Tỉnh thành VN > Hà Nội > Huyện Sóc Sơn > Xã Việt Long

Xã Việt Long, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

Thông tin tổng quan về Việt Long, Sóc Sơn, Hà Nội

Việt Long là 1 xã của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
Xã có 4 thôn: Đông Ngàn, Tăng Long, Lương Phúc, Tiên Tảo
Vị trí địa lý
Xã Việt long nằm ở phía đông huyện Sóc Sơn, phía Đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (ranh giới tự nhiên là sông Cầu), phía Nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ), phía Tây giáp với xã Xuân Giang, phía Bắc giáp với xã Bắc Phú.
Đặc điểm tự nhiên
Trung tâm Hành chính xã đặt ở thôn Tiên Tảo, cách thị trấn Sóc Sơn 8 Km theo trục đường 131.
- Hệ thống giao thông của xã có 5 km đê đã được cứng hoá mặt đê trải dọc sông Cầu và sông Cà Lồ, 2 tuyến đường liên xã đường từ Lương Phúc Việt Long đi Cầu Bò Lai Cách xuân Giang dài 2 km, đường Tăng Long Việt Long đi Bắc Vọng Bắc phú dài 2,5 km
- Hệ thống thuỷ lợi:
+ xã có 8 km mương tiêu gồm mương tiêu bờ đọ Thôn tiên Tảo 2 km mương tiêu từ cống 41-> 43 3,7 km, mương tiêu công trường Tiên Tảo 1,5 km, mương tiêu công trường cách mạng tháng 10.1,5 km.
+ 18 km mương tưới của 4 thôn. Trong đó có 4 km mương cứng (Tiên Tảo 2 km, Tăng Long 1 km, Lương phúc 1 km).
+ 5 trạm bơm tưới do địa phương quản lý và 2 trạm bơm tiêu (Công trình cách mạng tháng10 / 1980 và Tram bơm Tiên Tảo do Công ty khai thác côgn trình Thủy lợi Hà Nội quản lý).
Cây trồng chính là: lúa, rau màu các loại như rau ra vị, ngô khoai đậu đỗ...
Diện tích tự nhiên 694,4 ha
+ Đất thổ cư 50,16 ha
+ Đất nông nghiệp 444,1 ha
+ Đất chuyên dùng 124,36 ha
+ Đất ao hồ 16,47 ha
Vị trí địa lý thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Địa hình thuộc vùng trũng.
+Đặc điểm thổ nhưỡng (đất phù sa, đất thịt)
- Dân số 12/2010 = 8373 khẩu = 1.809 hộ.
+ Mật độ dân số 1355 người / km2
+Tôn giáo:Không có.
- Nghề nghiệp: Nghề Gốm ngày xưa tại xóm trại nay là xóm Chiến Thắng thuộc đội 1 thôn Tăng Long,
+ Nghề nghiêp chính: Nông nghiệp
+ Nghề phụ: Nề, mộc dân dụng, TMDV.
Tỷ lệ nam 55%. Nữ 45%
+ Số người trong độ tuổi lao động 4.271 người.
+ Thuộc dân số trẻ
- Những biến đổi địa giới hành chính, tên xã qua các thời kỳ.
+ Trước cách mạng tháng 8/ 1945 Thôn Tăng Long + thôn Lương Phúc + thôn Bắc Vọng thuộc Tổng Tăng phúc, thôn Tiên tảo thuộc Tổng Đan Tảo.
Cách mạng tháng 8 thành công theo chủ trương của nhà nước đơn vị xã được thành lập thay cho đơn vị tổng. tổng Đan Tảo được chia tách. Tiên tảo Lương Phúc được gọi là xã Thiên Phúc. Thôn Tăng Long + Bắc vọng gọi là xã Tăng Long.
Tháng 7 năm 1949 do địa bàn phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xã Dũng Tiến được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Đại Cát và Thiên Phúc, đến cuối năm 1949 do yêu cầu tình hình cách mạng mới huyện lại quyết định hợp 2 xã Tăng phúc (gồm các thôn; Bắc Vọng, Tăng Long, Lương phúc) và Dũng Tiến (gồm Tiên Tảo, Lương Xuân, Đại Phùng,, Ngọc Hà, Xuân Tảo, Đại tảo, Yên Sào, Lai Cách) lấy tên là Dũng Tiến.
Sau cải cách ruộng đất năm 1955 xã Dũng Tiến được tách ra thành Việt Long và Xuân Giang riêng thôn Bắc Vọng được cắt về Bắc Phú. Xã Việt Long gồm có 3 thôn Tiên Tảo, Lương Phúc, Tăng long.
Thôn Tăng Long có xóm Trại Gốm (sau này gọi là xóm Chiến Thắng) ngày xưa có nghề sản xuất Gốm tương đối phát triển, vận chuyển hàng hóa đường sông thuận tiện thuyền bè vào ra tấp nập.
Thôn Đông Ngàn là một chòm tre thường gọi là trại vải. Sau cải cách ruộng đất được vào hợp tác xã giai đoạn 1960 thành đội sản xuất 23 thuộc khu Hành chính Tăng Long. Đến năm 1996 Đông ngàn được chính thức thành lập là một thôn tách từ thôn Tăng Long. Từ khi thành lập đến nay xã không có gì biến đổi về địa giới hành chính.
Truyền thống lịch sử - Văn hóa
Theo sử sách để lại Tổng Tăng Long gồm có 3 thôn: 1. Thôn Lương Phúc 2.Tăng long 3. Bắc Vọng, Thuộc triều đại vua hùng thứ 18. Hùng duệ Vương ngự tại đô vu Việt Trì, Bạch Hạc Giang. Thuộc đạo Kinh bắc (xưa gọi là Vũ Ninh Quận) Thiên phúc Phủ, xưa gọi là Phủ Bắc hà. Tiên Phúc Huyện. Tăng Long Trang. Tuyển ở bản Trang thanh niên cường tráng khoảng hơn 20 người làm chân tay tin cậy đánh giặc Ai Lao hội đồng đem quân đến đóng ở Trang Tăng Long ở 2 địa điểm nhị nội khu, Đại liêu khu, phụ lão cùng nhân dân Tăng long đem lễ nghi, lương thực được hai ông Cao Sơn và Quý Minh đồng ý nhận và cho vàng, bạc để sau mua ruộng, ao mà phụng thờ sau ngài Tô Minh cùng ứng trực tại Tăng Long đánh quân Hán, các ngài cũng mời các cố lão và nhân dân 2 khu nhân dân lập miếu thờ đời nhà Lý và Bà Tiên Dung Công Chúa cùng các tướng quân đề binh trực tuyến đánh thắng giặc Tống nên các nhà vua ban cho 12 sắc phong cho Đình Tăng Long hiện nay vẫn giữ được. Hiện nay ngôi đình Tăng long đang thờ 2 Ngài Cao Sơn, Quý Minh và bà Tiên Dung Công chúa. -
- Với tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân xã Việt long còn để lại dấu tích tại khu thành Tiên Phúc thuộc địa phận thôn Tiên Tảo nhân dân đã đào hào xây thành rộng trên 10 mẫu Tiên tảo 3 mẫu thôn Ngọc Hà 7 mẫu trong thành có 2 ao chứa nước 4 cổng lớn ra vào 4 hướng đông, tây, nam,bắc. có rừng rậm, tàu ô mã viện. Năm 548, thời Triệu Việt Vương, 2 tướng Trương Hống và Trương Hát đã lập căn cứ quân sĩ tại thành Thiên Phúc nhân dân trong xã đã nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ lương thực, thực phẩm động viên con em gia nhập nghĩa quân đánh giặc. Sau khi Trương Hống và Trương Hát mất, nhân dân thờ 2 ông tại đình làng Tiên tảo, tức đức thánh Tam giang và thái úy Lý Thường Kiệt. Đình làng Tiên tảo chỉ cách nơi phát tích của bài thơ Nam quốc sơn hà không xa chỉ khoảng hơn 1 km, đó là đền Trương tướng quân (đền Xà).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập mộc bản khắc năm 1679, quyển số 3 về Nhà Lý đã ghi như sau: " Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được, quân Tống chết hơn 1 nghìn người. Quách Quỳ lui quân,... Người đời truyền rằng Lý Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng ngâm to rằng: Sông núi nước Nam Vua Nam ở, rành rành định phận tại sách trời, cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời... sau đó quả nhiên như thế".
Truyền thống văn hóa
- Những năm chống Pháp, đội du kích thôn Lương Phúc đã từng bắn hạ nhiều tên địch tại bốt Đồng Cao bên kia sông Cà Lồ(Hiện còn một ngôi mộ quan Pháp đúc bằng bê tông gần Đình Xà thuộc Yên Phong-Bắc Ninh). - Có 6 ngôi Đình gồm đình Tăng Long, đình Trại Gốm. Đình Vải, đình Lương Phúc, đình Mom. Đình Tiên Tảo. Đình, Chùa Tiên Tảo, Đình Tăng Long được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố Hà Nội vào các năm 2008, 2010. Đình Tiên tảo được xây dựng lại và khánh thành năm 2012 do Ngân hàng Viettin Banhk tài trợ.
+ 4 chùa gồm chùa Tiên Tảo, chùa Tăng long, chùa Lương Phúc, chùa Đông Ngàn
+ 3 đền, gồm Tăng Long đền Trại gốm, đền xóm Đông thôn Lương phúc,
Từ năm 1947 – năm 1952 khi thực dân pháp mở rộng lấn chiếm vùng trung du Bắc bộ nhằm không cho chúng lợi dụng đình chùa để làm nơi trú ẩn, nhân dân đã phá bỏ, khoảng 20 năm trở lại đây một số đình, chùa, đền được khôi phục đáp ứng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
+2 Đình cũ xóm Trại Gốm và đình Đông Ngàn, 1 chùa của Tiên Tảo đã bị phá trước năm 1952 Đình này hiện nay không thể khôi phục được do nhân dân ra ở từ năm 1980.
- Hàng năm vào tháng 9,10 âm lịch nhân dân lại tổ chức các lễ hội tại đình làng Các lễ hội diễn ra có hội thi chim thôn Tiên Tảo, thôn Lương Phúc nhằm cầu cho nhân dân được bình hoà. Hội vật Lương Phúc vào dịp đầu xuân nhằm phục vụ nhân dân ăn tết đón xuân cầu cho một năm an khang thịnh vượng. Hội chùa Tăng long vào 27/2 (âm lịch được khôi phục năm 2010) nhằm cầu cho quốc thái dân an.
-Truyền thống hiếu học. Trước năm 1930 có trường dạy chữ nho, địa điểm tại nhà cụ tránh Tạ sau một thời gian chuyển lên nhà cụ Độ khoảng 20 học sinh học chữ nho. Gồm có ông Trọng, ông Căn, ông Hiệp, ông Bản, ông Mông học bình dân học vụ, giáo viên dạy quốc ngữ là ông Chiểu ông Duyệt.địa điểm tại Đình Tăng Long, ông Chiểu đỗ Hương sư (tiếng Pháp gọi là sitvica) ông Duyệt đỗ quan 1 (tiếng pháp gọi là Achdidang) thôn Tiên Tảo có cụ Giáp,cụ Trãi, Cụ Sành cụ Kiểm cụ Vị đỗ sơ học.
Có người đỗ Linh thái tổng đốc ông tên là Nguyễn Xuân Duẩn.
Nhân dân có truyền thống lao động cần cù chịu khó sáng tạo trong lao động cách đây hàng trăm năm nhân dân 3 thôn đã đắp 5 km đê sông cầu và sông cà lồ và 5 km đê bao đê bởi bờ ngòi Lương Phúc để chống thiên tai bảo vệ mùa màng.

Hình ảnh về Việt Long, Sóc Sơn, Hà Nội


Trường THCS Việt Long

Dự án bất động sản tại Xã Việt Long, Sóc Sơn - Hà Nội

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Việt Long, Sóc Sơn - Hà Nội

Xã Việt Long gần với xã, phường nào?

Vị trí Việt Long

Ghi chú về Việt Long

Thông tin về Xã Việt Long, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Việt Long, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Việt Long, Sóc Sơn, Hà Nội