Xã Kim Lũ, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Kim Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội
Kim Lũ là 1 xã của huyện Sóc Sơn, phía bắc của thành phố Hà Nội.
Xã gồm có 04 thôn (làng): Xuân Dương, Kim Thượng (Lủ Thượng), Kim Trung (Lủ Trung), Kim Hạ (Lủ Hạ). Dân số thôn Xuân Dương là đông nhất. Ủy ban nhân nhân xã đặt tại thôn Kim Thượng.
Lịch sử
Xã Kim Lũ vốn hình thành từ một làng cổ thời Bắc thuộc (nhà Đông Hán), gọi nôm là Cờ Lủ hay Lủ, tên chữ Hán gọi là Kim Lũ, tên này tồn tại cho đến nay. Tương truyền, dân làng Cờ Lủ nổi tiếng với nghề thợ ngõa. Khoảng thế kỷ 2, nghề thợ ngõa đã xuất hiện và phát triển ở làng Cờ Lủ. Làng là nơi cung cấp các hiệp thợ cho các triều đại phong kiến xây dựng kinh đô.
Nghề thợ ngoã xã Kim Lũ:
Đến xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến nghề thợ nề mà người xưa gọi là nghề thợ ngoã của làng Lủ, nay đã phát triển thành ba làng: Lủ Thượng, Lủ Trung và Lủ Hạ.
Tên làng Lủ còn gọi là Cờ Lủ có từ ngàn xưa, đến khi nhà Đông Hán (25 năm sau Công Nguyên) thống kê hộ khẩu đặt tên mới là Kim Lũ, tên này tồn tại cho đến nay.
Truyền thuyết kể rằng: Từ thế kỷ khoảng thứ II khi con người biết đốt gạch, nung vôi thì nghề thợ ngoã đã xuất hiện và phát triển ở Cờ Lủ. Các triều đại vua chúa phong kiến đều cho rằng: nghề thợ ngoã của người Cờ Lủ, cải đắp Long - Ly - Quy - Phượng - Thông - Trúc - Cúc - Mai cho đến miếu, cung đình là nghề độc tôn ở đây, không có nơi nào thay thế được. Ngay từ đời Đông Hán đã về tuyển ở Cờ Lủ một đội thợ ngóâng Tàu xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Tức là Nam Kinh). ở ta, đời vua Đinh Tiên Hoàng đã cho người về Lủ tuyển thợ đi xây dựng kinh đô Hoa Lư. Các triều vua Lý - Trần - Lê đều với đến các tay thợ của Kim Lũ về kinh thành Thăng Long để xây đắp cung điện, tạo dáng cho các nơi ở của các thế lực đứng đầu thiên hạ. Đến triều đại nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn thì thợ ngoã Cờ Lủ lại theo triều đình vào Huế để xây dựng kinh đô. Thời đó giao lưu khó khăn, gây ra nhiều sự xa cách lý tán gia đình giữa Huế và Kim Lũ mà đến nay còn chưa tìm được.
Tóm lại, các đời vua chúa phong kiến của Tàu cũng như ta đều cần đến những bàn tay tài hoa xây dựng của người Cờ Lủ; họ có đội thợ thường trực ở Hoàng Cung để làm công việc của mình là xây dựng, sửa chữa, cải đắp lâu dài cung điện, nhưng nơi xa cần đông người thì đứng đầu đảm trách kỹ thuật là người Cờ Lủ.
Lịch sử còn ghi lại, đời nhà Minh, Minh Thành tổ, năm 1418 dời đô từ Nam Kinh đến Bắc kinh, thứ sử Châu Giao là Hoàng Phúc bắt rất đông người Việt sang Bắc Kinh xây dựng kinh đô mới. Đội thợ ngõa của người Cờ Lủ cũng có mặt trong đoàn người đó cùng với tổng công đoàn người đó cùng với tổng công trình sư Nguyễn An sang Bắc Kinh và để lại một công trình to lớn, một di sản văn hóa kiến trúc cực kỳ vĩ đại cho nhân loại là Thiên An Môn và Đàn Nam Giao. Năm 1999, chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố: bảo tồn di sản kiến trúc văn hóa quý báu này tức là bảo tồn một công trình kiến trúc văn hóa cổ và bảo vệ mối tình hữu nghị Trung - Việt có từ lâu đời của hai dân tộc.
Những thợ ngoã có công lao lớn phục vụ đều được các đời vua ghi nhận, cấp bổng lộc, ban thưởng, phong phẩm hàm chức tước trực tiếp. Tuy qua thời gian lâu mai một đi nhiều, chiến tranh liên miên tàn phá làm cho các kỷ vật, di sản quý báu cổ mất mát, thất lạc nhiều.
Cụ Bùi Đình Khai sống thời vua Lê Hiển Tông, ngày 26 tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 44 đã được vua ban một đạo sắc phong ghi công cụ đã có công xây dựng và bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Hàng năm, cứ đến mồng 10 tháng giêng âm lịch là Kim Lũ lại làm lễ tế tổ để nhớ ngày vua phong chức tước và ban thưởng cho cụ tổ của làng nghề. Đền thờ cụ tổ làng nghề trên có 3 chữ "Khải Tất Tiên" trong đền thờ có đôi câu đối do Đệ nhất Quận Công Lê Triều Nguyễn Duy Hiền cung tiến. Tạm dịch như sau: "Nghề thợ ngoã không phải cho riêng mình, nó cao quý trên trăm nghề khác, công lao rất lớn, tồn tại ngàn năm".
Người Kim Lũ tự hào về ông cha mình, phát huy truyền thống từ ngàn xưa góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bền.
Còn đương đại thì do nghề này rất vất vả nên các bạn trẻ không còn theo nghiệp của cha ông nữa mà làm các ngành nghề khác theo cơ chế thị trường do vậy mà nghề thợ ngoã cũng theo đó mai một dần.
Xã gồm có 04 thôn (làng): Xuân Dương, Kim Thượng (Lủ Thượng), Kim Trung (Lủ Trung), Kim Hạ (Lủ Hạ). Dân số thôn Xuân Dương là đông nhất. Ủy ban nhân nhân xã đặt tại thôn Kim Thượng.
Lịch sử
Xã Kim Lũ vốn hình thành từ một làng cổ thời Bắc thuộc (nhà Đông Hán), gọi nôm là Cờ Lủ hay Lủ, tên chữ Hán gọi là Kim Lũ, tên này tồn tại cho đến nay. Tương truyền, dân làng Cờ Lủ nổi tiếng với nghề thợ ngõa. Khoảng thế kỷ 2, nghề thợ ngõa đã xuất hiện và phát triển ở làng Cờ Lủ. Làng là nơi cung cấp các hiệp thợ cho các triều đại phong kiến xây dựng kinh đô.
Nghề thợ ngoã xã Kim Lũ:
Đến xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến nghề thợ nề mà người xưa gọi là nghề thợ ngoã của làng Lủ, nay đã phát triển thành ba làng: Lủ Thượng, Lủ Trung và Lủ Hạ.
Tên làng Lủ còn gọi là Cờ Lủ có từ ngàn xưa, đến khi nhà Đông Hán (25 năm sau Công Nguyên) thống kê hộ khẩu đặt tên mới là Kim Lũ, tên này tồn tại cho đến nay.
Truyền thuyết kể rằng: Từ thế kỷ khoảng thứ II khi con người biết đốt gạch, nung vôi thì nghề thợ ngoã đã xuất hiện và phát triển ở Cờ Lủ. Các triều đại vua chúa phong kiến đều cho rằng: nghề thợ ngoã của người Cờ Lủ, cải đắp Long - Ly - Quy - Phượng - Thông - Trúc - Cúc - Mai cho đến miếu, cung đình là nghề độc tôn ở đây, không có nơi nào thay thế được. Ngay từ đời Đông Hán đã về tuyển ở Cờ Lủ một đội thợ ngóâng Tàu xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Tức là Nam Kinh). ở ta, đời vua Đinh Tiên Hoàng đã cho người về Lủ tuyển thợ đi xây dựng kinh đô Hoa Lư. Các triều vua Lý - Trần - Lê đều với đến các tay thợ của Kim Lũ về kinh thành Thăng Long để xây đắp cung điện, tạo dáng cho các nơi ở của các thế lực đứng đầu thiên hạ. Đến triều đại nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn thì thợ ngoã Cờ Lủ lại theo triều đình vào Huế để xây dựng kinh đô. Thời đó giao lưu khó khăn, gây ra nhiều sự xa cách lý tán gia đình giữa Huế và Kim Lũ mà đến nay còn chưa tìm được.
Tóm lại, các đời vua chúa phong kiến của Tàu cũng như ta đều cần đến những bàn tay tài hoa xây dựng của người Cờ Lủ; họ có đội thợ thường trực ở Hoàng Cung để làm công việc của mình là xây dựng, sửa chữa, cải đắp lâu dài cung điện, nhưng nơi xa cần đông người thì đứng đầu đảm trách kỹ thuật là người Cờ Lủ.
Lịch sử còn ghi lại, đời nhà Minh, Minh Thành tổ, năm 1418 dời đô từ Nam Kinh đến Bắc kinh, thứ sử Châu Giao là Hoàng Phúc bắt rất đông người Việt sang Bắc Kinh xây dựng kinh đô mới. Đội thợ ngõa của người Cờ Lủ cũng có mặt trong đoàn người đó cùng với tổng công đoàn người đó cùng với tổng công trình sư Nguyễn An sang Bắc Kinh và để lại một công trình to lớn, một di sản văn hóa kiến trúc cực kỳ vĩ đại cho nhân loại là Thiên An Môn và Đàn Nam Giao. Năm 1999, chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố: bảo tồn di sản kiến trúc văn hóa quý báu này tức là bảo tồn một công trình kiến trúc văn hóa cổ và bảo vệ mối tình hữu nghị Trung - Việt có từ lâu đời của hai dân tộc.
Những thợ ngoã có công lao lớn phục vụ đều được các đời vua ghi nhận, cấp bổng lộc, ban thưởng, phong phẩm hàm chức tước trực tiếp. Tuy qua thời gian lâu mai một đi nhiều, chiến tranh liên miên tàn phá làm cho các kỷ vật, di sản quý báu cổ mất mát, thất lạc nhiều.
Cụ Bùi Đình Khai sống thời vua Lê Hiển Tông, ngày 26 tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 44 đã được vua ban một đạo sắc phong ghi công cụ đã có công xây dựng và bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Hàng năm, cứ đến mồng 10 tháng giêng âm lịch là Kim Lũ lại làm lễ tế tổ để nhớ ngày vua phong chức tước và ban thưởng cho cụ tổ của làng nghề. Đền thờ cụ tổ làng nghề trên có 3 chữ "Khải Tất Tiên" trong đền thờ có đôi câu đối do Đệ nhất Quận Công Lê Triều Nguyễn Duy Hiền cung tiến. Tạm dịch như sau: "Nghề thợ ngoã không phải cho riêng mình, nó cao quý trên trăm nghề khác, công lao rất lớn, tồn tại ngàn năm".
Người Kim Lũ tự hào về ông cha mình, phát huy truyền thống từ ngàn xưa góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bền.
Còn đương đại thì do nghề này rất vất vả nên các bạn trẻ không còn theo nghiệp của cha ông nữa mà làm các ngành nghề khác theo cơ chế thị trường do vậy mà nghề thợ ngoã cũng theo đó mai một dần.
Xem thêm:
Hình ảnh về Kim Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội
QL 18 - đoạn qua xã Kim Lũ
Trường Tiểu học Kim Lũ
Dự án bất động sản tại Xã Kim Lũ, Sóc Sơn - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Kim Lũ, Sóc Sơn - Hà Nội
Xã Kim Lũ gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Sóc Sơn
- Xã Bắc Phú
- Xã Bắc Sơn
- Xã Đông Xuân
- Xã Đức Hoà
- Xã Hiền Ninh
- Xã Hồng Kỳ
- Xã Kim Lũ
- Xã Mai Đình
- Xã Minh Phú
- Xã Minh Trí
- Xã Nam Sơn
- Xã Phú Cường
- Xã Phù Linh
- Xã Phù Lỗ
- Xã Phú Minh
- Xã Quang Tiến
- Xã Tân Dân
- Xã Tân Hưng
- Xã Tân Minh
- Xã Thanh Xuân
- Xã Tiên Dược
- Xã Trung Giã
- Xã Việt Long
- Xã Xuân Giang
- Xã Xuân Thu
Bản đồ vị trí Kim Lũ
Ghi chú về Kim Lũ
Thông tin về Xã Kim Lũ, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Kim Lũ, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Kim Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Kim Lũ, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Kim Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội