mới phát triển chưa lâu nhưng nghề này đang nhân rộng và cho thu nhập khá cao. Một trong những cơ sở sản xuất thú nhồi bông lớn nhất của xã Tam Hiệp là cơ sở Hoa Thái với quy mô gần 3.000m2. Hiện nay, cơ sở này tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Theo anh Trần Huy Hoa - chủ cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái, nghề này không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự khéo léo và chịu khó, thích hợp với lao động nữ ở nông thôn. Điều đáng mừng là sản phẩm thú nhồi bông của xã Tam Hiệp rất được ưa chuộng tại thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành.
Ngoài hai nghề trên, xã Tam Hiệp còn có nghề in thêu và chế biến nông sản (muối cà dầm tương). Theo UBND xã Tam Hiệp, toàn xã có hơn 3.000 hộ dân với 11.600 nhân khẩu. Trong đó, cùng với sản xuất nông nghiệp, hầu hết các hộ dân đều làm thêm nghề. Nhờ có các ngành nghề này, đời sống của người dân trong xã được nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2,1%, thấp nhất trong số 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nghề tại xã còn tạo việc làm cho hàng ngàn lao động từ các xã lân cận như Ngọc Tảo, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Thanh Đa...
Phát triển theo chiều sâu
Có thể nói, trong quá trình làm nghề, các hộ sản xuất tại xã Tam Hiệp khá nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, chủ động thay đổi kiểu dáng, mẫu mã. Với nghề may mặc, các hộ sản xuất theo mùa, mùa hè may áo chống nắng, áo phông còn mùa đông may áo phao, áo rét. Sản phẩm của làng nghề cũng có giá rất bình dân, chỉ từ 20.000 - 70.000 đồng/sản phẩm. Đối với nghề làm thú nhồi bông, các hộ sản xuất thường xuyên cho ra lò các sản phẩm thú trong các bộ phim hoạt hình như: Doraemon, gấu Pooh, mèo Oggy... Bởi vậy, sản phẩm làm ra được tiêu thụ khá thuận lợi. Các mặt hàng quần áo, thú nhồi bông của Tam Hiệp hiện nay đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, TP trên cả nước.
Tuy nhiên, việc sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó khăn về nguồn vốn và mặt bằng là những rào cản sự phát triển của Tam Hiệp. Chị Nguyễn Thị Loan - chủ cơ sở sản xuất hàng may mặc Loan Huệ, cụm 3, xã Tam Hiệp chia sẻ, với quy mô xưởng gồm 5 nhân công, cơ sở của chị cần hàng trăm triệu đồng để quay vòng sản xuất. Do cần vốn nên chị Loan chủ yếu vay từ bên ngoài với lãi suất cao (1,3%). Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ sản xuất nghề còn hạn chế. Bởi vậy, chị Loan cũng như nhiều hộ làm nghề tại xã Tam Hiệp kiến nghị được tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Riêng về mặt bằng sản xuất, ông Trần Văn Huân - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết, xã đã quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề diện tích 20ha để đưa các hộ dân ra sản xuất tập trung. Hiện tại, vị trí, diện tích khu này đã xác định được nhưng lại nằm trong quỹ đất 1 nên gặp khó khăn về kinh phí giải phóng mặt bằng. Ông Huân khẳng định thêm, phát triển ngành nghề là hướng đi chủ đạo của xã để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Do đó, xã đã tuyên truyền, định hướng cho các hộ dân tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu làng nghề. Ông Huân cũng kiến nghị, huyện, TP có chính sách hỗ trợ xã xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề để sản xuất sớm đi vào ổn định.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Tam Hiệp:
- Tổng diện tích theo k2 là: 5,6 km²
- Tổng số dân: 9.154 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 1.635 người/km².
Kinh tế
Là 1 xã chủ yếu sản xuất hàng may mặc, sản xuất thú nhồi bông. Hàng giá rẻ nên rất nhiều đại lý ở khắp mọi miền đến tận Tam Hiệp lấy hàng mang đi khắp nước đặc biệt là chợ Đồng Xuân - Hà Nội, sang Lào, Campuchia... Xã trở thành xã du lịch để những khách du lịch tham quan về cách làm ăn ở nông thôn Việt Nam. Nhà cao cửa rộng, đường đẹp rất nhiều... trở thành một hiện tượng ở nông thôn Việt Nam.
Tam Hiệp đón nhận danh hiệu Anh hùng năm 2005. Nằm trong rất ít xã có thu nhập bình quân đầu người 50 triệu/năm.
Toàn xã có 2 cụm công nghiệp. Dự án cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ rộng 100ha sẽ bắt đầu được khởi công từ năm 2016.
*Phát triển nghề ở Tam Hiệp:
Nhờ có nghề làm thú nhồi bông, may mặc, chế biến nông sản, đời sống của người dân trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ được nâng cao từng ngày. Bởi vậy, phát triển ngành nghề là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của địa phương này.
Giàu lên nhờ nghề
Khác với sự trầm lắng tại nhiều làng nghề hiện nay, xã Tam Hiệp vẫn nhộn nhịp không khí sản xuất . Tuyến đường trục chính của xã chạy dài qua các cụm dân cư, đã hình thành một phố nghề nho nhỏ với các cửa hàng bày bán, giới thiệu quần áo, sản phẩm may mặc phong phú và thú nhồi bông đủ loại. Một trong những nghề có "thâm niên" và phát triển khá mạnh mẽ ở Tam Hiệp là may mặc. Ông Nguyễn Văn Nho - chủ cơ sở sản xuất hàng may mặc Đạo Nho, cụm 3, xã Tam Hiệp cho biết, hàng hóa của làng nghề chủ yếu là sản phẩm bình dân nên dễ tiêu thụ. Hiện, cơ sở của ông Nho đang tạo việc làm cho hơn 10 lao động, với mức lương bình quân 100.000 - 150.000 đồng/người/ngày. Lợi nhuận của cơ sở đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cùng với nghề may, Tam Hiệp còn nổi tiếng với nghề làm thú nhồi bông. Dù mới phát triển chưa lâu nhưng nghề này đang nhân rộng và cho thu nhập khá cao. Một trong những cơ sở sản xuất thú nhồi bông lớn nhất của xã Tam Hiệp là cơ sở Hoa Thái với quy mô gần 3.000m2. Hiện nay, cơ sở này tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Theo anh Trần Huy Hoa - chủ cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái, nghề này không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự khéo léo và chịu khó, thích hợp với lao động nữ ở nông thôn. Điều đáng mừng là sản phẩm thú nhồi bông của xã Tam Hiệp rất được ưa chuộng tại thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành.
Ngoài hai nghề trên, xã Tam Hiệp còn có nghề in thêu và chế biến nông sản (muối cà dầm tương). Theo UBND xã Tam Hiệp, toàn xã có hơn 3.000 hộ dân với 11.600 nhân khẩu. Trong đó, cùng với sản xuất nông nghiệp, hầu hết các hộ dân đều làm thêm nghề. Nhờ có các ngành nghề này, đời sống của người dân trong xã được nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2,1%, thấp nhất trong số 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nghề tại xã còn tạo việc làm cho hàng ngàn lao động từ các xã lân cận như Ngọc Tảo, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Thanh Đa...
Phát triển theo chiều sâu
Có thể nói, trong quá trình làm nghề, các hộ sản xuất tại xã Tam Hiệp khá nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, chủ động thay đổi kiểu dáng, mẫu mã. Với nghề may mặc, các hộ sản xuất theo mùa, mùa hè may áo chống nắng, áo phông còn mùa đông may áo phao, áo rét. Sản phẩm của làng nghề cũng có giá rất bình dân, chỉ từ 20.000 - 70.000 đồng/sản phẩm. Đối với nghề làm thú nhồi bông, các hộ sản xuất thường xuyên cho ra lò các sản phẩm thú trong các bộ phim hoạt hình như: Doraemon, gấu Pooh, mèo Oggy... Bởi vậy, sản phẩm làm ra được tiêu thụ khá thuận lợi. Các mặt hàng quần áo, thú nhồi bông của Tam Hiệp hiện nay đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, TP trên cả nước.
Tuy nhiên, việc sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó khăn về nguồn vốn và mặt bằng là những rào cản sự phát triển của Tam Hiệp. Chị Nguyễn Thị Loan - chủ cơ sở sản xuất hàng may mặc Loan Huệ, cụm 3, xã Tam Hiệp chia sẻ, với quy mô xưởng gồm 5 nhân công, cơ sở của chị cần hàng trăm triệu đồng để quay vòng sản xuất. Do cần vốn nên chị Loan chủ yếu vay từ bên ngoài với lãi suất cao (1,3%). Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ sản xuất nghề còn hạn chế. Bởi vậy, chị Loan cũng như nhiều hộ làm nghề tại xã Tam Hiệp kiến nghị được tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Riêng về mặt bằng sản xuất, ông Trần Văn Huân - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết, xã đã quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề diện tích 20ha để đưa các hộ dân ra sản xuất tập trung. Hiện tại, vị trí, diện tích khu này đã xác định được nhưng lại nằm trong quỹ đất 1 nên gặp khó khăn về kinh phí giải phóng mặt bằng. Ông Huân khẳng định thêm, phát triển ngành nghề là hướng đi chủ đạo của xã để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Do đó, xã đã tuyên truyền, định hướng cho các hộ dân tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu làng nghề. Ông Huân cũng kiến nghị, huyện, TP có chính sách hỗ trợ xã xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề để sản xuất sớm đi vào ổn định.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Tam Hiệp:
Xem thêm:
Hình ảnh về Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội
Đường làng ngõ xóm ở xã Tam Hiệp khang trang sạch đẹp.
Họp chợ lấn chiếm đường giao thông tại xã Tam Hiệp
Dự án bất động sản tại Xã Tam Hiệp, Phúc Thọ - Hà Nội
Khu Biệt Thự Sinh Thái Cẩm Đình
Đường Quốc lộ 32, Xã Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội
Sunshine Heritage Resort
Địa chỉ: Đường Quốc lộ 32, Xã Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội
Xã Tam Hiệp gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Gạch
- Thị trấn Phúc Thọ
- Xã Cẩm Đình
- Xã Hát Môn
- Xã Hiệp Thuận
- Xã Liên Hiệp
- Xã Long Xuyên
- Xã Ngọc Tảo
- Xã Phúc Hòa
- Xã Phụng Thượng
- Xã Phương Độ
- Xã Sen Chiểu
- Xã Sen Phương
- Xã Tam Hiệp
- Xã Tam Thuấn
- Xã Thanh Đa
- Xã Thọ Lộc
- Xã Thượng Cốc
- Xã Tích Giang
- Xã Trạch Mỹ Lộc
- Xã Vân Hà
- Xã Vân Nam
- Xã Vân Phúc
- Xã Võng Xuyên
- Xã Xuân Đình
- Xã Xuân Phú
Bản đồ vị trí Tam Hiệp
Ghi chú về Tam Hiệp
Thông tin về Xã Tam Hiệp, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Tam Hiệp, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Tam Hiệp, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội